4 điều khiến lười biếng là một phần quan trọng của sáng tạo

Không phải lúc nào lười biếng cũng là một điều xấu.

Mỗi người đều có một định nghĩa riêng về sự lười biếng và nó là vấn đề về quan điểm cá nhân. Tôi định nghĩa lười biếng là không lãng phí năng lượng với những thứ không cần thiết. Thật không may lười biếng thường bị gắn liền với tình trạng thiếu động lực, ý chí và đôi khi là ngu ngốc.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế, đôi khi sự lười biếng có thể mang lại tác động tích cực cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Ba mẹ, giáo viên và sếp thường nói với chúng ta rằng lười biếng là thứ tồi tệ nhất và lúc nào cũng cần phải chú tâm làm việc siêng năng.

“Sự phát triển không xuất phát từ những người chăm chỉ mà từ những con người lười biếng muốn tìm kiếm cách dễ dàng hơn để thực hiện công việc.” ― Robert Heinlein.

Điều quan trọng ở đây là không được nhầm lẫn giữa lười biếng với trì hoãn hay mong muốn không làm bất cứ việc gì. Lười biếng là không lảng tránh công việc, nhưng vẫn tiết kiệm năng lượng và thời gian.

Lười biếng luôn bị xếp vào loại tính cách tiêu cực. Tuy nhiên, là một cá nhân lười biếng, tôi không bao giờ hiểu được vì sao mọi người lại nghĩ rằng lười biếng luôn là một điều xấu xa.

Đôi khi lười biếng cũng ổn. Nó có thể thay đổi bạn để làm cho cuộc sống và sức khỏe tinh thần trở nên tốt hơn.

Dưới đây là 4 lợi ích mà sự lười biếng mang lại giúp bạn sống tốt hơn.

1. Gia tăng năng suất

Những người lười biếng sẽ không thích dành nhiều thời gian hơn mức cần thiết cho một công việc cụ thể. Họ biết được bản thân có bao nhiêu năng lượng và sẽ từ chối lãng phí nó cho một việc làm.

“Lười biếng là nhân tố khiến bạn nỗ lực hết mình để giảm thiểu tiêu hao năng lượng tổng thể.” – Larry Wall.

Lười biếng sẽ ngăn bạn theo đuổi những phiêu lưu hay công việc không có triển vọng. Bạn sẽ nghĩ ra nhiều cách và công cụ giúp hoàn thành công việc với thời gian và công sức tối thiểu.

Đó là lý do vì sao hầu hết những người lười biếng không làm ngoài giờ. Họ hoàn thành tất cả công việc được giao trong giờ làm việc, vì thế họ không cần phải nỗ lực thêm hoặc dành thêm thời gian để hoàn thành công việc ấy.

Bằng cách đó, họ sẽ có nhiều thời gian để giao thiệp với mọi người hoặc tập trung vào sở thích riêng. Họ sẽ duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc tốt hơn.

2. Kích thích sáng tạo

Người lười biếng sẽ làm hết sức để nghĩ ra những cách hoàn thành công việc đầy sáng tạo. Vì hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn, những người lười biếng sẽ có nhiều thời gian để nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo.

Những người lười biếng thường là nguồn ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Hãy nghĩ về những nhân vật sáng tạo nhất trong lịch sử. Ví dụ, Leonardo Da Vinci mất 15 năm để hoàn thành bức họa Mona Lisa nổi tiếng! 15 năm để hoàn thành một bức họa kích thước khá nhỏ (67×53 cm). Và được biết ông là một con người cực kì lười.

Những nhà sáng tạo, nhà tư tưởng và nhà văn nổi tiếng khác cũng có tính chất lười biếng. Như Newton, Picasso Einstein đã tạo được tác động phi thường đến thế giới dù có lười biếng như thế nào.

“Tôi luôn tuyển người lười biếng để làm việc khó khăn bởi họ sẽ tìm ra cách thực hiện nó dễ dàng.” – Bill Gates.

Những người này trông giống như không làm gì cả. Trong khi về mặt vật lý thì có thể họ không làm gì nhưng tâm trí họ vẫn luôn lang thang khắp miền sáng tạo để nghĩ ra những ý tưởng mới và dự tính cách thực hiện chúng.

Khi thời gian của bạn không bị những công việc phụ chiếm lấy, tâm trí có cơ hội để mở mang và trải nghiệm tư duy sáng tạo.

3. Giảm thiểu căng thẳng

Những người lười biếng có một phương châm phổ biến là làm việc thông minh chứ không chăm chỉ. Họ sẽ không bao giờ chuyển từ một công việc sang cái khác mà luôn nghỉ ngơi để tái tạo và định thần.

Họ sẽ không làm nhiều việc cùng lúc, do đó sẽ thấy thoải mái và ít căng thẳng hơn. Lười biếng sẽ mang lại giấc ngủ tốt hơn bởi người lười sẽ không bao giờ làm việc nhiều giờ liền để khiến bản thân kiệt quệ.

Kết quả là gì? Họ nghỉ ngơi đầy đủ và tránh khỏi tình trạng kiệt sức.

Khả năng tránh làm việc liên tục của người lười biếng tạo ra khoảng thời gian để tâm trí họ được du hành và thúc đẩy sáng tạo.

“Thật tốt khi có thể làm những điều mang lại cảm giác thư giãn trước giây phút đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc đời.” –Paulo Coelho.

Nhiều người coi lười biếng là thiếu tập trung hoặc không năng suất nhưng thật sự điều đó không đúng. Những ý tưởng vĩ đại hiếm khi xuất hiện nếu người ta quá bận bịu để hoàn thành và tổ chức công việc.

Những con người chăm chỉ và hướng đến công việc thường làm công cho đối tượng có ý tưởng và tầm nhìn lớn lao. Những tầm nhìn và khái niệm ấy thường xuất phát từ khoảng thời gian mà người ta đang ở trạng thái thả lỏng hoặc thư giãn.

4. Biến bạn thành chuyên gia phân bổ công việc

Quả nhiên những người lười biếng thường không thích làm việc nhiều. Nếu có cơ hội phân bổ công việc cho người khác, người lười biếng sẽ bắt lấy cơ hội ấy ngay lập tức. Họ sẽ vui vẻ để chia sẻ công việc.

Những người lười biếng cực kì giỏi trong việc tìm người phù hợp để giao việc bởi họ không muốn phải tìm đến những phương án thay thế hoặc tái phân bổ công việc.

Hơn nữa, khi đảm nhận các vị trí quản lý, những người lười biếng sẽ hạn chế quản lý tiểu tiết và tránh những cuộc họp quá dài và không cần thiết. Thay vào đó họ sẽ tập trung và hình dung những câu hỏi tổng quan cũng như hướng dẫn người thực hiện công việc sao cho hiệu quả nhất có thể.

Kết luận

Hãy cứ lười biếng và làm ít thôi, nhưng làm ít mà thông minh có thể mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe của bạn. Mỗi người cần thanh lọc cuộc sống của mình, tập trung vào những điều quan trọng và dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

Hãy nhớ rằng mọi thứ trong cuộc sống sẽ vận hành tốt nhất khi có sự tiết chế và lười biếng cũng không khác gì. Hãy cứ lười biếng, tuy nhiên cố gắng đừng trì hoãn công việc bởi đó là hai điều hoàn toàn khác nhau.

Lười biếng không đồng nghĩa với không muốn làm việc chăm chỉ. Thay vì vậy nó có nghĩa là không muốn làm việc chăm chỉ hơn mức cần thiết.

Vì thế, từ giờ trở đi hãy cho phép bản thân được lười biếng, thư giãn và có thời gian nghỉ ngơi.

Tác giả: Sara A. Metwalli
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

helps laziness lười biếng personal growth

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
‘Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’ là ví dụ cho hai phương thức sáng tạo rất khác biệt, dù có chung một hình thức là comic strip (các khung truyện tranh…
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
Có thể rất khó để giữ được tự tin, thậm chí khi mọi thứ quanh ta rất thanh bình. Và thật không may thời gian gần đây mọi thứ không…