Dự án tranh 100 Ngày tỏ lòng biết ơn: Liều thuốc chữa lành tinh thần cho những ngày sống chung cùng Covid-19
100 người làm trong ngành sáng tạo trên toàn cầu đã chia sẻ những niềm vui của đời thường qua dự án tranh 100 Days of Gratitude (100 Ngày tỏ lòng biết ơn), do họa sĩ Justyna Green khởi xướng, như một cách vượt qua khó khăn về mặt tinh thần trong đại dịch Covid-19.
Họa sĩ London bắt đầu vẽ loạt tranh khi những hạn chế về mặt đi lại do Covid-19 bắt đầu được nới lỏng, theo các ý tưởng từ khắp nơi gửi về theo chủ đề lòng biết ơn, sau khi cô đăng lời kêu gọi trên Instagram và website cá nhân.
Trong suốt ba tháng (từ 12/6 – 21/9/2021), nữ họa sĩ sẽ vẽ đều đặn một bức tranh cho mỗi ngày, tạo ra bộ sưu tập đầy màu sắc.
“100 Ngày tỏ lòng biết ơn” được sinh ra từ ý tưởng rằng ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất của cuộc sống, luôn có điều gì đó để ta cảm thấy biết ơn. Covid đã làm tất cả chúng ta bất ngờ và gặp nhiều thách thức, vì vậy tôi muốn làm một điều gì đó để đưa cộng đồng sáng tạo lại gần với nhau hơn xoay quanh một ý tưởng tích cực và phổ quát.”
Justyna Green
“Chúng ta bắt đầu nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm và tôi muốn hỗ trợ những người sáng tạo đã phải chịu áp lực và trải qua một quãng thời gian dài bất an. Khi việc nới lỏng bắt đầu diễn ra, có vẻ như đây là thời điểm thích hợp để thể hiện rằng điều tồi tệ nhất dường như đã ở phía sau.“
Việc cô sử dụng các khối màu rực rỡ và đường nét bo tròn mềm mại nhấn mạnh “một cảm giác hy vọng và tích cực” song hành cùng việc quay trở lại cuộc sống bình thường.
Đám cưới. Ý tưởng: Arthur Mamou – Mani A Healthy Body (Tạm dịch: Một cơ thể khỏe mạnh). Ý tưởng: Rupinder Bhogal
Một trong số các tác phẩm yêu thích của họa sĩ là tranh đám cưới theo ý tưởng của kiến trúc sư người Pháp Arthur Mamou-Mani. Green cũng rất thích bức vẽ nhà thiết kế Adam Nathaniel Furman trong vòng tay người bà. Người sáng lập kiêm tổng biên tập Marcus Fairs của trang Dezeen chia sẻ niềm hạnh phúc đời thường là bữa sáng với bánh mì nướng với mứt mơ.
Green nhanh chóng nhận nhiều ý tưởng có mô típ lặp lại về các hoạt động hàng ngày như pha cà phê hoặc liên quan đến sáng tạo như làm đồ gốm.
Apricot Jam Toast (Tạm dịch: Bánh mì phết mứt mơ). Ý tưởng: Marcus Fairs Dinner Ritual (Tạm dịch: Bữa tối). Ý tưởng: Sam Jacob
Music (Tạm dịch: Âm nhạc). Ý tưởng: James Greenfield Espresso Pot (Tạm dịch: Ấm pha cà phê). Ý tưởng: Brogan Cox
My Ceramics (Tạm dịch: Những đồ gốm của tôi). Ý tưởng: Marie Cumber Post (Tạm dịch: Viết thư). Ý tưởng: Beatie Wolf
“Đôi khi cần đến những tình huống khó khăn để nhận thấy những điều tuyệt vời đang ở ngay trước mắt mà trước đây chúng ta coi đó là điều hiển nhiên. Những ngày giãn cách đã cho nhiều người trong chúng ta thời gian ở nhà nhiều để thực hiện các dự án sáng tạo và đam mê.”
Thiên nhiên và thú cưng cũng xuất hiện rất nhiều lần. Theo Green, đại dịch đã thúc đẩy mọi người đánh giá lại mối quan hệ của họ với môi trường xung quanh.
“Việc lockdown đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của thiên nhiên và mang đến cơ hội kết nối lại, bởi vì khi mọi thứ đều đóng cửa, ta có thể ra ngoài sân vườn và tìm thấy chút bình yên trong không gian tuyệt vời ngoài trời. Nhận thức và tôn vinh những điều trong cuộc sống hàng ngày mà ta biết ơn sẽ đóng vai trò như một liều thuốc giải độc. Tôi muốn dự án này mang lại nụ cười, xoa dịu nỗi buồn và tạo ra những khoảnh khắc suy ngẫm về lòng biết ơn.“
Rewilding a garden (Tạm dịch: Trồng lại khu vườn). Ý tưởng: Michelle Ogundehin The Times We Live In (Tạm dịch: Thời đại chúng ta đang sống). Ý tưởng: Nik Roope Optimism (Tạm dịch: Lạc quan). Ý tưởng: Justyna Green Peanut Butter (Tạm dịch: Bơ đậu phộng). Ý tưởng: Leon Edler
Thưởng thức toàn bộ những bức tranh của dự án đã ra mắt tại đây nhé!
Biên tập: 19August