Một vài yếu tố chủ đạo làm nên những cảnh quay độc đáo của Christopher Nolan

Rất hiếm khi một nhà làm phim độc lập lại có khả năng xoay chuyển Hollywood mạnh mẽ như Christopher Nolan. Vậy đâu là yếu tố đã giúp anh trở thành một trong những người có thể làm-bất-cứ-thứ-gì-mình-muốn (mà không phải chịu nhiều can thiệp từ nhà sản xuất)? 

Christopher Nolan đã làm việc cùng Wally Pfister trong 7 bộ phim truyện và Hoyte Van Hoytema trong 3 bộ phim gần đây nhất của mình. Hầu hết tác phẩm của anh đều chia sẻ một phong cách hình ảnh và chủ đề nhất quán làm nổi bật lên những câu chuyện mà anh muốn kể. Dưới đây là một vài kỹ thuật thường được ứng dụng.

Đạo diễn Christopher Nolan tham dự Cannes Film Festival tại Palais des Festivals

Sự giản đơn lừa dối

Về khía cạnh này, phong cách hình ảnh mà Nolan theo đuổi đơn giản hơn rất nhiều so với phong cách thịnh hành của Hollywood – kiểu phong cách thường liên quan đến các hiệu ứng thị giác vượt trội và chuyển động kỹ thuật phức tạp. Anh thích hạn chế chuyển động ở mức tối thiểu (trừ khi thực sự cần thiết). Nhìn chung, tất cả cho thấy sự kiểm soát cực kỳ tinh tế của Nolan với những chi tiết thừa thãi đang làm xao lãng câu chuyện – chẳng hạn như sự di chuyển của thanh trượt quay phim (cú dolly) trong lúc đối thoại.

Nolan sử dụng đồ họa máy tính như kế sách cuối cùng để cho ra một phiên bản thực tế nhất của bất kỳ pha hành động nguy hiểm hay hiệu ứng đặc biệt nào, và chỉ sử dụng VFX để củng cố những gì đã bắt trọn. Trong Inception, đoàn làm phim đã tạo ra nhiều vụ nổ thực sự, sau đó nâng cao chất lượng thành phẩm qua quá trình hậu kỳ. Điều này khiến mọi thứ chân thật hơn – điều tối quan trọng đối với nhà làm phim, những người luôn yêu cầu khán giả phải liên tục hoài nghi về thực tế mà họ đang chiêm ngưỡng.

Leonardo DiCaprio và Ellen Page trong một cảnh quay của Inception

Nolan phản ánh cách tiếp cận này qua việc sử dụng các địa điểm thực tế. Anh thường cùng các nhà thiết kế sản xuất đi du lịch khắp nơi để tìm kiếm những địa điểm kỳ lạ, hằn dấu tích thực sự của thời gian, thay vì cố gắng dàn dựng ra một thứ gì đó trong phòng cách âm. Đôi khi vị đạo diễn tài hoa còn cải tiến chúng bằng vài chỉnh sửa hiệu ứng hình ảnh (visual effect) hoặc trang trí trường quay (set dresssing).

Trong bộ ba Batman huyền thoại của mình, Hang dơi mà Nolan tạo ra mang đến cảm giác vô cùng sống động – được hoàn thiện với dòng sông ngầm, vượt trội hơn hẳn các phiên bản mang tính khoa học viễn tưởng trước đây.


The Dark Light Rises

Sự điều tiết ánh sáng và bóng tối cho phép chúng ta thấu hiểu sâu sắc hơn về một nhân vật. Hình ảnh qua Warner Bros.

Có khả năng lợi dụng ánh sáng một cách khôn ngoan, Nolan thích giữ hình ảnh khuôn mặt ẩn hiện mờ ảo trong bóng tối hơn là chiếu sáng quá mức đối tượng. Điều này phản ánh các nhân vật mà anh xây dựng, những người đang che giấu một số dự tính hoặc tồn tại góc tối lẩn khuất trong nhân cách.

Ánh sáng chính của những cảnh quay đậm chất Nolan liên quan đến việc che giấu một phần khuôn mặt của đối tượng trong bóng tối.

Thay vì chiếu sáng cả hai phía của khuôn mặt bằng ánh sáng chính (key light), phong cách đặc trưng thường thấy của Nolan đó là hướng ánh sáng chính đến gương mặt chủ thể một cách vừa phải, sao cho 3/4 chúng luôn chìm trong bóng tối.


Tạo dựng hình ảnh

Các bộ phim của Nolan luôn giữ vững những chi tiết như vậy trong bóng tối (không có màu sắc trở nên u ám hay ồn ào) bởi anh quay mọi bộ phim của mình trên celluloid*.

*Celluloid là một tấm giấy bóng trong suốt dùng để vẽ hay tô màu các đối tượng trong quy trình sản xuất hoạt hình vẽ tay truyền thống. Chất này cấu thành từ một nhóm các hợp chất được tạo ra từ nitrocellulose và long não, có thêm thuốc nhuộm và các tác nhân khác.

Góc nhìn sơ lược về một số cảnh quay xa tuyệt vời của Christopher Nolan.

Nolan là người khởi xướng cũng như ủng hộ mạnh mẽ cho phong cách quay và chiếu khổ lớn –  anh quay rất nhiều tác phẩm của mình trên ống kính 65mm. Trường nhìn rộng này gần giống như một hiệu ứng đặc biệt, khi kết hợp với các địa điểm ngoạn mục, nó có thể tạo ra hình ảnh mang vẻ đẹp xuất sắc, ngoài sức tưởng tượng.


Đóng – Mở cùng lúc

Thay vì bắt nhiều góc rộng và cận cảnh, Nolan thích để cuộc đối thoại xuất hiện trong một góc quay trung bình, thể hiện thấy khuôn mặt người nói, đầu, vai cũng như môi trường xung quanh đối tượng mà họ đang trò chuyện. Điều này nghĩa là một cảnh quay cũng có thể được diễn ra chỉ trong một lần thực hiện mà không bị cắt xén trong quá trình chỉnh sửa.

Nolan thích diễn những cảnh đối thoại trong một lần duy nhất. Hình ảnh qua Warner Bros.

Giống như nhiều tác phẩm của Nolan, dường như việc đóng khung “tĩnh” này là một sự đánh lừa đầy “toan tính”. Anh nhẹ nhàng thúc đẩy từng chút trong khoảng thời gian diễn ra cảnh quay, vì vậy mỗi lần Nolan cắt cảnh giữa các diễn viên, khung hình lại càng thêm thắt chặt. Người xem sẽ dễ dàng bị cuốn vào cuộc trò chuyện mà không hiểu lý do tại sao.

Các chuyển động từ tốn của máy quay thu hút khán giả vào cuộc đối thoại. Hình ảnh qua Warner Bros.

Không có bất cứ thứ gì quá phô trương hay dàn xếp trước về phong cách hình ảnh của Nolan; tuy nhiên tác phẩm mà anh tạo ra lại không hề đơn giản. Người đạo diễn tài hoa ấy thích giảm thiểu sự rắc rối trong cách kể chuyện, thay vào đó là những dòng thời gian phức tạp và nhiều câu chuyện lồng ghép đan xen.

Người dịch: Nam Vu
Nguồn: premiumbeat

Cùng tác giả

#Tag

art director Christopher Nolan cinematography film industry film photography filmography Hoyte Van Hoytema inception tua phim Wally Pfister

iDesign Must-try

Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Spiros Halaris là họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa kiêm giám đốc nghệ thuật hoạt động trong đa lĩnh vực. Tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa…
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
“Nhà quay phim giống như một chuyên gia tâm lý về thị giác. Họ khiến khán giả nghĩ theo cách họ muốn, vẽ những bức tranh trong bóng tối.” –…
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Mặc dù máy tính đảm nhiệm hầu hết các công việc trong những bộ phim mà con người thưởng thức, nhưng có thể nói rằng nếu không có Méliès thì…
Đói bụng, Sài Gòn ơi! Dự án tranh minh họa ẩm thực Sài Gòn của Sơn Tùng và Ngân Phan
Đói bụng, Sài Gòn ơi! Dự án tranh minh họa ẩm thực Sài Gòn của Sơn Tùng và Ngân Phan
Đói bụng Sài Gòn ơi là dự án vẽ minh họa do Sơn Tùng và Mèo Mập Ú (Ngân Phan) thực hiện, được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…