[Review game] We Happy Few : Câu chuyện về thế giới Phản địa đàng sau Thế chiến thứ hai

“Hẳn sẽ không quá kinh dị nếu nó không thể xảy ra.”

We Happy Few không thể ra mắt vào thời điểm nào hợp lý hơn (10/08/2018); giữa tình hình chính trị liên tục bất ổn và sự bệ rạc của chính quyền Trump tại Mỹ – cùng tần số dày đặc những câu chuyện kinh dị vào bản tin lúc 6 giờ mỗi tối – thật sự khiến chúng ta tin rằng mình đang sống vào thời kỳ Phản địa đàng.

Một phần khiến We Happy Few quá đỗi kinh dị là khả năng mọi thứ dường như trở nên vô cùng có thể. Thiết kế để đưa nỗi sợ vào thế giới thực, mọi thứ trở nên thật đến nỗi gần như vượt khỏi tầm kiểm soát, đây cũng là một phần ý định của nhóm làm game, theo lời nhà thiết kế Alex Epstein cho biết.

“Ý tôi là nó sẽ không đáng sợ đến thế nếu như nó không thể xảy ra,” Epstein nói.

Chớm thoát khỏi tầm với của thực tại, We Happy Few tưởng tượng nên một nền văn minh phản văn hoá vào những năm 60 khi mọi người chưa thể hoàn toàn bình phục từ Thế chiến thứ hai. Mọi người tự đánh lạc hướng mình bằng việc nghiện thuốc và uống viên “Joy” liên tục để củng cố bản thân. Có một kẻ lãnh đạo xấu xa thống lĩnh, nhưng đây không phải là năm 1984. Chính quyền không quan tâm rằng người ta làm gì mỗi ngày, chính quyền không phải là điều mà người chơi nên lo lắng. Đó là hàng xóm của bạn, những người có hứng thú vô tận vào cuộc sống của bạn, họ mới là mối bận tâm, họ sẽ là những người phán xét bạn.

Epstein kể rằng một trong những chủ đề lớn của game là “mọi người đều nói dối” (“everyone lies”). Những người hay xem phim House M.D. đều biết rằng đây là câu thoại yêu thích của nhân vật chính trong phim, nhưng Epstein nói rằng anh muốn khám phá cách chúng ta phản ứng lại với lời nói dối nữa kìa. Phần lớn ta có thể đoán ra khi nào mọi người nói dối, Epstein nhận định, qua những cử chỉ nhỏ mà não bạn bắt được. Những khoảnh khắc ngắn ngủi, những lời nói dối, gợi mở ra một bí mật lớn hơn và đem đến các gợi ý để người chơi tiếp tục.

We Happy Few là một thế giới nơi người ta nói dối theo nhiều mức độ do bị phụ thuộc vào thuốc Joy, họ cố gắng gạt bỏ điều những người khác nói là sự thật, một lời dối trá, hoặc một mảnh ký ức mờ nhạt là phần lớn của hành trình.

“Chúng ta đều có bộ máy xử lý tuyệt vời bên trong mình,” Epstein nói. “Chúng ta có bộ não này để đánh giá rằng một người đang nói dối và khi thông tin ấy được tiếp nhận, nó sẽ đưa ta đi xa. Khi ta nhận được rất nhiều gợi ý và bắt đầu đặt câu hỏi ngược lại, chúng ta lôi bản thân vào mạch kể.”

“Lời nói dối thú vị nhất tôi thấy là những lời nói dối trắng trợn (translucent lie),” Epstein nói. “Một lời nói dối trắng trợn xuất hiện khi nhân vật trong game nói với bạn điều gì đó và bạn biết rõ ràng họ đang không trung thực và bạn có thể đoán ra sự thật là gì. Cách họ nói dối, tại sao họ nói dối, sẽ cung cấp thông tin về người đó.”

Nói dối vốn rất hấp dẫn, nhưng We Happy Few cố gắng vặn xoắn mạch truyện rõ ràng để mọi thứ trở nên thú vị hơn. Trò chơi không kể chuyện về một chính quyền xấu xa vì nó đang nói dối công dân của mình. Kẻ phản diện chính, Uncle Jack, là một tên chơi thể thao ngu ngốc, người chỉ vô tình cầm cán cân quyền lực, Epstein nói. Vấn đề thực sự trong We Happy Few là những người hàng xóm đang nói dối ba nhân vật chính trong game, những người đang cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Không ai trong We Happy Few, ngoài ba người chơi chính, muốn nhớ lại bất cứ thứ gì. Họ nói dối bản thân mình và với tất cả những người xung quanh. Có một yêu cầu phải liên tục uống thuốc và đạt trạng thái lửng lơ, nếu không, họ sẽ truy lùng bạn. Chính phủ không sợ hỗn loạn, ngược lại, những người hàng xóm của bạn đang sợ hãi khi phải đối mặt với quá khứ kinh hoàng mà họ đang hết sức cố gắng để thoát khỏi.

“Đây không phải là trò chơi nói xấu chính phủ,” Epstein nói. “Đây là trò chơi nơi những người hàng xóm sẽ làm khó bạn, vì tất cả mọi người đều muốn tham gia vào việc đè nén sự thật mà họ vô cùng khó chịu khi nhắc lại. Nếu bạn bắt đầu nói về quá khứ, điều đó sẽ khiến họ hoảng sợ và họ sẽ không thể nào giả vờ là mình đã quên và họ phải đối mặt với điều đó. Họ sẽ truy lùng bạn với gậy bóng chày để tọng thuốc vào họng bạn. Đây không phải điều chính phủ làm. Hàng xóm mới thật sự là những người thực hiện điều đó. Đây là áp lực bầy đàn. Một thứ đáng sợ hơn.

“Nó đáng sợ hơn vì bạn có thể trốn tránh chính phủ, nhưng bạn không thể chạy trốn hàng xóm. Bạn không thể trốn tất cả mọi người được.”

Chạy trốn cũng là một ý tưởng thú vị khác mà We Happy Few tái sử dụng. Mọi thứ đều rõ ràng trước mắt. Có một vài thứ biến mất khỏi thế giới game mà nếu người chơi để ý kỹ hơn, họ sẽ thấy. Ví dụ cụ thể là trẻ em hoàn toàn biến mất khỏi We Happy Few. Epstein nói rằng trò chơi thường không đưa trẻ em vào vì sẽ mất thời gian model chúng và “mọi người sẽ rất khó chịu khi bạn giết trẻ em”. Giới hạn này cho phép Epstein mở ra cơ hội để khám phá một trong những ý tưởng ám ảnh nhất mà game đương đầu, một xã hội nơi trẻ em không tồn tại.

“Khi bạn bước vào quận vườn (garden district), mọi người dựng những thứ như cũi và đồ chơi bên trong và chẳng có trẻ em nào chơi chúng cả, nhưng có một vài đứa trẻ được làm từ bát đĩa, dao hay nĩa đang nằm ngủ trên giường,” Epstein nói, chỉ ra vài thứ kỳ lạ trong game cho người chơi khám phá. “Khi bạn bước vào làng, [mọi người] đang chơi ‘Simon Says’, chơi lò cò,  nhảy vào những vũng nước mưa, và tất cả đều la hét, ‘Bọn trẻ đâu rồi?’ Chúng tôi không bắt đầu với một tiêu đề chạy chầm chậm vào màn hình kể lể, ‘Ồ, bọn trẻ thế này thế kia, mà bạn phải đọc những dòng graffiti và những bức thư và sẽ có những nhân vật kể cho bạn chuyện gì đã xảy ra.”

We Happy Few không phải là một game kinh dị dù nó khá là khó chịu khi chơi; tựa như ai đó đang rút hết mọi niềm hạnh phúc khỏi thế giới này và thay thế bằng thuốc an thần giúp mọi người ổn định sau những sự kiện chấn động. Trò chơi bỏ qua yếu tố nhân văn khiến người ta thích thú, và đưa người chơi một nhiệm vụ khó nhằn hơn là tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mọi thứ thật sự hỗn loạn khi bàn về chính trị thời buổi này, thậm chí đó không phải là ý định của Epstein, nhưng We Happy Few không thể nào thời đại hơn được nữa.

Ghi nhớ điều đó trong đầu chỉ khiến mọi thứ khó chịu hơn trong hành trình chơi, và khiến We Happy Few trở nên vô cùng thích hợp vào khoảng thời gian này – thậm chí khi bối cảnh game diễn ra cách đây 50 năm đi chăng nữa.

Bản đầy đủ của We Happy Few đã ra mắt trên PlayStation 4Xbox One và Windows PC vào 10 tháng Tám, 2018.


Nguồn: polygon

Cùng tác giả

#Tag

chính trị game nói dối pc play station review trump we happy few window xbox one

iDesign Must-try

Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 1)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 1)
Hầu hết tất cả chúng ta đều đã nghe trò chơi điện tử có thể gây nghiện và chúng ta không nên chơi game quá nhiều. Nhưng liệu trong chúng…
Hoa - Tựa game thuần Việt theo phong cách Ghibli sẽ khiến con tim bạn ‘xốn xang’
Hoa - Tựa game thuần Việt theo phong cách Ghibli sẽ khiến con tim bạn ‘xốn xang’
Một trò chơi của người Việt Nam nhưng lại mang đậm âm hưởng màu sắc đến từ Nhật Bản.
Những điều mà Designer nên học từ thiết kế UX của game triệu đô Candy Crush
Những điều mà Designer nên học từ thiết kế UX của game triệu đô Candy Crush
Một trong những cách tốt nhất để cải thiện thiết kế là học và nghiên cứu từ những sản phẩm vĩ đại. Không có gì quá bất ngờ khi Candy Crush…
Mùa dịch chơi Animal Crossing rồi mở luôn… triển lãm nghệ thuật trên game
Mùa dịch chơi Animal Crossing rồi mở luôn… triển lãm nghệ thuật trên game
Thật là một khoảng thời gian thử thách với những nhà sáng tạo – rất nhiều người đã mất việc, nhưng trong lúc cơn lo lắng đang dâng cao, có…
Những tựa game dễ chịu để giải sầu khi tự cách ly tại nhà
Những tựa game dễ chịu để giải sầu khi tự cách ly tại nhà
Thường thì ta luôn cảm thấy chẳng có đủ thời gian để xem Netflix, vì có quá nhiều chương trình thú vị để theo dõi. Thế nhưng mọi sự đã…
Những minh hoạ “phẳng” về cuộc sống thường ngày của Martina Paukova
Những minh hoạ “phẳng” về cuộc sống thường ngày của Martina Paukova
Giữa thời điểm tốt nghiệp trường London College of Communication vào năm 2012, và hoàn thành bằng thạc sỹ năm 2015, tên tuổi của nghệ sĩ minh hoạ Martina Paukova…