9 bài học giá trị nhất đúc kết từ sự nghiệp của 9 nhà sáng tạo thành công

Chúng ta khám phá những thứ mơ hồ với tinh thần hào hứng và sự chuẩn bị kĩ càng, từ đó sẽ trở nên thông thái hơn với bài kiểm tra lòng dũng cảm và những vấp ngã.

Khi nhìn lại sự nghiệp của mình, 9 nhà tư tưởng và sáng tạo đã chia sẻ những khoảnh khắc quan trọng đóng vai trò nguyên tắc để đưa ra quyết định và hoạch định cho tương lai.


1. Học cách ở một mình

Julia Bainbridge là một chuyên gia thành thục 2 khái niệm cô độc và đơn độc cũng như những gì xảy ra giữa 2 trạng thái này. Bài podcast của cô, The Lonely Hour, đã tìm hiểu về chủ đề giãn cách xã hội, yếu tố định hình nhiều khía cạnh trong cuộc sống chúng ta và đào sâu vào giá trị sáng tạo của lối sống đơn độc. Đối với Bainbridge, việc dành thời gian để ngồi lại với bản thân mà không bị chi phối bởi các yếu tố khác chính là lúc mà cô tìm lại chính mình. “Tôi phát huy tối đa tính sáng tạo khi ở một mình – khi tôi đi bộ bình thản và không lắng nghe bất kì thứ gì trên chiếc iPhone. Đó là khi tôi nảy ra nhiều ý tưởng. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của những khoảnh khắc này đối với tất cả chúng ta. Chúng ta thường xuyên cần sự giải trí. Nếu xuất hiện lỗ hổng, chúng ta được dạy rằng phải lắp đầy nó thay vì lắng nghe những ý tưởng.


2. Hãy sử dụng các công cụ xã hội theo cách của bạn

Đối với nhiều người, phương tiện xã hội là yếu tố không mong muốn nhưng cần phải có. Điều này tăng lên gấp bội đối với cá nhân sáng tạo và nhà thiết kế khi họ phải dựa vào môi trường online và tự mình quảng bá bản thân. Sabrina Hall là một người hướng nội và với vai trò của một nhà thiết kế cô đã phải ép mình tìm hiểu cách sử dụng các công cụ này nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Sau những thử nghiệm và sai phạm, cô phát hiện ra rằng việc duy trì sự xuất hiện trên Twitter với nhiều giới hạn là phù hợp với tính cách của mình.

“Tôi luôn nói với bản thân rằng: Tiếng nói của mình có thể không lớn nhất nhưng nó cũng rất quan trọng. Đó là tiếng nói đầy rụt rè của cá tính hướng nội, tiếng nói của người Mỹ La tinh gốc Phi, tiếng nói của người yêu thích đọc sách và niềm đam mê với typography. Tôi vẫn có thể là chính mình, một con người mang cá tính hướng nội online và chia sẻ những gì mình muốn với những người khác trong cộng đồng mà không cần phải đấu tranh giành giựt mấy cái like.”


3. Hỗ trợ cộng đồng

Việc tìm kiếm “người phe mình” có thể là một công cuộc dài hạn cả đời đối với nhiều người. Tác phẩm sáng tạo nở rộ trong môi trường có sự hỗ trợ lẫn nhau. Việc sống trong môi trường có những nhà sáng tạo với tư duy giống nhau cho chúng ta sự tự do để phát triển, thất bại và chấp nhận nhiều rủi ro cần thiết. Đối với Nicole Katz, văn hóa sáng tạo ở Los Angeles đã giúp cô duy trì sự nghiệp khi cầm cương quản lý tại Paper Chase Press, một công ty gia đình bắt đầu từ những năm 1970. Thâm nhập vào thị trường trong giai đoạn suy thoái đỉnh cao là một hành động nguy hiểm, tuy vậy Katz được các nghệ sĩ và nhà thiết kế đầy đam mê hỗ trợ với sự trân trọng dành cho tâm huyết hướng đến chất lượng và cải tiến của doanh nghiệp.

Ngày nay, Paper Chase Press là nơi dành cho văn hóa in ấn chuyên biệt, phát triển với tinh thần tư duy và đầu tư độc lập trong cộng đồng địa phương.“Bạn phải duy trì được cộng đồng đã hỗ trợ bạn,” Katz chia sẻ. “Chúng tôi khiến mọi người thích thú với lĩnh vực in ấn và thực hiện các dự án sử dụng yếu tố này. Đó là nước đi dài hơi: Thực hiện các dự án để tiếp tục hỗ trợ cộng đồng in ấn và phương tiện nói chung.”

Văn phòng chính tại San Francisco của Rapt Studio với hình ảnh của người pha chế thay vì một lễ tân. Hình ảnh bởi Noah Webb.

4. Hãy bám sát danh sách ưu tiên của mình

Đối với David Gallulo, giám đốc điều hành của Rapt Studio, việc tạo tương tác và truyền thông sao cho tự nhiên là điều quan trọng đầu tiên của một doanh nghiệp khi làm việc với nhiều thương hiệu như Ancestry, Dollar Shave ClubDropbox. Cách thức xây dựng đội ngũ và không gian đa dạng của Rapt Studio cũng như việc họ thúc đẩy môi trường kết nối mọi người làm việc trong một dự án đã thể hiện được sự phức tạp của thế giới.

Việc tạo một không gian cho nhiều quan điểm sẽ có đa dạng các thử thách mà môi trường làm việc truyền thống không hỗ trợ. “Đối với khách hàng, khi bắt đầu quy trình chúng tôi không hỏi loại không gian nào họ cần mà hỏi về loại hình tương tác nào mà họ muốn mọi người thực hiện,” Gallulo nói. “Nếu muốn mọi người thể hiện năng lực tốt nhất và nhìn nhận mọi thứ với sự tò mò, bạn không thể khiến họ đứng cạnh một cái bàn suốt 10 giờ đồng hồ mỗi ngày được.”

Việc xem xét lại những giải pháp bình thường hiển nhiên sẽ mang đến nhiều kết quả không ngờ mà vẫn lấy con người làm trọng tâm. Ví dụ điển hình cho điều này là việc thay thế khu vực lễ tân tại văn phòng chính của Rapt ở San Francisco bằng quầy pha chế nước uống. Cách thức đón tiếp tự nhiên này sẽ thiết lập cảm xúc trong tương tác hàng ngày cho đội ngũ và khách hàng của họ.


5. Tinh thần luôn tò mò

Shana Dressler, nhà đồng sáng lập của DLW Creative Labs, tin rằng “tư duy khả thi” là một trong 10 kĩ năng then chốt khi làm việc ở tương lai. Việc cho phép bản thân tiếp xúc với những điều không thoải mái và yếu tố bất ngờ có thể tạo tác động làm thay đổi quá trình hình thành ý tưởng. Điều này có thể gây sốc với hệ thống, tuy nhiên như Dressler có chia sẻ, “Việc thách thức những lối tư duy và làm việc cứng nhắc sẽ giúp hình thành nhiều ý tưởng mới. Hãy cho phép bản thân trải nghiệm những sợ hãi lẫn tuyệt vời và đem tinh thần ấy vào trong công việc.”

Người hòa giải Brad Heckman cũng là một nhà minh họa tài năng.

6. Học cách lắng nghe

Mâu thuẫn gây cảm giác khó chịu, bất tiện và nó là yếu tố không thể tránh khỏi. Tuy vậy mọi chuyện không phải lúc nào cũng xoay quanh các tình huống đầy khủng hoảng và cơ thể thực hiện cơ chế sao chép phòng vệ. Brad Heckman, giáo sư tại trung tâm quan hệ quốc tế trường đại học New York và nhà sáng lập của Viện Hòa Bình New York, đã góp sức truyền đạt chuyên môn của mình đến mọi người từ Viện Hòa Bình đến NASA. Bài học lớn nhất trong khoảng thời gian mà ông dùng để hòa giải các tình huống căng thẳng là mâu thuẫn sẽ không được giải quyết nếu chúng ta không thật sự lắng nghe những gì người khác chia sẻ. “Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng của mình,” Heckman nói, “rằng mọi người đều coi trọng việc được lắng nghe và thấu hiểu hơn bản thỏa thuận chi tiết. Các thỏa thuận và giải pháp đều quan trọng, nhưng được lắng nghe là một bước đệm cần thiết để đạt được những điều ấy.”


7. Ghi chép lại mọi thứ

Việc có thói quen ghi chú lại các ý tưởng gây cảm hứng sẽ giúp bạn nhận ra phương thức hoạt động của tâm trí và cho phép bạn nuôi dưỡng những khái niệm lúc chớm nở. Thậm chí nếu chúng không thành công, bạn cũng không nên để các ý tưởng bị bốc hơi đi mất. “Hãy tạo một quyển ghi chú riêng cho mình,” nhà thiết kế Kelli Anderson chia sẻ. “Các ý tưởng hay không xuất hiện theo lịch trình cụ thể,” do đó bạn nên đảm bảo rằng mình luôn trong trạng thái sẵn sàng để bắt lấy chúng. Bằng cách này, bất cứ khi nào cần cảm hứng dù là cho dự án cá nhân hoặc khách hàng, bạn đều có nhiều ý tưởng để tham khảo. “Vì các ý tưởng hay ho nhất thường xuất hiện trong những khoảnh khắc không lường trước được, hãy tìm ra phương thức lưu trữ phù hợp với phong cách của bản thân, có thể là bằng một chiếc máy thu âm, phần mềm ghi chú trên điện thoại hoặc quyển sổ ghi chép bỏ túi.”

The Type-A pen là một chiếc bút bằng thép không gỉ phong cách tối giản với vỏ ngoài là cây thước kẻ và được cho là viết mãi không hết. Hình ảnh từ CW&T Studio.

8. Cá nhân hóa

Đôi vợ chồng Che-Wei Wang và Taylor Levy là những nhà sáng tạo đứng đằng sau các tác phẩm từ CW&T Studio. Họ chịu trách nhiệm cho từng dự án như “dây nhảy vĩnh cửu” và đồng hồ 100 năm. “Nói đơn giản, mọi thứ được tạo ra đều là những món đồ mà chúng tôi mong muốn dành cho bản thân. Chúng tôi phát hiện ra nhu cầu trong cuộc sống, từ đó thôi thúc tìm kiếm giải pháp. Khi không thể tìm ra một giải pháp hài lòng, chúng tôi làm nó luôn,” Levy chia sẻ. Lắng nghe động lực nội tâm có thể tạo ra tác phẩm trọn vẹn và ý tưởng đáng nhớ nhất. Đối với Wang và Levy, họ đều được thúc đẩy bởi mong muốn truyền cảm hứng về “niềm vui và sự hứng khởi thường trực” từ những người thích thú với sản phẩm của họ.


9. Nhận ra manh mối

Keri Elmsly, giám đốc sáng tạo tại Second Story, là người dẫn đầu các dự án đầy tham vọng với phạm vi rất lớn. Tuy nhiên mỗi lần thực hiện đều kèm theo nỗi thất vọng sâu sắc và cô không thể nghiên cứu những điều đằng sau yếu tố không hoàn hảo mà chỉ mình cô có thể phát hiện. Cô tập trung vào những điều tiêu cực nhiều đến mức bản thân không thể nào bày tỏ sự trân quý công sức của mình và cả đội. Cô chia sẻ, “Tôi nhìn thật sâu vào trách nhiệm và kết nối. Chúng khiến tôi nhận ra rằng: Nếu dự định đảm nhận các dự án lớn mà bản thân chưa hề làm qua, bạn cần phải có kế hoạch khôi phục và nhận ra kiểu mẫu – những thăng trầm mà bạn đi qua. Thật không đáng khi để sự tức giận, thất bại và thất vọng làm hủy hoại mọi thứ.”

Tác giả: Mia Pinjuh
Người dịch: Đáo
Nguồn: 99U

Cùng tác giả

#Tag

bài học creative career lessons personal

iDesign Must-try

Trò chuyện với 6 nhà sáng tạo về việc tìm mục đích sống trong sự nghiệp sáng tạo
Trò chuyện với 6 nhà sáng tạo về việc tìm mục đích sống trong sự nghiệp sáng tạo
Việc tìm ra lý do khiến mình thực hiện những việc hay làm có thể là nền tảng giúp bạn có được phương hướng và ý nghĩa trong công việc.…
8 lý do vì sao bạn nên chia sẻ những gì học được
8 lý do vì sao bạn nên chia sẻ những gì học được
Tôi đang cố gắng thuyết phục mấy đứa bạn chia sẻ một vài trải nghiệm gần đây của họ. Họ đang học được những bài học quý giá và tôi…
Going 30 - Chuyện về những thăng trầm cuối ngưỡng 20 của Kay Mai
Going 30 - Chuyện về những thăng trầm cuối ngưỡng 20 của Kay Mai
“Cảm giác khi chạm ngưỡng 30: Hoang mang, dũng cảm, lạc lối, kỳ cục, đầy cảm hứng, ngập tràn động lực, kiệt quệ, lạc lối lần nữa. Cái *** gì…
Bài học từ thiết kế đồ họa phong cách Thụy Sĩ (Phần 1)
Bài học từ thiết kế đồ họa phong cách Thụy Sĩ (Phần 1)
Phong cách nghệ thuật, kiến trúc và văn hóa Thụy Sĩ đã lan rộng ra "quốc tế" sau những năm 1950 và được những nghệ sĩ trên khắp thế giới…
Những điều tôi đã học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.2)
Những điều tôi đã học được từ Google với tư cách một nhà thiết kế (P.2)
Tiếp tục chuỗi bài học quý báu mà bản thân tôi đã rút ra được trong khoảng thời gian gắn bó cùng Google.
Phát minh máy làm cafe tại nhà đã “giải phóng” phụ nữ những năm 30 như thế nào?
Phát minh máy làm cafe tại nhà đã “giải phóng” phụ nữ những năm 30 như thế nào?
Ngày nay, cứ trong 10 hộ gia đình Ý thì có 9 hộ sở hữu máy Moka Express; từ những năm 1950 đến nay, Bialetti đã bán được hơn 200…