6 điểm cần lưu ý để tạo một Portfolio hấp dẫn

Với tư cách là giám đốc thiết kế của Behance, Matias Corea đã dành rất nhiều thời gian xem xét các portfolio của rất nhiều nhà thiết kế trên thế giới.

Để có cái nhìn sâu sắc hơn: việc gì nên làm (việc gì không nên) khi các nhà các thiết kế Việt Nam muốn tạo cho mình một portfolio hấp dẫn, IDesign xin ghi lại nhận xét và lời khuyên của ông để chúng ta có một sản phẩm trực tuyến sáng tạo và “đánh gục” được bất cứ một doanh nghiệp nào khi nhìn thấy.

1. Xem lại toàn bộ sản phẩm, chọn cái tốt nhất

Hãy dành thời gian xem xét lại toàn bộ sản phẩm mà bạn đã từng làm, và hãy cẩn thận để chọn những sản phẩm mà nó sẽ phù hợp với định hướng sắp tới.

Có một lời khuyên từ cố vấn của tôi là: hãy giới thiệu các sản phẩm mà bạn sẽ muốn làm trong tương lai. Hãy chọn những dự án mà bạn thực sự tự hào, nhìn đẹp nhất v..v

Chọn ít nhất 05 dự án mà qua đó chứng minh được độ “rộng” trong công việc của bạn, nhưng hãy chọn lọc.

Hãy luôn ghi nhớ điều này, vì rõ ràng, việc chỉ có một vài dự án nhưng chất lượng tuyệt vời, sẽ hơn hẳn có vài chục dự án nhưng một vài thứ trong số chúng nhìn “tàm tạm”. Không thể không có một portfolio ấn tượng với việc có các dự án yếu kém.

“Luôn giới thiệu sản phẩm phù hợp với định hướng công việc của bạn trong tương lai”

2. Sử dụng hình ảnh đẹp, và chia sẻ câu chuyện.

Sau khi chọn lựa các dự án hoặc sản phẩm bạn muốn thể hiện, hãy thêm những thông tin về dự án, cũng như quá trình hình thành dự án, hoặc suy nghĩ của bạn để làm sao thể hiện dự án đó tốt nhất.

Có một số lượng lớn người truy cập muốn biết được câu chuyện phía sau quá trình hoàn thành dự án của bạn, hãy suy nghĩ về quá trình thể hiện – từ ý tưởng ban đầu, quá trình phát triển phác thảo và hoàn thành sản phẩm thế nào.

Một nguyên tắc nhỏ là hãy trình bày đoạn miêu tả này đầu tiên, sau đó là những bức ảnh miêu tả chi tiết hơn của từng giai đoạn công việc. Tạo một chút phong cách cho các tấm ảnh là một việc nên làm, miễn làm nó không làm mất đi điều mà bạn muốn thể hiện.

Theo Matias: “ Bắt đầu với đoạn mô tả ngắn về dự án, thêm một tiêu đề có ý nghĩa hoặc gợi ý về điều mà dự án này thể hiện. Bạn phải chắc rằng người xem chỉ cần liếc nhìn đoạn văn ngắn, kèm thêm hình ảnh đầu tiên vừa đủ để người đọc có hứng thú xem toàn bộ dự án.

NOVUM 11/11by Paperlux

Written Portraitsby Van Wanten Etcetera

Citroën DS Line Bookby Laurent Nivalle

Một khi bạn đã quyết định cách bố trí khung để giải thích dự án của bạn như thế nào, hãy tập trung cho việc tìm kiếm những hình ảnh hoản hảo hoặc phương tiện truyền thông để giới thiệu dự án, sau đó bắt đầu tạo một ảnh bìa.

“Khi sử dụng hình ảnh để giới thiệu dự án của mình, điều quan trọng nhất là hình ảnh đó phải “mưu mẹo”, theo lời Matias.

Ảnh bìa giới thiệu không nhất thiết phải là hình ảnh chi tiết trong dự án, bạn có thể thiết kế trang bìa cho mình dựa theo yêu cầu hoặc điểm đặc biệt của dự án. Ví dụ: trang bìa bạn dùng chữ để miêu tả, hãy sử dụng hoặc thiết kế hình ảnh đi theo sao cho hợp lý nhất.

Orlando Aquije Abarcaon theBehance Network

HeydaysontheBehance Network

Andy Gugel, Art Directoron theBehance Network

3. Thiết kế đơn giản, hãy để sản phẩm là cái được tập trung

Khi thiết kế một trang portfolio, cái bạn cần là một trang wesite đơn giản. Cái bạn cần là chính là sự tập trung vào sản phẩm của bạn, do đó, hãy loại bỏ những yếu tố gây nhiễu.

“Trang web của bạn là nơi mọi người tìm thấy công việc của bạn. Trang web quá hào nhoáng, độc đáo sẽ gây khó khăn trong việc tìm kiếm nội dung, lời khuyên này không phải bởi vì tôi yêu thích phong cách thiết kế tối giản” – mà đó là yếu tố quan trọng để bạn tạo ra một môi trường trực quan để giới thiệu công việc của bạn hiệu quả nhất.

"Giao diện đơn giản cũng sẽ làm nổi bật sản phẩm của bạn lên trên nền trang web, vị trí xứng đáng dành cho nó".

Tóm lại, một menu chuyển hướng đơn giản, và một vài tính năng là một trang web cần có là đã đủ. ”Có một portfolio với bộ sưu tập sản phẩm của mình, kèm theo một trang liên hệ tác giả: – đó đã là một trang portfolio tuyệt vời.

Theo Matias, việc chỉ sử dụng một phông chữ, và các thành phần khác phù hợp với font chữ đó, chọn một màu đồng nhất khi nhấp vào liên kết sẽ làm cho thiết kế nhìn đơn giản nhưng vẫn rất đẹp.

bradgeiger.com, built onProSite

iancrombie.netbuilt onProSite

4. Thể hiện quan điểm.

Ở trang giới thiệu, hãy kể về bạn, điểm đặc biệt, quan điểm v..v chứ đừng chỉ tập trung vào công việc. Dưới đây là vài điểm bạn có thể chia sẻ:

  • Chia sẻ quan điểm của bạn: là người làm sáng tạo, bạn phải có quan điểm của riêng mình về nền công nghiệp và thế giới sáng tạo đúng không? Lúc nào bạn sáng tạo nhiều nhất? Mong muốn về nghề nghiệp của bạn là gì?
  • Chia sẻ câu truyện về nghề nghiệp của mình: tại sao bạn lại thích thiết kế? Quan điểm về thiết kế của bạn là gì? Bạn đã lấy những ý tưởng sáng tạo ở đâu v…v
  • Tổng hợp các kinh nghiệm của bạn; Hướng thông tin của bạn với công việc sáng tạo, sự kết nối của bạn với nghề này. Một số suy nghĩ về khách hàng, về tạp chí…
  • Cởi mở; Chia sẻ một số sở thích, những ước mơ mà bạn mong muốn.

"Cá nhân hóa trang "Giới thiệu – About" để nói về BẠN, chứ không phải liệt kê những việc bạn đã làm".

Thêm một vài yếu tố đặc biệt và quảng bá công việc của mình

Nếu có một vài giải thưởng, hoặc đã từng xuất hiện trên báo chí, truyền hình thì sao bạn lại không “khoe” ra nhỉ?

Bên cạnh đó, việc chia sẻ dễ dàng các sản phẩm, địa chỉ của mình trên các phương tiện truyền thông trực tuyến(facebook, twiter…) sẽ giúp bạn tương tác và tìm kiếm độc giả cho mình nhiều hơn.

Nếu bạn có một Blog cá nhân, tại sao không tích hợp vào portfolio của mình? Một blog được cập nhật thường xuyên, sẽ thể hiện bạn là người chuyên nghiệp và chứng tỏ được giá trị của mình.

Matias khuyên: Blog luôn cần cho website của bạn, đừng quên điều đó.

Luôn tươi mới

Cuối cùng, hãy luôn giữ Portfolio của bạn tươi mới, một portfolio tốt nhất khi nó được cập nhật thường xuyên. Do đó, khi có dự án mới hãy nhớ cập nhật ngay lập tức, tuy nhiên, hãy nhớ cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm khi cập nhật.

iDesign.vn dịch từ Behance.

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức Portfolio

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
[UX/UI] 8 kỹ năng thiết kế portfolio giúp bạn tiếp cận nhiều nhà tuyển dụng
[UX/UI] 8 kỹ năng thiết kế portfolio giúp bạn tiếp cận nhiều nhà tuyển dụng
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc UX/UI, bạn cần thể hiện rằng bạn có cả kỹ năng thiết kế giao diện người dùng cũng như kỹ năng thiết…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Liệu nhà sáng tạo có cần một trang web cá nhân giữa rất nhiều mạng xã hội ngày nay?
Liệu nhà sáng tạo có cần một trang web cá nhân giữa rất nhiều mạng xã hội ngày nay?
Quyết định lựa chọn nền tảng nào để thể hiện tác phẩm đều dựa trên tính chất của tác phẩm, cách truyền tải cũng như cách bạn muốn thể hiện…