Họa sĩ Stephen Savage: Minh họa sách trẻ em là công việc dành cho đứa trẻ bên trong ta

Chúng ta đã quen với việc thường thức nghệ thuật trong phạm vi bảo tàng. Thậm chí xem chiếc TV thế kỉ 21 là một phương tiện thể hiện nghệ thuật hiển nhiên. Trong khi đó, có rất nhiều thiên tài sáng tạo ẩn mình trong một phương tiện thường xuyên không được coi trọng: các ấn phẩm sách trẻ em.

Stephen Savage là một trong những nghệ sĩ làm sách trẻ em sáng tạo và lôi cuốn nhất. Phong cách minh họa sắc bén và gãy gọn của anh cũng khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Những mẫu chuyện ngọt ngào và ngốc nghếch của anh, với nhân vật chính là các con vật trong sở thú và cuộc diễu hành của những chiếc thuyền, tàu lửa và xe tải, là một điểm nhấn tươi vui đầy màu sắc.

Chúng tôi có buổi trò chuyện cùng tác giả quyển Where’s Walrus? với tác phẩm sắp ra mắt And Then Came Hope để chia sẻ suy nghĩ của anh về mọi thứ liên quan.

Anh có cần phải thật sự thấu hiểu tụi nhỏ để viết nên một quyển sách hay dành cho trẻ em không? Nó có giúp ích trong việc làm cha mẹ không?

Tôi biết rất nhiều người không có con cái nhưng lại tạo ra nhiều tác phẩm tuyệt vời. Dù vậy, đối với tôi thì việc trở thành một người cha thật sự đã cải thiện kĩ năng kể chuyện của mình.

Tôi bắt đầu với công việc chỉ thuần về minh họa. Trong một vài tháng đầu từ lúc con gái lọt lòng, tôi có được rất nhiều cảm hứng để vẽ minh họa và viết nên tác phẩm Little Tug. Sau đó là một loạt các quyển sách về phương tiện giao thông ra đời. Tôi đã chìm đắm trong thế giới trẻ thơ và nhận thấy có rất nhiều nguồn cảm hứng.

Tóm lại tôi nghĩ rằng bí quyết nằm ở khả năng khai thác thời thơ ấu của một con người. Nhân vật Max trong tác phẩm Where the Wild Things Are và Peter trong The Snowy Day là phiên bản trẻ con của người sáng tạo ra chúng (Maurice Sendak và Ezra Jack Keats). Các quyển sách ấy trở thành tác phẩm kinh điển bởi cảm giác mang lại vô cùng chân thật.

Anh có lấy cảm hứng từ các nghệ sĩ mỹ thuật đương đại và trước đây, những người có phong cách gần giống với nghệ thuật của tụi nhỏ?

Ai lại không yêu mến sự ngây thơ trong tác phẩm của Henri Matisse? Tác phẩm của Alexander Calder cũng có tính trẻ con và vui tươi ấy. Ba mẹ đã đưa tôi đến buổi triển lãm hồi tưởng của ông năm 1976 tại trung tâm nghệ thuật Walker Art Center ở Minneapolis và ngay sau đó tôi đã tự mình tạo ra tác phẩm điêu khắc ‘rạp xiếc bằng dây’ trong tầng hầm.

Một cảnh trích từ “WHERE’S WALRUS?” (© 2011, Scholastic Press)
lấy cảm hứng từ bức tranh “Nighthawks” năm 1942 của Edward Hopper.

Tôi luôn thích thú với việc đi bảo tàng. Tuy nhiên, ‘mỹ thuật’ không phải là yếu tố thật sự truyền cảm hứng để tôi trở thành nghệ sĩ. Tôi thích các bức minh họa thương mại phong cách cổ điển từ những năm 1920 đến 1950: poster du lịch và thức uống, nhãn hành lí và trái cây, hộp que diêm và biển hiệu. Cũng vì sách trẻ con liên quan đến nghệ thuật kể chuyện, tôi lấy ý tưởng từ phim ảnh và rạp chiếu phim. Tôi cũng mang một chút dấu ấn của Star Wars vào mỗi quyển sách mình tạo ra.

Trích từ THE BABYSITTER FROM ANOTHER PLANET”
(© 2019, Neal Porter Books/Holiday House).

Những quyển sách mà anh viết sẽ có hoặc không có từ ngữ nào. Where’s Walrus? là một ấn phẩm không chữ. Quá trình kể chuyện dựa vào hình ảnh có gì vui?

Việc tạo ra một quyển sách không có chữ rất giống với trò chơi Charades (đây cũng là trò chơi yêu thích của tôi). Bạn sẽ gặp khó khăn khi chỉ có thể kể chuyện bằng tranh ảnh.

Tuy nhiên, thử thách ấy sẽ khiến bạn thể hiện nhiều điều hơn. Nó khiến quá trình giao tiếp trở nên vui vẻ và ngớ ngẩn, đây lại là điều vô cùng phù hợp với trẻ nhỏ. Đồng thời khi bạn thấu hiểu được đối tượng khán giả của mình, đó chính là phần thưởng quý giá.

“WHERE’S WALRUS? AND PENGUIN?” (© 2015, Scholastic)
truyền tải câu chuyện của mình mà không cần đến một từ nào.

Tôi hình dung rằng việc tạo ra một quyển sách trẻ em ấn tượng, độc đáo, được các bậc cha mẹ và người lớn yêu thích là chuyện khá dễ dàng, tuy nhiên dường như điều đó đã thất bại trong việc kết nối với đối tượng khán giả là tụi nhỏ!

Các quyển sách ảnh cần phải thu hút được hai đối tượng độc giả rất khác biệt. Đó là một đòi hỏi khó nhằn. Khi còn là đứa trẻ, con gái tôi thích một quyển sách mà vợ và tôi không thể hiểu được. Những gương mặt ngu ngốc, bố cục lung tung và màu sắc khủng khiếp khiến chúng tôi teo héo.

Đài phun nước là nơi ẩn nấp tuyệt vời trong tác phẩm “WHERE’S WALRUS?” (© 2011, Scholastic).

Có những quyển sách dường như rất phù hợp với người lớn. Nhưng ‘những quyển sách chứa đầy hình ảnh’ đi thẳng vào đầu tụi nhỏ. Tôi nghĩ rằng mình có những quyển sách thu hút được hai đối tượng độc giả này.

Lựa chọn của anh có chịu tác động bởi bất kì nghiên cứu khoa học về cách trẻ con thấu hiểu cốt truyện, màu sắc, hình dạng và các yếu tố khác không?

Bạn nghĩ rằng các nhà xuất bản sẽ áp dụng phương thức khảo sát nhóm hoặc các phương pháp tiếp thị, nghiên cứu khi tạo ra các quyển sách? Tuy nhiên tôi chưa thấy điều đó bao giờ.

Tôi làm những gì các nghệ sĩ và nhà xuất bản sách trẻ em đã làm, là tạo ra những quyển sách cho đứa trẻ bên trong chúng ta. Tôi nghĩ rằng tác phẩm sẽ thất bại khi người ta cố gắng tạo ra thứ mà họ nghĩ tụi nhỏ sẽ thích. Thậm chí quan niệm thường tình là sách cho trẻ cần phải có nhiều màu sắc: Ai nói thế chứ? Khi còn nhỏ, tôi nhớ là mình rất thích những đường nét trắng đen của Calder và Jean Cocteau.

Các quyển sách của anh thường tập trung vào các yếu tố bị đánh giá thấp như một chiếc tàu kéo hay xe tải chở rác?

Tôi nghĩ là mình đang nói về tác phẩm The Little Engine That Could – một tác phẩm cổ vũ sự gan dạ cho trẻ nhỏ. Rất khó để chối từ năng lượng của nhân vật nguyên mẫu ấy bởi nó liên hệ trực tiếp tới tụi nhỏ.

Về mặt thẩm mỹ, tôi thích những đường thẳng trong con tàu, máy bay, tàu hỏa và xe tải. Có ai đó từng nói với tôi là các nhân vật cơ khí ấy lại mang nhiều hơi ấm hơn là những nhân vật con người.

Trích từ “LITTLE PLANE LEARNS TO WRITE”
của Savage(© 2017, Neal Porter Books/Roaring Brook Press).

Anh có cho rằng các quyển sách dành cho trẻ đang dần trở nên thịnh hành trong suốt thập kỉ vừa qua?

Họ gọi nó là ‘thời đại vàng mới của sách dành cho trẻ’. Tôi bước chân vào ngành năm 2004 với quyển sách có tên Polar Bear Night – hợp tác với Lauren Thompson – và lúc đó rất nhiều người hứng thú. Zack Ziegler đã xuất bản một quyển truyện hoạt hình New Yorker hài hước kể về hai siêu anh hùng bay lượn trên bầu trời và nói “Điều tôi thật sự muốn làm là viết sách dành cho trẻ em”.

Tôi chắc rằng việc tập trung vào giáo dục trẻ giai đoạn sớm có liên quan đến việc khiến sách dành cho trẻ em trở nên thú vị. Mọi người phát hiện ra rằng sách thật sự là chìa khóa cho sự phát triển trí thông minh và cảm xúc ở trẻ.

Trích từ “SUPERTRUCK” (© 2015, Neal Porter Books/Roaring Brook Press).

Gần đây anh nhận thấy những thay đổi nào trong ngành?

Tôi vô cùng phấn khích khi thấy rằng nhà xuất bản đang bắt đầu cho ra những quyển sách với nhiều nhân vật và tiếng nói đa dạng, xuất phát từ sự thay đổi trong thái độ của mọi người về dân tộc và giới tính. Mọi thứ chỉ vừa mới bắt đầu và cần tiếp tục diễn ra. Đồng thời tôi cũng phấn khởi khi biết rằng những sinh viên minh họa tôi từng dạy tại trường nghệ thuật thị giác là đại diện cho làn sóng những nghệ sĩ đem đến trải nghiệm đa dạng cho sách dành cho trẻ.

Anh có ‘nguyên tắc vàng’ đơn giản nào dành cho những nhân vật tiềm năng trong ngành sáng tạo nghệ thuật dành cho trẻ không?

Mọi thứ cũng tương tự như cách một vị huấn luyện viên đưa ra lời khuyên: Hãy cứ ném bóng đều đặn mỗi ngày và nó sẽ sớm vào rổ thôi.

Tôi sử dụng hình ảnh ẩn dụ ở đây bởi trọng tâm là phương pháp và quá trình thực hiện chứ không phải sản phẩm cuối cùng. Không ai lần đầu bước vào lớp dạy yoga và mong mình có thể thực hiện được ngay tư thế Handstand Scorpion. Bạn cần phải duỗi người, di chuyển cơ thể, đổ mồ hôi và duy trì tới phút cuối của lớp.

Quá trình thực hiện tác phẩm của anh thay đổi như thế nào theo thời gian?

Công cụ và kĩ thuật của tôi không thay đổi nhiều trong 25 năm trở lại đây. Tôi đã dùng luân phiên Adobe Photoshop và Illustrator. Những công cụ ấy rất tốt cho việc tạo gam màu phẳng và thay đổi màu vô cùng tinh tế trong bức minh họa.

Tôi đã kiểm soát rất tốt phần kĩ thuật số trong nhiều năm nhưng bản thân cũng đang cải tiến công cụ in ấn cho dự án tiếp theo của mình.

Một cảnh trích từ quyển ‘AND THEN CAME HOPE’ sắp ra mắt (© 2021, Neal Porter Books/Holiday House).

Những họa sĩ và nghệ sĩ khác, đưa ra nhận định rằng mỗi bức ảnh đều là chân dung của chính tác giả. Liệu trong các quyển sách Walrus, Supertruck và Little Tug có một phần của bản thân anh trong đó không?

Tôi đoán rằng các nghệ sĩ có xu hướng kể những câu chuyện về nhân vật từa tựa như chúng ta hoặc khiến chúng ta thích thú. Tôi là một fan hâm mộ cực lớn của diễn viên phim câm Buster Keaton. Bề ngoài anh ấy rất bình thường nhưng nội tâm lại vô cùng sâu sắc và phức tạp. Có lẽ anh là hình tượng cho nhân vật Walrus. Tôi cũng yêu mến ‘Supertrucks’ trong thế giới của chúng ta – những con người tài năng và chăm chỉ mà không hề phô trương về điều ấy.

Sự phản chiếu tự thân này là mục tiêu cao cả của người nghệ sĩ. Quan trọng không phải là học cách ‘vẽ tốt’ mà bạn cần thể hiện bản thân trong tác phẩm mình làm.

Tác giả: Lemonade
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

illustration kids art nhân vật phỏng vấn sách cho trẻ

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…