Quá trình tạo nên nghệ thuật 2D trong thế giới 3D giữa lòng Los Angeles

Video bắt đầu bằng các nét vẽ dạ quang và hình động vật bay qua những con đường vắng vẻ ở Los Angeles, thắp sáng trong màn đêm; chúng nhảy múa, dâng trào và cuộn tròn qua từng góc phố, chúng biến cõi trần thành một không gian nghệ thuật và cảm hứng thuần túy. 

Các video này là sự kết hợp của nghệ thuật vector, phim và đồ họa chuyển động; đồng thời là những tác phẩm nhận diện thương hiệu trong hội nghị Adobe MAX 2018.

Lấy cảm hứng từ Night Stroll của Tao Tajima, nhóm sáng tạo Adobe đã hợp tác với ba nghệ sĩ với ba phong cách hoàn toàn khác nhau để tạo nên minh họa vector, gồm: Yo Az ở Paris, Melissa So ở Sydney và Michela Picchi ở Berlin. Sử dụng nghệ thuật 2D, kết hợp cùng các cảnh quay trên đường phố LA, nhóm nghệ sĩ đã tạo ra những mẩu chuyện nhịp nhàng tái hiện cuộc sống.


Nghệ thuật 2D trong thế giới 3D

Giám đốc đồng sáng tạo Dan Cowles phụ trách camera và video cho biết: “Chúng tôi yêu thích ý tưởng của Tao Tajima về việc kết hợp giữa môi trường trong thế giới thực với nghệ thuật tổng hợp tuyệt đẹp, nhưng chúng tôi muốn làm cho nó phù hợp hơn với khán giả bằng cách sử dụng siêu phẩm sáng tạo MAX và biến nó thành đặc trưng của LA.

Cowles đã chụp ảnh ba địa điểm đặc biệt ở LA: trung tâm thành phố hiện đại, trung tâm thành phố cổ điển và khu vực Hollywood/Sunset. “Chúng tôi đã quay trong các khu phố LA cổ điển, cố gắng tránh các địa điểm giống nhau và những địa điểm quá quen thuộc“, ông nói. “Chúng tôi muốn ghi lại sự rung cảm đối với LA và một số địa danh khác, nhưng cũng cố gắng miêu tả những cảnh quen thuộc này theo cách mà bạn thường không nhìn thấy chúng. Vì vậy, bạn ngay lập tức biết đó là LA, mặc dù bạn đang nhìn thấy nó từ một góc nhìn hơi khác.”

Để quay video, Cowles đã có “một phi hành đoàn nhỏ” nhanh nhẹn, do đạo diễn hình ảnh Mike Burton đảm nhiệm chính, họ sử dụng máy ảnh RED Vista để quay các video nền 8K. “Chúng tôi cần có 105 shot phim trong ba đêm. Vì yếu tố phản xạ sẽ thể hiện tốt trên mặt đường ẩm ướt, đội ngũ đã dùng một chiếc xe tải để tưới ướt vài địa điểm, có hai vị cảnh sát đã giúp chúng tôi phong tỏa một số tuyến đường“.

Cowles và đồng giám đốc sáng tạo Kashka Pregowska-Czerw đã mời ba nghệ sĩ có phong cách phù hợp với sự rung cảm của từng khu phố để sáng tạo nên câu chuyện cho từng khu vực. “Tác phẩm của Yo Az mang yếu tố siêu thực, và chúng tôi yêu thích ý tưởng về những con vật được cách điệu chạy quanh từng con đường vắng của trung tâm thành phố“, ông Cowles nói. “Các phương pháp xử lý của Mel Melissa được thể hiện độc đáo ở trung tâm thành phố LA cổ điển và tác phẩm nghệ thuật của Michela thì có cảm giác như đến từ thập niên 1970 – phong cách cổ điển của Hollywood“.

Các nghệ sĩ nhận được bản thiết kế thô của video nền để tham khảo: không có kịch bản, không có cốt truyện, không có thông điệp chính. “Chúng tôi muốn các nghệ sĩ tạo ra tác phẩm 2D phù hợp với từng không gian và tự kể câu chuyện của riêng họ“, Cow nói. Ý tưởng đằng sau dự án, theo Pregowska, là để “đưa ra tiếng nói của các nghệ sĩ đến từ những địa danh và những ngành nghề khác nhau trên thế giới, quan sát xem họ sẽ chiếm lĩnh không gian như thế nào, nghệ thuật của họ sẽ trở nên sống động như thế nào ở LA.”

Mỗi họa sĩ đã tạo ra 10 đến 20 hình minh họa trong Adobe Illustrator CC và đưa ra ý tưởng sơ bộ về trình tự. Từ đó, nhóm sáng tạo Adobe sẽ xây dựng cốt truyện, hoạt ảnh và kết hợp nghệ thuật thành những câu chuyện hấp dẫn.

Lettering bởi nghệ sĩ Melissa So 

Định hình phong cách

Phần khó nhất, Cowles nói, là tìm ra một phong cách hoạt hình phù hợp với từng nghệ sĩ. “Đối với Yo Az, chúng tôi hướng đến phong cách neon. Với ý tưởng Melissa So, nó dựa trên các mảnh phát sáng LED dạng hạt. Còn Michela Picchi là một dạng sơn phát quang. Trong cả ba trường hợp, chúng tôi đã cố gắng sử dụng các dạng ánh sáng từ thế giới vật lý và đưa chúng vào không gian 3D.”

Nhà thiết kế đồ họa chuyển động Steve Ogden chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp hoạt ảnh trong After Effects. “Chúng tôi bắt đầu bằng cách thiết lập một số phương pháp xử lý“, chuyên gia Ogden cho biết, “cách để chúng đúng với tác phẩm gốc nhất có thể là tách biệt các hình minh họa trong không gian bằng After Effects 3D, nhưng lại cho cảm giác như chúng tồn tại trong bối cảnh ấy. Các cảnh quay RED và các hiệu ứng After Effects cho phép chúng tôi tạo ra những kết quả đáng kinh ngạc, chúng tôi có thể tô màu và điều chỉnh các phân cảnh, nhưng nó vẫn giữ lại tất cả các chi tiết cần trong các cảnh quay.”

Sau đó chúng tôi tập trung vào các hành vi và thực hiện một loạt các bài kiểm tra chuyển động. Cả nhóm bắt đầu xem xét về âm nhạc và sự hài hòa giữa chuyển động và âm thanh.” Ogden tiếp tục. “Mỗi thử nghiệm chỉ lấy một phần nhỏ của hoạt ảnh và tạo ra một kết quả hoàn hảo cho các yếu tố sẽ di chuyển, phát sáng và phản xạ.

Quá trình tạo chuyển động của Melissa So

Chúng tôi đã có một số cuộc trò chuyện tuyệt vời trong suốt quá trình làm việc: ‘Tác phẩm nghệ thuật này hoạt động như thế nào? Chúng có phải là một bảng hiệu neon? Hay là một bảng đèn LED? Chúng có thú vị không? Chúng có lan man không? Chúng có một điểm đến không? Chúng có tuân theo trọng lực và vật lý không?”. Tất cả những cuộc trò chuyện đó đã được trả lời. Họ đã thiết lập một cấu trúc để đưa ra các quyết định sáng tạo liên quan đến chuyển động, ánh sáng và bố cục, tất cả kết hợp với nhau thành một thứ gì đó gắn kết và hấp dẫn.

Sử dụng phần lớn trình theo dõi camera After Effects, Odgen gắn khớp chuyển động của camera cầm tay với cảnh quay trên camera After Effects của đồ họa. “Đây là một điều thú vị, khi bạn thiết lập tất cả các hoạt ảnh của mình, sau đó thả toàn bộ chúng vào một cảnh camera đã được quay và thấy nó trở thành một phần của cảnh quay đó“, ông nói.

Sau đó, phương pháp xử lý của ông ấy đã hướng dẫn và xây dựng một công thức tổng hợp: một lớp cho cảnh quay, một lớp cho nghệ thuật, một cho phát sáng, một cho quầng sáng hào quang rộng, một cho ánh sáng và một cho phản xạ. “Mỗi cảnh có 10 đến 20 lớp trong cảnh quay cuối cùng” theo Odgen, “nhưng vì mọi thứ đều là hoạt ảnh của After Effects, nên chúng tôi có thể xây dựng nó theo cách tạo ra sự thay đổi chuyển động, để không phải thiết lập lại đồ họa trên máy tính. Tất cả các thay đổi sẽ xếp tầng vào tổ hợp cuối cùng của chúng tôi.”


Tin vào những điều không thể

Sự lôi cuốn từ ánh sáng và phân chia chúng thành nhiều thành phần có lẽ là điều tôi học được nhiều nhất“, Ogden nói. “Chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về hành vi khúc xạ và chiếu sáng, để đảm bảo rằng nếu ánh sáng di chuyển một chiều trong một cảnh, thì nó sẽ làm tương tự trong lần tiếp theo. Bí quyết là phát minh ra một đồ họa 2D chiếu sáng cảnh. Hình minh họa không chỉ đứng ở đó, mà nó đang thắp sáng không gian xung quanh, vì vậy, ánh sáng của nó bật ra khỏi cửa sổ, hoặc ra khỏi một bức tường, đường phố.”

Quá trình tạo chuyển động của Yo Az

Chúng tôi phải có đến 200 hình ảnh tham khảo về các bảng hiệu neon để tìm ra cách thức phát sáng của đèn neon thực sự“, Ogden nói. “Cuối cùng, nó là một hỗn hợp gồm khoảng bảy lớp: màu sáng chói của ánh sáng bên trong tàu điện, khu vực bên ngoài xung quanh tàu điện, không gian xung quanh, và sau đó là lớp ánh sáng dịu hơn trên các bề mặt mà nó chạm vào. Phải có rất nhiều lớp mới có được ánh sáng và sự phản chiếu đó.”

Họ luôn thêm chuyển động vào những ánh sáng ấy, để nghệ thuật thể hiện theo cách mà bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy: một bảng hiệu neon bay xuống đường. Vì vậy, để tạo độ chân thực nhất, cả nhóm đã phải cho mọi người thấy một khung cảnh mà họ đã từng thấy. Nhưng đó không phải là điều đơn giản, để làm điều này toàn bộ khung cảnh phải hòa trộn một cách tinh tế giữa ranh giới thực và ảo.

Để có được phản xạ chân thực, Odgen đã sử dụng kỹ thuật đa camera trong After Effects. Mỗi sự phản chiếu chỉ là một điểm khác nhau, theo anh, để có thể phản chiếu khỏi nhiều bề mặt khi camera di chuyển, bạn cần ba vị trí khác nhau với ba camera khác nhau. Những góc máy cho các bề mặt khác nhau, đồng bộ hóa hàng trăm khung hình chính và thông số ở mỗi góc camera. Kỹ thuật này cho phép bạn tạo hiệu ứng trong một vị trí duy nhất, nhưng vẫn giữ máy ảnh và theo dõi thông tin riêng biệt trong ba vị trí khác nhau, theo ông Hayden. Đây là một công cụ tiết kiệm thời gian rất lớn.


Âm nhạc tạo nên câu chuyện

Tạo một cốt truyện với những thách thức khác nhau, thay vì bắt đầu bằng một kịch bản, nhóm đã làm việc với các nghệ sĩ âm nhạc để tạo ra câu chuyện qua chuyển động của hoạt ảnh. “Trước đây, các nghệ sĩ chưa từng làm việc trong lĩnh vực chuyển động, vì vậy họ không quen thuộc với dòng chảy trong cảnh quay và cách biên tập“, ông nói. “Nhưng họ rất linh hoạt trong việc cho phép chúng tôi diễn giải các minh họa vectơ thành một thứ hoạt động từ nhịp này sang nhịp khác, để kể một câu chuyện.”

Đối với dòng tường thuật tổng thể, Ogden phụ thuộc rất nhiều vào nhạc nền. “Tôi đã nghe nhạc cho các tín hiệu, sự ảnh hưởng của nhịp điệu và tốc độ đối với hoạt ảnh. Điều thúc đẩy mỗi cảnh tôi làm là có một cốt truyện để có thể đưa ra quyết định tiếp theo. Nó có thể là một cụm từ trong bài hát, hoặc một nhạc cụ xuất hiện: đó là cách để quyết định thời gian của bạn.”

Ogden nói rằng âm nhạc tạo ra tác động lớn đến cách bạn cảm nhận về tác phẩm. “Đây là những con đường vắng vào ban đêm, thông thường bạn sẽ cảm thấy cô đơn, nhưng âm nhạc mang đến cảm giác sống động trong cảnh quan này. Vì vậy, bạn sẽ gặp những người du lịch một mình trong thành phố, đến với nhau trong một thế giới rộng lớn và hội ngộ tại MAX, nó được diễn tả ở điểm khóa logo cuối của video“, ông nói.

Dự án này sẽ mang đến một sự khởi đầu thỏa mãn” – Ogden cho hay. “Bạn có thể không nghe bản tóm tắt sáng tạo cứng nhắc ở hội trường. Nhưng thay vào đó, chúng tôi sẽ quay những thước phim tuyệt đẹp, những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, một bản nhạc tuyệt vời và tài liệu tham khảo đầy cảm hứng của Tao Tajima, và hãy cùng đón xem câu chuyện này diễn ra như thế nào nhé!


Biên tập: Thao Lee

Tác giả: Serena Fox

Nguồn: create.adobe

Cùng tác giả

#Tag

2d art adobe max 2018 Contemporary LA Downtown led los angeles max 2018 MAX Identity 2018 Melissa So Michela Picchi neon Tao Tajima Yo Az

iDesign Must-try

‘Bịa’ ra câu chuyện ẩn để tạo tính cách và tu sửa trạm chữa cháy 100 năm thành khách sạn thời thượng
‘Bịa’ ra câu chuyện ẩn để tạo tính cách và tu sửa trạm chữa cháy 100 năm thành khách sạn thời thượng
Trú ngụ trong một trạm chữa cháy từ năm 1927 ở Art District tại Los Angeles – khu vực đã phát triển từ một khu công nghiệp thành một trong…
Ra mắt Adobe XD 2018: Prototype dựa trên giọng nói và nhiều tính năng mới được giới thiệu tại Adobe MAX
Ra mắt Adobe XD 2018: Prototype dựa trên giọng nói và nhiều tính năng mới được giới thiệu tại Adobe MAX
Adobe MAX đã ra mắt thời gian gần đây, và điều đó có nghĩa là ngoài các cập nhật tính năng thông thường, Adobe mang đến một số tính năng mới…
Câu chuyện đi tìm bản sắc từ những chiếc đèn neon cuối cùng của Hong Kong
Câu chuyện đi tìm bản sắc từ những chiếc đèn neon cuối cùng của Hong Kong
Là thuộc địa, nhưng không phải là thuộc địa, là Trung Quốc, nhưng không phải là Trung Quốc. Hong Kong cần phải tìm một danh tính cho mình. Không đâu…
Bảng hiệu neon ở Hong Kong - một câu chuyện về bảo tồn văn hóa
Bảng hiệu neon ở Hong Kong - một câu chuyện về bảo tồn văn hóa
Khoảng thời gian sau thế chiến thứ 2, bảng hiệu neon trở thành một phần không thể tách rời của đường phố Hong Kong. Có mặt tại hàng trăm cửa…
Thế giới neo-noire huyền diệu tại Hương Cảng
Thế giới neo-noire huyền diệu tại Hương Cảng
Tìm về các biển hiệu neon xưa cũ một thời từng là biểu tượng của Hương Cảng.
“First Generation” và danh tính của thế hệ người Mỹ gốc Việt
“First Generation” và danh tính của thế hệ người Mỹ gốc Việt
Bộ phim kể về câu chuyện của Mỹ Linh – cô gái đang ở độ tuổi khủng hoảng trong quá trình tìm kiếm danh tính cho mình giữa tiêu chuẩn…