Những sinh vật không não có thể làm chuyện không tưởng

Không gì có thể chối bỏ sự thật rằng nhờ vào nguồn lực trí tuệ, con người trở nên khác biệt so với những loài thụ tạo trên trái đất. So với thể lực, não người cùng với khả năng đôi lần tác động phá hủy hành tinh của mình đã tiến hóa thành công hơn rất nhiều.   

Bộ não của chúng ta đã trải qua quá trình tiến hóa trong hơn 520 triệu năm và cũng là chìa khóa tạo nên chúng ta hôm nay. Mặc dù não người phi thường là vậy, nhưng con người không phải là sinh vật duy nhất sở hữu trí thông minh.

Nhà tâm lý học Marc van Duijn và đồng nghiệp của ông đã nêu trong một bài luận của mình vào năm 2006 về quan điểm “nhận thức” và được coi là dẫn chứng phổ biến: “Nhận thức thường dùng để ám chỉ đến khả năng giải quyết vấn đề của con người mà bỏ qua những việc làm đơn giản hơn như thuyết cơ giới, phản xạ, và bản năng. Điều này thật bất công đối với sự phức tạp hành vi trong những hành động đơn giản nhất của các sinh vật.”

Định nghĩa “nhận thức” phụ thuộc vào của mỗi cá nhân, nhưng cũng có một vài nét đặc trưng cơ bản của trí tuệ từ khả năng quyết định thực hiện đến học cách thực hiện đều hiện hữu ở nhiều sinh vật sống không não. Dưới đây là một số ví dụ về những hành động thực sự khá khôn ngoan của những sinh vật không não.

1. Khỉ Macaca dùng đá để tách vỏ hàu

Nhiều người có thể nghĩ rằng khả năng sử dụng dụng cụ là chiêu độc quyền của con người, nhưng khỉ Macaca trên đảo Thái Lan từ lâu đã học được mẹo sử dụng đá để làm dụng cụ tách vỏ hàu.

2. “Mê cung: truyền thức ăn của nấm nhầy

Khi bạn nghĩ về một thiên tài, bạn có thể nhớ ngay đến một nhà khoa học nổi tiếng hay một nhạc công bạn yêu thích, chứ không phải là một cọng lông vàng nhiều nhánh mọc đầy trên những gốc cây thối rữa ở những khu rừng địa phương. 

Cận cảnh nấm nhầy. Ảnh: Land Steward

Sinh vật vàng này có tên là nấm nhầy. Chúng thực chất là sinh vật đơn bào gồm nhiều nhân tế bào kéo dài đến tận mấy mét vuông. Cả khối mạch chằng chịt có khả năng lần tìm đường ngắn nhất dẫn đến nguồn thực phẩm, kiến tạo một công trình kéo dài như đường ống cho phép truyền chất dinh dưỡng và các tín hiệu hóa học. Cách thức lan truyền này không giống với loài người chúng ta, nhưng có thể xem như một kỳ công của trí tuệ.  

Sự lan truyền của nấm nhầy. 

Tương tự như trong một bài nghiên cứu vào năm 2016 đã chỉ ra rằng nấm nhầy có thể “giải đố mê cung”, chúng coi trò giải đố này như một sự việc đã xảy ra ở quá khứ rồi tiếp tục lặp lại ở tương lai và học cách né tránh thực thể nào có thể trước. Nấm nhầy còn có một bộ nhớ không gian trong chất nhờn mà chúng để lại khi tràn qua các khu vực. Trong một cảnh quay của Borgia, nấm nhầy có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài qua mạch liên kết với những nấm nhầy khác.

Khả năng trời phú này cho phép nấm nhầy thực hiện một số công việc của con người hết sức ổn thỏa. Cách truyền thức ăn từng chút như các trạm trong hệ thống tàu lửa của Tokyo, loài nấm nhầy nhiều mạch gần giống với công trình tái tạo hệ thống đường sắt thực sự. Và vào năm 2016, một nhóm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu Chris Reid chỉ ra rằng nấm nhầy có thể giải quyết vấn đề trong trạng thái căng thẳng (một bài kiểm tra khả năng đưa ra quyết định thường gặp cho những loài vật có não).

3. Loài sứa biết ngủ

Macbeth của Shakespeare là một bản văn hào kiệt, trong đó giấc ngủ được định nghĩa như “Niềm an ủi của những tâm hồn tổn thương.” Không chỉ con người và động vật có vú mới thường đi ngủ. 20 năm về trước, các nhà nghiên cứu đã xác nhận loài ruồi giấm, giun tròn nhỏ và ngay cả loài sứa vô tri cũng biết ngủ.

Vào ban ngày, loài sứa lộn ngược Cassiopea đập phập phồng mỗi giây một lần. Tuy nhiên vào ban đêm, nhịp đập của loài sứa này giảm đến 30%. Khoảng thời gian chậm lại ấy giống như với trạng thái ngủ mà ta vẫn hay hiểu ở những loài vật khác. Khi sứa Cassiopea trong trạng thái ngủ, phản xạ của chúng chậm hơn đối với các tác nhân kích thích bên ngoài, giống như một người đang say giấc. Và nếu sứa bị quấy rầy trong lúc nghỉ ngơi, chúng sẽ uể oải vào ngày hôm sau – trạng thái hệt với một người thức trắng đêm.

Khám phá được công bố trên Current Biology vào năm 2017 đánh dấu lần đầu tiên của những nhà nghiên cứu đã ghi lại được biểu hiện giống ngủ trong một loài vật không có hệ thống thần kinh trung ương. Dẫn chứng tìm thấy mở ra một lập luận rằng trong thế giời động vật hơn 600 triệu năm trước, tổ tiên chung của loài sứa và những loài vật khác đều biết ngủ.

Chức năng bổ trợ của giấc ngủ trong thời nguyên thủy ấy vẫn còn là ẩn số, nhưng ngủ chắc chắn mang đến nhiều ích lợi cho động vật, có thể kể đến như chữa lành hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ và duy trì năng lượng.

4. Cỏ cây biết đếm số

Thực vật không có các hệ thống thần kinh, vậy điều này có ngăn cản khả năng suy nghĩ của chúng? Đây là câu hỏi đầy kích thích khiến giới sinh học thần kinh thực vật mãi loay hoay và một nghiên cứu với mục đích tìm hiểu cách xử lý thông tin vẫn là lĩnh vực gây nhiều tranh luận.

Có một điều rõ mồn một là anh em nhà lá của chúng ta có những biểu hiện sống tuyệt vời. Có thể lấy ví dụ như loài hoa Malva linnaei họ cẩm quỳ có thể xoay tán lá xung quanh vào ban đêm, vì vậy mặt lá có thể hứng những tia mặt trời chiếu rọi của ngày hôm sau. Sự xoay chuyển đòi hỏi loài thực vật phải có khả năng tiên đoán tương lai. Một thí dụ khác, chồi non của ngô có thể ghi nhớ nhiều hướng của nguồn sáng.

Nhà sinh học Monica Gagliano tại đại học Tây Úc đã tranh luận rằng thực vật có khả năng học hỏi chẳng thua kém gì những chú chó của Pavlov. Bài nghiên cứu vào năm 2016 được đăng trên trang Scientific Reports, Gagliano và đồng nghiệp đã đưa ra báo cáo về trường hợp này, đậu hà lan có thể bị ảnh hưởng bởi hai nguồn kích thích khác nhau như tiếng gió rít và ánh sáng xanh.

Thêm vào đó, những nhà nghiên cứu tại đại học Würzburg còn cho thấy cây bắt ruồi Venus có thể đếm đến 5 bằng cách lạ đời của chúng. Khi một con côn trùng sà xuống hàm của loài thực vật ăn thịt, con vật sẽ cù vào những sợi lông nhạy cảm ở mặt trong của hàm. Điều này gửi những tín hiệu điện, cơ chế truyền đến khắp cơ thể thực vật. Nếu hai sợi lông bị kích thích trong vòng 15s mỗi sợi, cây bắt ruồi Venus sẽ ngốn con côn trùng ấy. Nếu tối thiểu từ 3s trở lên, loài thực vật sẽ tiết ra một hỗn hợp enzymes tiêu hóa côn trùng cho phép chúng hút hết dưỡng chất từ con mồi.

Nguồn: National Geographic
Người dịch: Jane

Cùng tác giả

#Tag

Khỉ Macaca Sinh vật không não sứa lộn ngược Cassiopea trí thông minh Venus

iDesign Must-try

Nhà hát ở Trung Quốc lấy cảm hứng từ vỏ sò điệp mất 8 năm để xây dựng
Nhà hát ở Trung Quốc lấy cảm hứng từ vỏ sò điệp mất 8 năm để xây dựng
Nhà hát opera mới nhất của Trung Quốc lấy cảm hứng từ nữ thần La Mã và vỏ sò, có khả năng trình chiếu những gì đang diễn ra bên…