Giới thiệu kỹ thuật vẽ hoạt họa lên tấm phim (Draw - on - film animation)
Khác với những phương pháp làm hoạt họa hiện đại ngày nay, kỹ thuật vẽ hoạt họa trực tiếp lên cuộn phim (draw – on – film animation) có thể là một cách làm mới mẻ và mang nhiều cảm hứng.
Draw – on – film animation là kỹ thuật gì?
Như tên gọi, kỹ thuật vẽ hoạt họa lên phim (draw – on – film animation) nghĩa là các chi tiết hoạt họa sẽ được vẽ trực tiếp lên cuộn phim bằng cách sử dụng một vài công cụ, kỹ thuật và phương pháp. Bạn không cần phải sử dụng các phương pháp làm hoạt họa truyền thống như vẽ hoạt họa trên tấm nhựa bóng Celluloid, chụp ảnh, sắp xếp video hay các quy trình kết xuất đồ họa kỹ thuật số hiện đại khác. Thay vào đó, kỹ thuật vẽ hoạt họa lên phim sẽ sử dụng cuộn phim chưa rửa làm giấy vẽ và người làm hoạt họa có thể vẽ hoặc gắn bất kỳ thứ gì lên đó.
Kỹ thuật làm hoạt họa này cần nhiều kỹ năng và độ chính xác cao vì bạn sẽ không thể dùng tẩy hay công cụ gì để xóa các chi tiết mà mình muốn vẽ lại. Cả quy trình làm hoạt họa được thực hiện liền mạch từ đầu đến cuối.
Những thế hệ hoạt họa đi trước đã sử dụng kỹ thuật này
Năm 1946, Harry Smith đã sản xuất bộ phim vẽ bằng tay của mình ở San Francisco và được chiếu tại series Art in Cinema trong bảo tàng nghệ thuật của San Francisco.
Năm 1970, José Antonio Sistiaga đã tổ chức triển lãm bộ phim vẽ bằng tay dài tập “Era erera baleibu izik subua aruaren” tại Madrid.Stan Brakhage, Mothlight.
Năm 2001, Steven Woloshen đã sản xuất và làm đạo diễn cho tác phẩm phim vẽ tay Ditty Dot Comma dài 3 phút.
Các phương pháp thực hiện
Có hai phương pháp làm hoạt họa trên phim theo kỹ thuật này. Một là người làm hoạt họa sẽ sử dụng cuộn phim chưa rửa và có thể dán, vẽ hoặc đính bất kì vật thể nào lên đó. Phương pháp khác có thể kể đến là “gạch” hoặc khắc axit trực tiếp lên cuộn phim bằng bất kì công cụ phù hợp nào. Tương tự như việc rửa ảnh, các tác phẩm này cần được thực hiện trong phòng thí nghiệm.
Các cuộn phim đã hoặc chưa rửa với bất kì kích thước nào cũng có thể được sử dụng trong kỹ thuật làm hoạt họa này. Đây cũng là yếu tố xác định kỹ thuật tạo hoạt họa lên phim, dù nhiều người đã thử nghiệm các kỹ thuật biến thể khác với phương pháp truyền thống.
Thông thường, cuộn phim sẽ được trải ra và được giữ cố định. Sau đó người làm có thể vẽ hoặc khắc các chi tiết hoạt họa lên các khung hình nhỏ ấy theo thứ tự xuất hiện mong muốn. Kỹ thuật này không giới hạn màu mực hay vật thể đính lên đó. Một vài người còn ghép các tấm phim lại với nhau để có được hiệu ứng mong muốn.
Một cách làm khác là sử dụng cuộn phim chưa rửa trong không gian phòng tối với ánh sáng hội tụ được sử dụng để phơi sáng khung phim. Khi vẽ lên cuộn phim chưa rửa và thực hiện phơi sáng, các chi tiết và hiệu ứng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Chúng sẽ được gắn vĩnh viễn trên tấm phim. Khi hoàn thành, tất cả cần được rửa như một bức ảnh và bạn sẽ có một bức hình lớn hơn. Quá trình này tựa như sự kết hợp của phong cách làm hoạt họa tĩnh vật và hoạt họa trên tấm kiếng Celluloid.
Tấm phim đã rửa sẽ là một bề mặt giấy lớn hơn để người làm có thể thực hiện làm hoạt họa trên đó. Việc “gạch” hoặc khắc axit lên tấm phim là phương pháp không mấy phổ biến, nhưng lại tạo được hiệu ứng riêng biệt cho một vài phong cách nghệ thuật làm hoạt họa cụ thể. Quá trình bôi màu lên tấm phim đen có thể khó khăn hơn, tuy nhiên việc đặt nó lên vùng phim được “cào” hoặc sử dụng các công cụ như bút lông có thể khiến màu sắc trở nên nổi bật trên nền phim đen. Một số người còn cho cát lên bề mặt tấm phim để có hiệu ứng nhiễu hạt hay đục lỗ trực tiếp để ánh sáng đi qua và sử dụng các loại hóa chất khác nhau để tác động đến bề mặt phim.
Lợi ích của kỹ thuật vẽ hoạt họa lên tấm phim
Một trong những lợi ích của kỹ thuật hoạt họa này là bạn không cần chi quá nhiều tiền vì nó không cần sử dụng máy tính, các phần mềm đắc đỏ hay các tấm kiếng Celluloid. Một công cụ vẽ hoặc khắc axit, cuộn phim và máy chiếu là những gì cần thiết để người làm thỏa sức sáng tạo với phương pháp vô cùng độc đáo này.
Sự đơn giản của nó cũng khiến người làm phải sáng tạo và cải tiến nhiều hơn trong việc kể chuyện thông qua các chi tiết họa họa trên phim. Phương tiện được sử dụng cũng khuyến khích bạn thử nghiệm nhiều thứ, từ vẽ trực tiếp, khắc, phơi sáng hay xử lý các chi tiết lên cuộn phim. Tất nhiên không có hai khung phim nào là hoàn toán giống nhau cả.
Biên tập: Đáo