Javier Jaén: Đấu sĩ Tây Ban Nha

Javier Jaén sống và làm việc tại Tây Ban Nha. Nhưng tới 95 phần trăm thu nhập của anh lại tới từ việc thiết kế hình ảnh cho những tạp chí đình đám có trụ sở tại Mỹ như New York Times và The New Yorker.

Chuyên gia thiết kế 32 tuổi này có thể tạo ra bốn minh hoạ mỗi tuần tại bàn làm việc của mình – trong một văn phòng chia sẻ (co-working studio). Với công việc toàn thời gian làm minh hoạ ấn phẩm, Jaén nói rằng anh kiếm đủ thu nhập để thuê một căn hộ hoặc một văn phòng, nhưng không đủ để “mua được một .. du thuyền.

studio

Trong các tác phẩm của mình, Jaén thường khiến các yếu tố tương tác, cọ xát với nhau theo một cách khác lạ để khơi gợi cảm xúc nhằm khiến người đọc nghĩ sâu hơn về sự thực của câu chuyện, cho dù nó là đội quân trên chiến trường hay ý nghĩa của việc tự sát.

Cho một câu chuyện của tạp chí New York Times về những nhà chính trị từ chối trả lời những câu hỏi truyền thông liên quan, anh vẽ một cậu bé khóc lóc đang đứng phía sau một đống micro phỏng vấn. Và trong một câu chuyện khác về những công ty khởi nghiệp đáng giá tỉ đô trong danh sách Unicorn, anh sử dụng hình ảnh bầu trời sáng xanh bị rạch bởi một đám mây hình kỳ lân (ngựa một sừng).

Gần đây chúng tôi đã có buổi nói chuyện với Jaén về cách anh sống tại nơi anh cảm thấy thoải mái và bình luận về việc sống cách xa về văn hoá, địa lý với công việc nhận được, rồi vì sao các hình ảnh của anh vẫn có thể chạm tới những cảm xúc người xem.

javi2

Vai trò của anh trong quá trình sản xuất ấn bản?

Tôi thích thú trong việc tạo ra cái gì đó có thể chọc lét con người. Nó có thể ở trong đầu của họ, trong mắt, nơi đầu lưỡi. Nhưng tôi hiểu rằng đó là quá nhiều đòi hỏi cho một bức ảnh. Chúng ta bị bao vây bởi phiền nhiễu. Vai trò của tôi thường xuyên như một người thợ may đo. Tôi phải tạo ra những thức quần áo riêng biệt cho mỗi dự án. Kích cỡ khác nhau, chất liệu, màu sắc…

Sản phẩm của anh xuất hiện trên New York Times thường xuyên. Làm sao để anh liên lạc với nhà xuất bản?

Vào năm 2009, tôi học tại Cooper Union ở thành phố NY. Tôi bắt đầu biết cách làm việc với những khách hàng tại Mỹ, và lúc này 95 phần trăm công việc của tôi tới từ nước Mỹ.

Khi tôi học ở đó, tôi đã gặp Nicholas Blechman, cựu giám đốc nghệ thuật của NYT Book Review. Nó xảy ra sau cuộc nói chuyện với Christoph Niemann. Tôi đã nhút nhát khi phải giới thiệu về mình, nhưng khi trải qua một bữa tiệc cocktail với 2 ly sau đó, tôi đã đưa cho Nicholas danh thiếp của mình.

Ông ấy viết cho tôi sau đó vài ngày với một nhiệm vụ. Tôi đã thấy mình là người hạnh phúc nhất thế giới – Tôi nhớ tới cảm giác chạy trên con phố East Village kế bên. Minh hoạ đầu tiên của tôi nói về sự mất mát nghệ thuật của việc đọc, tôi đã thiết kế một tấm hình đen trắng thể hiện những người khiêng một cuốn sách như kiểu khiêng quan tài. Vậy là khởi đầu tất cả bằng một đám ma.

Làm sao để anh có được những minh hoạ và các thiết kế?

Tôi không nghĩ minh hoạ phải nhắc lại chính xác những gì văn bản đang nói. Hình dung bạn phải thiết kế một bìa đĩa CD – bạn không cần phải bày tất cả các loại nhạc cụ được sử dụng trên đó. Bạn phải chuyển thể không khí của âm nhạc vào hình ảnh, và đó là một phần kỹ năng công việc.

Tôi thích thú với kiểu chuyển thể ngôn ngữ này. Tôi cảm thấy gần gũi với ý tưởng về tương tác hơn là “art”. Ngôn ngữ hình ảnh là một ngôn ngữ quốc tế và nó cho tôi cơ hội làm việc với mọi người khắp nơi trên thế giới.

Cho dù hình ảnh là ngôn ngữ phổ biến toàn cầu, anh đã từng khi nào rơi vào khoảng khắc “bế tắc” khi làm việc với một nền văn hoá không quen thuộc?

Tôi thường xuyên làm việc với những cảm xúc đại chúng như “nước mắt cá sấu”, “ánh mắt là cửa sổ tâm hồn” “thắt lưng buộc bụng”. Khi công việc có chỉ có thể hiểu được cho một số quốc gia thì có một số thứ cần nhớ.

Tôi nhớ trường hợp với Bloomberg View nói về một scandal chính trị tại Indonesia. Tôi có thể kiếm bản đồ nước này, nhưng tôi không biết nhiều về Indo. Bằng việc tiếp cận minh hoạ từ những gì tôi đã biết, tôi đã thất bại. Vì vậy tôi đọc không ngừng những bài viết và dần dần nhận ra điều phổ biến, cái gì đó tôi có thể hiểu và giải thích theo một cách toàn cầu hơn.

Anh dành thời gian bao lâu để đọc các bài viết trước khi có một ý tưởng minh hoạ?

Một lần Picasso đã nói “Cảm hứng tồn tại, nhưng nó xuất hiện khi bạn làm việc” Tôi không thể không đồng ý hơn thế. Đôi trong lúc đọc một bài viết, tôi có ý tưởng. Và đôi khi tôi đọc tới 15 lần mà chẳng xuất hiện tia sáng nào cuối đường hầm. Đôi khi tôi làm việc với những bài phác thảo khi mà người viết chưa hoàn thành bài viết của mình.

Anh đã thiết kế tạp chí Ebony với gia đình Bill Cosby bằng việc để ảnh gia đình này dưới một tấm kính vỡ. Làm sao mà anh có thể khiến cảm xúc tự nhiên bi quan để có thể tạo ra hình ảnh này.

Nhà xuất bản nghĩ về việc chúng tôi có thể coi lại những gì đã có của Bill Cosby, đặc biệc là các vấn đề gia đình và làm thế nào để những cảm xúc anh ta đã thể hiện trong trương trình chỉ ra sự đổ vỡ. Thực tế đối đầu với tiểu thuyết. Tôi đã làm nhiều phiên bản từ tấm hình gốc. Nhưng cuối cùng, tôi hầu như không thay đổi gì. Tôi in nó ra, đặt một tấm kính trên đó và dùng búa đập. Vậy là ý nghĩa tấm hình đã thay đổi.

ebony1

Bìa của Ebony đã gây ra một một cuộc thảo luận lớn tại Mỹ nhưng có lẽ không ở Tây Ban Nha. Điều gì có thể tạo ra một hiệu ứng lớn về văn hoá Mỹ, khi anh ở rất xa?

Đó là vinh dự lớn và một trách nhiệm lớn khi đóng góp bằng tranh luận để tạo nền tảng xã hội. Dĩ nhiên tôi là một trường hợp đặc biệt khi không sống ở đó và bỏ qua một số sắc thái, nhưng tôi chỉ là một phần của một đội rất lớn, và tôi tin vào cảm xúc và các lời bình của chủ báo, phóng viên và những giám đốc nghệ thuật. Các trường hợp như tạo ra cái gì đó của một trải nghiệm siêu thực. Nhưng tôi có thể theo dõi nhiều thứ online.

Thực tế cho thấy phần lớn công việc của anh là làm cho các nhà xuất bản tại New York City, làm sao để quản lý theo thời gian tại NY?

Làm việc với thời khoá biểu New York đối với tôi là tốt, vì tôi không bao giờ dậy sớm! Nó không những cho tôi thêm 6 giờ vào buổi sáng, mà còn cả giữa đêm và tôi vẫn tiếp tục xem các phác thảo. Tôi tới văn phòng cỡ 10 giờ sáng, rồi tôi ở đó cho đến khi xong việc.

Anh có cân nhắc tới việc chuyển tới NY?

Tôi đã từng cân nhắc vấn đề này. Tôi sống với múi giờ New York, làm việc với dự án tại NY, và phần lớn số tiền trả bằng Dollar, nhưng cuộc sống riêng tư của tôi là ở Barcelona và nó cũng đáng giá.

Điều gì là sự khác biệt lớn nhất giữa thiết kế cho các nhà xuất bản tại Tây Ban Nha và Mỹ?

Tại TBN, tính chất giám đốc nghệ thuật là sự khác biệt. Họ không tương tác nhiều với việc sản phẩm cuối cùng nên ra sao. Hầu hết là nhận xét khi bạn gửi sản phẩm cuối cùng. Trong đó với US, tôi phải thông qua cỡ 10 phác tháo, rồi bản cuối cùng, rồi có thể thay đổi với bản này.

Công việc với các nhà xuất bản ở Mỹ tốn thời gian và khó hơn, tất nhiên kết quả luôn tuyệt hơn. Khi bắt đầu tôi thấy khó khăn để làm theo kiểu quy trình này, nhưng khi đã hiểu điều họ muốn chỉ là sản phẩm tốt hơn, tôi coi đó là đẳng cấp. Một thứ khác biệt lớn khác là ấn phẩm tại Mỹ có số lượng lớn nên họ có thể chi trả lớn hơn gấp từ 8 tới 10 lần.

nyt-book-review

nyt-book-review2

Trong tháng 12, anh đã cho ra mắt bìa của New York Times Book Review công bố 10 cuốn sách hay nhất trong năm.  Đó thực sự là mảnh đất danh giá với các nghệ sĩ, và anh chọn các viên kim cương phản chiếu bìa những cuốn sách. Làm sao anh có thể nghĩ ra thứ đó được?

Tôi đã muốn làm việc với kim cương – tôi có một viên (thuỷ tinh) trên bàn. Tôi yêu cách mà những hình ảnh bị phản chiếu, chia nhỏ trên đó, và những ánh sáng mê hoặc lặp lại chính nó. Tôi đã đợi nhiệm vụ này cho đến khi giám đốc nghệ thuật Matt Dorfman đề nghị tôi làm bìa cho 10 cuốn sách hay nhất của năm.

Đầu tiên, rất khó khăn là tôi phải kiếm ra 9 viên còn lại. Với sự giúp đỡ của bạn bè, tôi đã đi bộ vòng quanh Barcelona để kiếm đồ. Sau đó tôi in những tờ bìa của các cuốn sách và cố gắng tìm những điểm mà bạn có thể bẻ vỡ những hình ảnh nhưng vẫn có thể đọc được một phần tiêu để của sách. Một khi người đọc thấy những danh sách phía trong, họ cũng không cần phải đọc hết được chúng. Tôi muốn người dùng thấy muốn biết nhiều hơn. Tôi thích ý tưởng của sự e ấp hơn là lột ra hết tất cả.

Dịch từ 99u.com

Cùng tác giả

#Tag

famous designer Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.