4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo

Có thể rất khó để giữ được tự tin, thậm chí khi mọi thứ quanh ta rất thanh bình. Và thật không may thời gian gần đây mọi thứ không hề yên ả với Covid. Khi chúng ta bắt đầu đối mặt với càng nhiều những thứ không chắc chắn thì sự tự tin càng dễ trôi đi mất.

Tuy vậy, giờ có thể là lúc thích hợp để dừng chân và đánh giá sự tự tin trong bạn cũng như người anh em của nó – là ngờ vực. Dưới đây là một vài lời khuyên để tận dụng sự tương quan giữa chúng sao cho phù hợp và dùng ngờ vực để nuôi dưỡng khả năng bản thân thay vì bị đè bẹp.

1. Giữ vững lập trường

Về mặt cá nhân, sự ngờ vực bản thân có khả năng lén lút thâm nhập vào tất cả mọi thứ, trở thành một trạng thái tạm thời thay vì là một góc trong tính cách cá nhân. Sau khi trò chuyện với bạn bè và đồng nghiệp, tôi biết mình không phải là người duy nhất.

Khi không chắc chắn trong một tình huống nào đó, tôi thấy tốt nhất là nên dừng lại và kiểm tra một cách khách quan nhất có thể. Cơ sở kiến thức của mình và những kĩ năng mình có là gì? Thiếu kiến thức có thể bù đắp và xác định được kĩ năng giúp tôi học hỏi nhanh hơn.

Lời khuyên: Hãy cụ thể hóa những câu hỏi này chứ đừng hình dung cho có. Thay vì cố gắng xác định năng lực cơ bản của con người mình – tư duy khiến bản thân bị cuốn vào vòng xoáy suy nghĩ – hãy tập trung xem xét liệu mình có khả năng giải quyết công việc hiện tại hay không. Nếu câu trả lời là có (thậm chí ngập ngừng) thì hãy tập trung tìm hiểu lý do.

Mẹ tôi là một trong những người tự tin nhất mà tôi từng biết. Tuy nhiên vì cũng là con người, có những lúc bà cảm thấy bấp bênh trong công việc. Một trong những lần đó là năm 1986, khi bà 30 tuổi, sống tại San Francisco và vừa nhận được một công việc thiết kế đồ họa tốt tại một mạng lưới truyền hình địa phương. Lúc đó có hơn 100 ứng viên. Đội ngũ làm việc toàn nam, ngoại trừ sếp của bà, người ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.

“Mẹ đã vô cùng lo sợ bởi mẹ chỉ tham dự một lớp đồ họa máy tính và chưa bao giờ làm việc trong lĩnh vực truyền hình,” bà nói với tôi. Bà rất may mắn bởi sếp là một quản lý giỏi. “Cô ấy nói là cô ấy từng được nhận vào làm vì có kĩ năng cần thiết, còn những yếu tố khác liên quan đến máy tính là thứ mà họ có thể hướng dẫn cho ta dần dần.”

Dù vậy lúc đó vẫn rất khó khăn. Bà cần phải học cách vận hành một số loại máy móc và đưa đồ họa lên sóng truyền hình. Lúc đầu, mọi thứ vô cùng kinh khủng. Bà phải đi làm, về nhà và tiếp tục làm việc miệt mài với những bản hướng dẫn đến lúc đi ngủ. Bà mắc lỗi sai và học hỏi từ đó. Trong 3 hoặc 4 tháng, bà học hỏi thêm được nhiều điều hơn bà nghĩ mình có thể, phần lớn là bởi sếp bà có niềm tin vào tiềm năng của bà.

Không phải tất cả chúng ta đều may mắn có được người sếp như thế. Do đó, bạn cần tự nhắc nhở chính mình rằng chỉ vì bạn không biết mọi thứ ngay lúc này không có nghĩa là mặc định bạn sẽ thất bại. Nếu bạn được tuyển dụng, thăng chứng hoặc ở trong môi trường chuyên nghiệp đầy thách thức khiến bạn bức phá giới hạn của bản thân – thì tất cả xảy ra đều có lý do.

“Với tôi, nếu một điều mới mẻ xảy ra và tôi chưa biết làm gì cả… lỡ tôi không giỏi làm việc đó thì sao?” danh hài và diễn viên Sasheer Zamata chia sẻ với New York Magazine trong một video về hội chứng kẻ mạo danh, “Tuy nhiên tôi đủ khôn ngoan để nhận ra rằng không có lý do gì mà nếu thứ gì đó mới xảy ra thì mình lại mất đi tất cả kĩ năng và không còn tài năng nữa.”

2. Chịu chơi

Đa số chúng ta không tự nhiên trở thành chuyên gia và năng lực cần tôi luyện mà thành. Cristina Alonso từ nhỏ đã yêu thích việc nghiên cứu trong báo chí. “Từ lúc học ở trường cấp 2, tôi thích đọc sách trong nhiều giờ liền và đắm chìm trong một chủ đề nào đó,” cô chia sẻ. Công việc phỏng vấn lại là một câu chuyện khác. “Tôi từng rất GHÉT phỏng vấn mọi người. Bản thân luôn rất lo lắng rằng câu hỏi của mình có thể trở nên ngu ngốc hoặc dễ đoán.”

Mọi thứ không trở nên dễ dàng hơn qua từng ngày. Alonso trở nên thoải mái hơn với việc phỏng vấn bằng cách luyện tập nhiều hơn và giờ đây cô trở thành một người viết nội dung cho Travel + Leisure México. Cô làm công việc phóng viên chuyên nghiệp trong hơn 6 năm. Cô càng thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn thì rủi ro phát sinh ngày càng thấp. Điều này cho phép cô thư giãn và tận hưởng quá trình làm việc thay vì cứ phải dự tính mỗi hành động của mình. “Tôi không thấy mình cần chứng minh bản thân là một người phỏng vấn siêu thông minh,” cô chia sẻ. “Tôi coi nó như một cuộc trò chuyện để mình tìm hiểu một ai đó và họ sẽ chỉ cho tôi biết họ làm gì và là ai.”

Chịu chơi không chỉ là “giả vờ nhập vai”, dù đôi khi nó cũng có ích đấy. Thay vì vậy, thông qua việc đào sâu và làm những việc mà bạn không thật sự sẵn sàng, kĩ năng của bạn sẽ bắt đầu cải thiện khi bạn thực hành nhiều hơn.

3. Đặt câu hỏi với người khác

Từ kinh nghiệm cho thấy, việc che giấu bất an thường chỉ khiến nó tồi tệ hơn. Khi bản năng cảm thấy không chắc chắn, việc đặt câu hỏi với người khác bỗng trở nên rất khó – tựa như bạn tình cờ là tâm điểm dù không muốn bị chú ý vậy. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, câu hỏi là nhân tố quan trọng. Bạn càng cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi để làm rõ mọi thứ hoặc thể hiện sự giúp đỡ với người khác, quá trình thực hiện mọi thứ sẽ trở nên trơn tru hơn.

Với vai trò của một phóng viên, tôi cảm thấy điều này rất đúng. Trong giai đoạn đầu của con đường sự nghiệp, tôi rất ghét phải dừng cuộc phỏng vấn lại để đặt câu hỏi làm rõ hay thừa thận rằng bản thân đã không hiểu được điều gì đó. Tôi sợ rằng những điều ấy sẽ khiến tôi trông không có năng lực hoặc trở nên ngu ngốc. Sự chống cự này luôn khiến tôi đau khổ. Rất khó để có thể viết một câu chuyện hay ho và dễ hiểu khi bạn không hiểu chủ đề.

Khi trở nên thoải mái hơn với việc phỏng vấn người khác bằng cách luyện tập nhiều, tôi cảm thấy mình giỏi đặt câu hỏi “cơ bản” hơn. Khi khả năng ngừng lại và hỏi để làm rõ được cải thiện thì kĩ năng làm phóng viên của tôi cũng vậy – một chu kì tự củng cố chính nó.

4. Nghi ngờ bản thân

Với lượng vừa đủ, việc tự vấn bản thân có thể cải thiện cách bạn tiếp cận mọi thứ. Điều này đòi hỏi bạn phải duy trì sự cân bằng khi xác định những điểm yếu của bản thân mà không bị cuốn vào tuyệt vọng. Quá trình phát triển này khởi đầu bằng việc tập trung vào những gì mình cần cải thiện và tìm kiếm lời khuyên, thông tin và hỗ trợ cần thiết.

“Tôi nghĩ việc tự vấn bản thân một chút là rất lành mạnh và nó khiến bạn đặt nghi vấn liên tục,” tiến sĩ Kate Marvel, nhà khoa học thời tiết và nhà văn chia sẻ với New York Magazine. “Đó là những thứ chúng tôi làm trong khoa học – luôn phải đặt câu hỏi.”

Việc nhìn nhận bản thân không phải là yếu tố chống lại sự tự tin mà là công cụ để đạt năng suất cao hơn. “Thật ra điều này rất quan trọng đối với bản thân tôi,” diễn viên Greta Lee chia sẻ. “Yếu tố tiêu cực này là thứ mà tôi đã học cách chấp nhận theo một cách khá kì lạ.”

Đối với Alonso, tự tin phức tạp hơn nhiều so với cảm giác nắm quyền hoặc năng lực trong bất kì tình huống nào. Điều đó liên quan đến “việc tin tưởng bản thân, tài năng và thế mạnh của mình, đồng thời cũng có nghĩa là cho bản thân cơ hội để học hỏi và phát triển,” cô chia sẻ. Định nghĩa này sẽ bao hàm những bất an, đồng thời nó cũng tạo cơ hội để bạn xem lại mình, lắng nghe và học hỏi thay vì cứ kìm nén chúng.

Tác giả: Laura Entis
Người dịch: Đáo
Nguồn: 99U

Cùng tác giả

#Tag

confidence hội chứng kẻ mạo danh personal growth self-doubt tự tin đảo

iDesign Must-try

Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Để khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu, bạn cần phải thể hiện nhiều hơn là vẻ đẹp về mặt hình ảnh. Trong phần 2 của bài viết này, các…
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Nếu bạn đang muốn tạo dựng một thương hiệu, tân trang lại mọi thứ hoặc đơn giản là muốn cập nhật các phong cách xây dựng thương hiệu mới nhất…
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hoạt động cắt dán thúc đẩy phá vỡ các quy tắc và kết hợp những yếu tố khác nhau theo nhiều cách bất ngờ. Hãy cùng iDesign khám phá một…
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 2)
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm qua các bức tranh nổi tiếng về loài chó, khỉ và cừu cùng những câu chuyện thú…
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 1)
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 1)
Từ những bức tranh trong hang động cổ xưa đến những tác phẩm sống động khắc họa các loài vật, những bức tranh về động vật nổi tiếng đã xuất…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…