Vì sao hội họa trong lịch sử chỉ toàn… tranh người đang tắm?

Hình tượng người tắm là một trong những hình ảnh ẩn dụ phổ biến nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây.

Từ Athen cổ xưa đến Paris thập niên 20 và xa hơn nữa, những họa sĩ, nhà điêu khắc đã miêu tả việc đi tắm bằng nhiều hình thức với nhiều mục đích khác nhau như để hướng dẫn, gây cười hoặc thể hiện sự trào phúng.

Thậm chí ngày nay, các nghệ sĩ vẫn tiếp tục dùng trí tưởng tượng của họ để phát huy nét hội họa mang tính biểu tượng đó. Một trong số đó có Paul Chan – nghệ sĩ Hồng Kông, hiện đang ở Brooklyn cùng triển lãm “Odysseus and the Bathers,” vừa mới ra mắt tại Bảo tàng Nghệ thuật Cycladic ở Athens. Mặc dù mang chủ đề cổ xưa, phong cách chính trong các tác phẩm của anh lại mang tính đương đại.

Khi bước vào, khách tham dự sẽ gặp một hình dáng trong suốt đang ngồi cúi người, hai chân đang chống lên trước ngực. Mặc dù “cơ thể không đầu” lồ lộ này không có gì ngoài một cái túi nylon được thiết kế chuyên nghiệp và bộ máy “thở” nhân tạo — một hệ thống quạt nối với nhau bằng các sợi cáp dày rải rác trên sàn nhà, nhìn tổng thể lại mang chất người một cách kỳ lạ. Chuyển động của nó không tự nhiên mà lại giống một người thần kinh, nhìn thoáng qua lại thì giống như đang trên bờ vực suy sụp tình cảm.

Nơi trưng bày La Baigneur 9 (Polypelope) tại triển lãm “Odysseus và Bathers” của Paul Chan,
Bảo tàng Nghệ thuật Cycladic, Athens, Hy Lạp, 2018.
Ảnh © Panos Kokkinias.

“Nhân vật” phập phồng này mang ý đại diện cho Penelope (vợ của Odysseus). Trong thế giới của Homes, các “người tắm” khác tượng trưng cho Telemachus, con trai của Penelope, và bộ ba người cầu hôn đã không thể chiếm được nàng trong suốt 20 năm vắng mặt của chồng. Một “nhân vật” khác dựa trên Odysseus có hình dáng một cây cột màu vàng, trong khi Telemachus lại có màu đen và bị cột lại ở thắt lưng (“như thể anh ta đang bị hen suyễn,” Chan nói). Những người cầu hôn, có màu sắc cơ bản của nilon, đứng thành hình tam giác xung quanh một miếng thảm màu xanh lá cây như minh họa cho bức tranh The Dance (1909) của Henri Matisse.

Tuy vậy, không khí buổi triển lãm có phần ít hoa mỹ hơn so với mô tả. Chan đã tiếp cận đề tài này theo một quan điểm hiện đại hơn, thừa nhận rằng cách chúng ta liên tưởng đến hình tượng người tắm ngày nay rất khác so với lịch sử ngày trước.

Một số hình ảnh ảnh hưởng nhất của người tắm tôi thấy gần đây là những bức ảnh về những người đi biển nghỉ ngơi như dân tị nạn trôi dạt trên bờ“, ông nói. “Tôi muốn làm mới lại nét truyền thống hội họa lịch sử này.” Điều đó, tất nhiên, không phải là tham vọng nhỏ – bởi vì đây là một trong những chủ đề phong phú, đa dạng và cũng gây tranh cãi nhất trong lịch sử văn hóa.

Nơi trưng bày Les Baigneurs (các người cầu hôn) tại triển lãm “Odysseus và Bathers”
của Paul Chan ở Bảo tàng Nghệ thuật Cycladic, Athens, Hy Lạp, 2018.
Ảnh © Panos Kokkinias.

Ngay cả đối với tầng lớp thượng lưu, vệ sinh cá nhân không phải lúc nào cũng được ưu tiên. Một trong những sự thật đầu tiên mà học sinh Anh học trong lớp lịch sử là Nữ hoàng Elizabeth I chỉ tắm mỗi tháng một lần và thích dùng nước hoa để giấu mùi cơ thể. Tuy nhiên, trong thế giới cổ đại, việc đi tắm được xem như một nghi thức quan trọng. Các nhà khảo cổ học tìm thấy trên đảo Crete từ tận thế kỷ thứ hai trước Công nguyên đã có các phòng đặc biệt dành cho việc giặt giũ, và việc đi tắm được vẽ nhiều trên các bình cổ đã cho chúng ta biết về cuộc sống hàng ngày ở Hy Lạp cổ đại. Được chứng thực bởi các phòng tắm công cộng – một nét văn hóa ở các thị trấn của đế chế La Mã, văn hóa tắm rửa chính thức được thể chế hóa khi thế lực ở các thành phố Hy Lạp bắt đầu tàn lụi.

Sự tập trung vào tình trạng sạch sẽ trong thần thoại và văn học của Hy Lạp và Rome phản ánh ý nghĩa đặc biệt của nó. Chẳng hạn như Homer liên tục nhắc đến việc Odysseus tắm rửa, còn Agamemnon bị sát hại trong bồn tắm khi trở về từ Troy. Sau đó, nhà thơ Ovid ở thế kỷ thứ nhất kể lại câu chuyện của Actaeon và Diana trong Metamorphoses, viết nên một trong những câu chuyện tàn bạo nhất của văn học kinh điển. Actaeon, một thợ săn đang lén lút rình con mồi, bỗng tình cờ gặp nữ thần Diana đang tắm trong rừng cùng các tiên nữ. Bị người thợ săn làm hoảng sợ, nàng biến gã thành một con nai bị mất khả năng nói chuyện, từ đó Actaeon không thể ngăn những tên thợ săn khát máu xé xác cơ thể mình.

Bức tranh ‘Diana and Actaeon’ (1556-1559)
của Titian tại Bảo tàng Quốc gia London

Câu chuyện này trở thành đề tài của nhiều nghệ sĩ thời Phục hưng, đáng chú ý nhất có lẽ là Titian. Ngày nay tại Phòng trưng bày Quốc gia London, bức tranh minh hoạt câu chuyện của ông (từ năm 1556–1559) mô tả Actaeon tại thời điểm xui xẻo khi vén tấm rèm làm lộ ra vẻ e lệ của một nữ thần khỏa thân. Các tiên nữ trần truồng xung quanh giật mình kinh sợ, chú chó nhỏ đang sủa và Diana đảo mắt đầy giận dữ. Trong khi đó Actaeon đứng chết trân, như thể anh biết rõ những rắc rối mình sắp gặp phải.

Cảnh tắm rửa rất phổ biến trong suốt thời kỳ Phục hưng và nghệ thuật Baroque. Bức tranh biếm họa gần như bị mất tích của Micheangelo, The Battle of Cascina (1504) có những người lính Florence đang tắm trên dòng sông thì đứng dậy do quân địch tiếp cận, trong khi bức tranh Woman Catching a Flea của Georges De La Tour (khoảng năm 1638) đem đến khía cạnh mới mẻ về việc làm sạch thân thể. Và trong một trong những bức tranh vĩ đại nhất của Rembrandt, từ năm 1654, mô tả Bathsheba đã buông xuôi chuẩn mực đạo đức của mình khi bị vị vua David tham lam dòm lén mình đang tắm, người đã lén lút rình xem bà đang tắm rửa.

Image result for The Battle of Cascina

Bức tranh biếm họa gần như bị mất tích của Micheangelo, The Battle of Cascina (1504) có những người lính Florence đang tắm trên dòng sông thì đứng dậy do quân địch tiếp cận.
Image result for Woman Catching a Flea

 Bức tranh Woman Catching a Flea của Georges De La Tour (khoảng năm 1638) đem đến khía cạnh mới mẻ về việc làm sạch thân thể.
Bức tranh Bathsheba (1654) của
Rembrandt van Rijn tại Bảo tàng Louvre, Paris

Vào thế kỷ 18 và 19 tại Pháp, các họa sĩ như François Boucher, J.A.D. Ingres, và Eugène Delacroix loại bỏ các liên tưởng kinh điển và cổ điển về cảnh tắm và bắt đầu sử dụng nó như một phương tiện để thể hiện nét đẹp khỏa thân một cách tự nhiên hơn. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, hình ảnh dòng nước chảy đã trở thành một nét đặc trưng ngày càng phổ biến trong giới tư sản, một dấu hiệu của sự văn minh hiện đại hòa hợp với cái nôi của nghệ thuật hiện đại. Hình ảnh người tắm trong hội họa – thường được tả trong không khí hoặc ngâm mình trong ao hay suối – giờ lại ở trong nhà.

Những cảnh phụ nữ đang tắm của Edgar Degas đã nói rõ về việc tắm rửa giờ là một hình nghi thức riêng tư, dù từ trước đến nay được xem là một hoạt động cộng đồng từ thời xa xưa, giờ đây lại gần như là một nghi thức mang tính cá nhân. Và điều đó lại đem đến nhiều tầng nghĩa phức tạp cho học thuyết chủ nghĩa hiện thực của ông.

Bức tranh Woman in a Tub (c. 1883) của 
Edgar Degas. Ảnh Wikimedia Commons 

Degas không phải là họa sĩ hiện đại duy nhất quan tâm đến việc tắm rửa. Các họa sĩ như Georges Seurat, Pierre-Auguste Renoir, Paul Cézanne, và Paul Gauguin đã vận dụng hình ảnh ẩn dụ này để giới thiệu một cách nhìn mới về vẻ đẹp tự nhiên của thể xác. Ví dụ, bức tranh Bathers at Asnières của Seurat (1884) đã đem đến một khung cảnh vĩnh hằng theo thời gian nếu nhìn từ xa: một nhóm người đang tắm đang cởi bỏ quần áo bên bờ sông thơ mộng. Tuy nhiên, nếu nhìn gần hơn, khung ảnh lại trở nên cận hiện đại hơn: Ở đường chân trời có các nhà máy ở vùng ngoại ô công nghiệp Clichy ở Paris đang thả khói lên trời, và kỹ thuật vẽ tranh lại kết hợp giữa các dải màu trừu tượng cùng các đường chéo song song.

Image result for Bathers at Asnières Seurat

Bức tranh Bathers at Asnières của Seurat (1884).

Vào những năm 1920, hình tượng người tắm đã trở thành một trong những khuynh hướng phổ biến nhất trong nghệ thuật hiện đại. Matisse, Georges Braque, Pablo Picasso, Pierre BonnardJean Metzinger đã vận dụng hình ảnh ẩn dụ ấy trong thế kỷ 20. Hình ảnh người phụ nữ đang tắm được phân mảnh, sắp xếp và phản chiếu theo trường phái lập thể, như một bức tranh có nhiều tầng lớp được phản phản chiếu qua một quả cầu disco. Theo trường phái siêu thực, hình tượng này còn biến đổi nhiều hơn, khi danh họa Salvador DalíJoan Miró lần lượt biến chủ thể của họ thành những khối thịt và những con nhện to lớn.

Bức tranh Female Bather by the Sea (1935)
của Carl Holty

Tất nhiên, chủ đề này còn có một phương diện ít tân tiến hơn. Mặc dù cảm hứng của các họa sĩ hiện đại về người tắm phần nào quyết định tổng thể bức tranh, những nỗ lực của họ phần nào đó ảnh hưởng đến chủ nghĩa nữ quyền. Dù có một số cảnh nam giới đang tắm gây xôn xao (Les Baigneurs của Picasso, 1921–22), chủ thể của những bức tranh phần lớn là nữ giới. Xét về phương diện này, ngay cả những tác phẩm vượt thời gian cũng ít nhiều bị mất tính khách quan, khiến chủ thể trong tranh nặng tính tình dục. Vì dù muốn dù không, các tác phẩm này vẫn phần nào mang tính thị dâm đối với công chúng.

Nữ thần Diana sẽ làm gì khi Picasso, Gauguin, hay Matisse xâm nhập vào sự riêng tư của cô ấy, điều đó thuộc về trí tưởng tượng của chúng ta. Về phần mình, Chan xem xét các đặc điểm khiêu dâm của hình ảnh một người đang tắm ở một góc độ tinh tế hơn. Theo quan điểm của ông, có điều gì đó thỏa mãn, đầy tưởng thưởng ở nét đẹp nghệ thuật này – những gì được mô tả là đáng lo ngại trong lịch sử thế giới, những niềm vui và khoái lạc thuần túy là điều chúng ta không thể xem là phù phiếm.

Tôi muốn tìm hiểu vẻ đẹp truyền thống của hình tượng người tắm“, ông bày tỏ đơn giản. “Đó là một chủ đề bao gồm tình dục, cơ thể con người, những gì thu hút và thay đổi thái độ của chúng ta.” Truyền thống hình ảnh như Chan thấy cũng gợi đến một số mối quan tâm thực sự tồn tại. “Có những câu hỏi thực sự ở đây, đó là như thế nào khi là một con người; mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên là gì nếu tự nhiên thật sự hiện hữu.” Nhưng cũng có hy vọng ở đây, đó là “có lẽ bằng cách làm sống lại một số chủ đề nhất định, chúng ta có thể tái tạo lại chính mình.


Người dịch: Long Hwarang
Nguồn: Artsy.net

Cùng tác giả

#Tag

art art history artist artwork western art history

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Khám phá tinh hoa ẩm thực Việt Nam qua ‘đôi mắt bí ẩn’ của Thái Linh
Khám phá tinh hoa ẩm thực Việt Nam qua ‘đôi mắt bí ẩn’ của Thái Linh
Series “Quán Ăn Bất Ổn” là một chuyến phiêu lưu khám phá nền ẩm thực Việt Nam đầy tinh hoa và bí ẩn qua con mắt của Thái Linh, một họa sĩ…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Điều gì giúp phân tách Nghệ thuật và Thiết kế là một câu hỏi phức tạp và được tranh luận sôi nổi bấy nay. Nghệ sĩ và designer đều tạo…