Những sinh vật kỳ lạ được gọi là “Designer”
Hầu hết mọi người nhận thấy các designer là một người bạn khá thân thiện.
Họ thường vui vẻ, thời trang với áo sơ mi poplin; họ bay bổng với những tưởng tượng sáng tạo, hay lẩm bẩm ngớ ngẩn về các sản phẩm của Apple và sẵn sàng hí hoáy những ý tưởng chớm nở trong đầu.
Với tính cách vô tư và khuynh hướng sống trong thế giới nhỏ bé của mình, họ thích thong thả đọc những bài viết trên Medium và rời xa thế giới loài người. Mặc dù vậy, đặc điểm đáng ngưỡng mộ của họ là luôn có tham vọng và tạo ra những điều tốt đẹp cho mọi người. Đó chính là điểm mà chúng ta có cách nhìn khác về họ. Nhưng cuộc sống của họ như thế nào? Công việc của họ ra sao? Hãy cùng quan sát xem nhé!
Designer chỉ thích quanh quẩn trong các góc nhỏ như những chú thỏ trong hang và chỉ “lộ diện” khi cần làm việc cùng khách hàng. Phần lớn trong số họ có xu hướng hướng nội, họ rất nhút nhát, luôn tránh tiếp xúc với thực tại và thường cảm thấy thoải mái khi sống trong thế giới sáng tạo lấp lánh của riêng mình.
Tuy nhiên, khi công nghệ thay đổi, các designer buộc phải thoát khỏi nơi “ẩn nấp”. Để tạo ra một sản phẩm mang tính kết nối, hẳn là một nhiệm vụ khó khăn. Do đó, các designer phải hợp tác với các bộ phận khác để mang lại kết quả chung.
Hầu hết các designer đều sống về đêm, ánh trăng là chất xúc tác giúp họ sáng tạo (tenebris inventicus) và như vậy nhịp sinh học của họ khác với người bình thường. Họ dễ dàng bị phân tâm bởi tất cả những kỳ quan nhỏ của thế giới, thế nên họ chọn cách sinh sống êm ả vào ban ngày và hoạt động bùng nổ khi màn đêm buông xuống.
Sẽ rất khôn ngoan khi khách hàng yêu cầu các designer vào buổi sáng và họ sẽ cho ra sản phẩm vào đêm hôm ấy. Một trong số các designer vẫn có thể hoạt động tích cực khi mặt trời lên nhưng thời gian sáng tạo đỉnh điểm của họ thường bắt đầu sau bình minh.
Designer là một sapiosexual – người luôn bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp toát ra từ trí thông minh. Họ luôn muốn cải thiện mọi thứ theo cách tốt nhất. Nếu bạn không muốn gây ấn tượng xấu với một designer, bạn chỉ nên phàn nàn về kiến trúc trong khu phố một cách mông lung như một trò đùa, hay về UX lởm của chiếc máy giặt hoặc đơn giản chỉ về chuyến mua sắm nhàm chán. Tuyệt đối, không nên nói bất cứ điều gì xấu liên quan đến iPhone trừ khi bạn biết chắc chắn, điều đó giúp bạn không phải đối mặt với những người nhiệt huyết sốt sắng nhất của dân cuồng Apple (malum admirus). Tất nhiên, các designer cũng bị thu hút bởi tính thẩm mỹ, hãy đề cập đến bao bì của bất cứ thứ gì bạn đã gặp gần đây.
Nhà thiết kế thích xây dựng mọi thứ (creo frolicus). Họ cũng có thể tạo ra công cụ hữu ích từ các vật thể trong môi trường mà họ tiếp xúc. Họ không hứng thú mấy với tài liệu “khô khan” hay những vấn đề về kinh doanh, nhưng họ luôn có khả năng tạo ra những thứ hấp dẫn gọi là prototypes (nguyên mẫu).
Chỉ cần họ thật sự yêu thích thì mọi thứ từ nhỏ bé tí ti, hay to lớn, khổng lồ đều được tạo ra bởi sức sáng tạo và niềm đam mê tuyệt vời. Đây là kết quả của việc thực hành liên tục và rèn luyện kỹ năng hàng giờ; đây cũng chính là lý do tại sao chúng ta luôn muốn tiếp cận họ.
Designer luôn hiếu kỳ. Khi môi trường sống xung quanh thay đổi, họ sẽ nhanh chóng bắt đầu học các kỹ thuật hiện đại, thích nghi với các tiêu chuẩn mới. Họ không thích rập khuôn bởi công cụ hay phương pháp thiết kế, mà luôn muốn áp dụng chúng vào thật nhiều lĩnh vực khác nhau theo nhiều cách thật hấp dẫn.
Tư duy tích cực, xây dựng dần dần chứng minh bản thân có giá trị trên nhiều vùng chiến lược. Sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Quan trọng nhất, đây là một bước tiến quan trọng cho các designer rụt rè cần thay đổi.
Dù nhiều người trong số những sinh vật siêng năng này thích lối sống cũ của mình hơn, nhưng vẫn còn nhiều người khác rất dễ thích ứng. Và đây là điều hoàn toàn cần thiết cho giới làm sáng tạo.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm designer trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội như Fast Company, Forbes, Behance, Instagram, Dribbble…, vì ngành thiết kế đã dần trở nên phổ biến. Tầm quan trọng của việc thiết kế là không thể phủ nhận. Các ngành công nghiệp bắt đầu chú ý và lựa chọn thiết kế làm trọng tâm.
Tuy nhiên, tương lai của những sinh vật đang phát triển này đang bị lung lay. Bởi đằng sau niềm đam mê ấy, họ cảm nhận được mối đe dọa mới đối với cuộc sống bởi sự gia tăng máy móc và AI. Một số nhà quan sát thậm chí còn nghĩ rằng, hầu hết các designer sẽ bị tuyệt chủng trong vài năm tới.
Ở một khía cạnh khác, cấp tiến hơn nói rằng họ nên bị tuyệt chủng. Có lẽ, thuật ngữ “designer” sẽ hòa tan hoàn toàn. Vì mục đích bản năng của họ là làm cho mọi việc trở nên tốt hơn, ý tưởng của họ thường được đón nhận, sao chép. Phương pháp và quy trình công việc của họ đã bắt đầu ảnh hưởng đến các đám đông khác, làm cho thiết kế trở thành một công cụ được dân chủ hóa hơn và nâng cao hơn vai trò của các designer hiện tại.
Vì vậy, lần tới khi bạn nhìn thấy một designer trong quán cà phê nhỏ màu đen đang nghiền ngẫm với chiếc MacBook, làm việc với một số mockups, thì hãy trao họ một cái ôm chặt! Họ hiếm khi tham gia vào các cuộc trò chuyện, đầu tiên hãy mua cho họ bánh kẹo và sau đó cổ vũ họ một chút! Mọi công việc về sản xuất hay sáng tạo, điều hành hay hoạt động cộng đồng đều nằm trong tầm tay họ. Hãy khuyên họ ra ngoài, tiếp xúc với ánh sáng thường xuyên hơn, thích nghi với nhiều người hơn vì họ hoàn toàn có thể làm được điều đó!
Biên tập: Thao Lee
Nguồn: uxdesign