Sự thật bẽ bàng đằng sau những vũ công ba-lê trong các tác phẩm của Edgar Degas

Nguồn: Edgar Degas.

Tinh thần cốt lõi của bộ môn ba-lê vẫn không thay đổi quá nhiều kể từ khi được sinh ra vào thế kỉ thứ 15 ở Ý. Tuy vậy hình ảnh phổ biến của môn nghệ thuật đầy tính truyền thống này đã được định hình bởi tài năng của một nghệ sĩ hiện đại: Hilaire-Germain-Edgar Degas.

Những cô gái trẻ trong bộ váy hoa xòe xuất hiện trong gần 1500 bức họa và tranh vẽ mà Degas đã dành cho môn ba-lê là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của họa sĩ người Pháp. Thoạt đầu, Degas đã cho thấy một thế giới xinh đẹp ngây thơ với buổi biểu diễn đầu tiên. Các tác phẩm này có liên quan mật thiết với một văn hóa hành xử đáng sợ mà những khán giả đương đại có thể cảm thấy sốc.

Degas đã thực hiện gần 1500 bức họa và tranh vẽ về các vũ công múa ba-lê, tuy nhiên họ đều có một quá khứ không suôn sẻ. Nguồn: Edgar Degas.

Dù trở nên thịnh hành chưa từng thấy trong thời đại của Degas, bộ môn ba-lê và hình ảnh vũ công múa ba-lê đã phải hứng chịu một định mệnh nghiệt ngã vào những năm 1800. Một vài buổi biểu diễn đã bị rút gọn thành những buổi diễn ngắn trong giờ giải lao tại các vở opera như một màn giải khuây cho người tham dự buổi hòa nhạc khi họ nhìn chằm chằm vào đôi chân không được che lại của những vũ công.

Bộ môn ba-lê đảm nhận vai trò của màn trình diễn tại quán rượu giải trí. Ở Paris, thành công của bộ môn này gần như dựa vào các giao kết xã hội.

Hoạt động tình dục cũng là một phần trong công việc của những vũ công ba-lê và nhà hát opera chính của thành phố, Palais Garnier, được thiết kế trang phục phục vụ cho việc này. Một căn phòng sang trọng nằm sau sân khấu gọi là foyer de la danse (phòng giải lao trong rạp hát) là nơi mà các vũ công sẽ khởi động trước khi trình diễn. Tuy nhiên nó cũng là một khu vực dành cho những người đàn ông, nơi mà những người đăng kí xem opera sẽ thực hiện giao thương, làm quen và gạ gẫm các vũ công ba-lê.

Những vụ công ba-lê trẻ có xuất thân nghèo khó và phải đối mặt với việc bị săn đuổi và lạm dụng. Nguồn: Edgar Degas.

Những mối quan hệ này luôn nằm trong một hệ thống quyền lực không cân xứng. Những thành viên trẻ của đoàn ba-lê sẽ tham gia môi trường đào tạo chuyên nghiệp từ lúc còn nhỏ. Nhiều vũ công trong giai đoạn đào tạo, thường được gọi là petits rats (chuột nhắt) đều có xuất thân nghèo khó và thuộc tầng lớp lao động. Họ thường tham gia môn ba-lê này để hỗ trợ gia đình với cường độ làm việc 6 ngày một tuần thật kinh khủng.

Do đó thu nhập và sự nghiệp của những vũ công cũng bị những người đàn ông giàu có sau cánh gà dòm ngó. Họ bị áp đặt kì vọng phải nương theo sự ưu ái của những người đàn ông ấy và thường xuyên bị chính người mẹ của họ thúc giục để kích thích ham muốn của khách. Các mối quan hệ như thế có thể là kế sinh nhai cho những vũ công nghèo. Giới quý tộc và những nhà tài phiệt này không chỉ nắm quyền lực trong xã hội mà họ còn bao luôn cả hoạt động của đoàn biểu diễn.

Những người đàn ông như thế nắm trong tay quyền quyết định ai sẽ có công việc béo bở và ai sẽ bị loại. Là người bảo trợ của cô gái, anh ta có thể cho cô cuộc sống sung túc, trả chi phí căn hộ hoặc những buổi học riêng để nâng cao vị thế của cô trong đoàn. Văn hóa nhà chứa mại dâm của môn múa ba-lê trở nên phổ biến đến mức thậm chí những vũ công thành đạt không hề có ý định lựa chọn hoạt động mại dâm lại bị nghi ngờ là đã thực hiện công việc này rồi.

Thế lực ngầm đầy nham hiểm

Văn hóa chính trị tình dục trong foyer de la danse (phòng giải lao trong rạp hát) khiến Degas đặc biệt thích thú. Thực tế, rất ít tác phẩm khắc họa của ông phơi bày thực tại trần trụi về bộ môn này. Thay vào đó người nghệ sĩ chỉ mô tả những điều nằm sau cánh gà, trong lớp học hoặc lúc diễn tập. Trong các tác phẩm như “L’Étoile (The Star),” năm 1878, ông khắc họa khung cảnh khép màn vào cuối buổi biểu diễn cùng với hình ảnh người vũ công chùn gối cúi chào khán giả dưới ánh đèn sân khấu. Phía sau cô, một người đàn ông trong bộ lễ phục màu đen nhã nhặn nấp trong màn che với gương mặt bị tấm rèm vàng che lại.

Những hình ảnh ghê rợn như thế cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm như “Dancers, Pink and Green” được thực hiện vào khoảng năm 1890. Đôi khi người xem sẽ bị cuốn vào góc nhìn của những tay chơi giàu có. Trong tác phẩm “Dancers at the Old Opera House,” sân khấu biểu diễn được khắc họa với góc nhìn từ phía sau cánh gà.

Degas đã ưu ái cho các phân cảnh những vũ công ba-lê, chị thợ giặt, thợ nón và trang phục nữ và các thành viên khác từ các tầng lớp thấp trong xã hội Paris. Nguồn: Edgar Degas.

“Mọi người gọi tôi là họa sĩ của những cô vũ công,” Degas có nói với nhà buôn nghệ thuật người Paris Ambroise Vollard. “Dường như họ chưa bao giờ coi mối quan tâm của tôi dành cho những vũ công nằm ở việc khắc họa các điệu nhảy và vẽ bộ đồ xinh đẹp.

Tuy nhiên Degas không coi bộ môn ba-lê là một hình thức nghệ thuật và cũng không quan tâm lắm đến nó chứ đừng nói đến những bộ váy xòe màu pastel kia. Ông đã cố gắng bắt lấy thực tế của bộ môn này, những thứ nằm phía sau bài biểu diễn hay ho và được dàn dựng kĩ lưỡng.

Điều này liên hệ mật thiết với sự quan tâm to lớn hơn của Degas về thực tại khốc liệt của cuộc sống hiện đại. Dù có liên quan đến trường phái Ấn Tượng, một phong trào nghệ thuật ảnh hưởng to lớn đến các tác phẩm của ông, Degas mong muốn được gọi là nghệ sĩ chủ nghĩa Hiện Thực. Các vật thể với bề ngoài thô ráp và ánh sáng nhân tạo đã khiến những tác phẩm của ông trở nên khác biệt so với những bức họa sáng màu vẽ ngoài trời từ những nghệ sĩ như Claude Monet. Trong khi Monet chủ yếu tập trung vào các hiệu ứng ánh sáng và màu sắc, Degas lại say mê với việc bắt lấy hình dáng cơ thể đang chuyển động.

Tuy nhiên việc Degas lảng tránh những hình ảnh duyên dáng ủy mị lại là một quyết định thận trọng cho nghệ sĩ nào theo đuổi sự chân thật.

“Ngôn ngữ thị giác về lòng trắc ẩn không được bất kì nghệ sĩ nghiêm túc nào ở những năm 1870 và 1880 ứng dụng,”

Germaine Greer chia sẻ trong The Guardian, “bởi hình thức nghệ thuật công khai về sự ủy mị ngầm định lúc bấy giờ.” Những anh chàng khôi ngô và cô bé má phúng phính với đôi mắt ngấn lệ là hình ảnh thường hay bắt gặp, giống như hình ảnh những chú mèo con với bộ lông mềm mại như thời nay.

Bị đối xử nhẫn tâm

Một trong những bức họa nổi tiếng nhất của Degas về một vũ công không nằm ở hình thái một bức họa mà là tác phẩm điêu khắc bằng sáp – một chất liệu phù hợp với các nghệ sĩ những năm 40 khi thị giác của họ dần suy yếu. “Little Dancer Aged Fourteen,” một bức tượng kích thước thực về thiếu nữ “chuột nhắt”, chỉ được trưng bày công khai một lần trong đời của người nghệ sĩ và scandal lớn từ đó đã khiến Degas không thể tổ chức triển lãm các tác phẩm điêu khắc của ông thêm nữa.

“Little Dancer Aged Fourteen” đã gây nên một scandal lúc Degas lần đầu tiên công bố nó. Nguồn: Edgar Degas.

Nhân vật “Little Dancer” đã từng có diện mạo hơi khác biệt so với những gì mà chúng ta được thấy hôm nay. Degas đã cho cô mặc một bộ váy xòe, áo yếm, tất dài và giày mũi nhọn. Cô cũng có bộ tóc thắt bím với một cái nơ xanh và dây ruy-băng cột xung quanh cổ. Một vài nhà phê bình so sánh nó với tác phẩm bằng sáp của Madame Tussaud. “Nghệ thuật còn có thể tệ hơn thế này nữa không?” một nhà văn nặc danh hỏi. Nhà phê bình nghệ thuật Paul Mantz miêu tả vũ công là “sự suy đồi tuổi mới lớn” với một “gương mặt đầy những lời hứa hẹn trụy lạc xấu xa.” Mantz bày tỏ thành kiến với những vũ công ba-lê: “Cô hướng mặt và mõm mình về trước cùng với sự vô liêm sỉ và từ này là hoàn toàn chính xác bởi cô bé này là một chú chuột non.”

Marie van Goethem là cô “chuột nhắt” tạo hình cho tác phẩm điêu khắc ấy và cô dường như đã tham gia nền kinh tế săn đuổi tình dục trong thế giới ba-lê để mưu sinh. Van Goethem đã khuất bóng khỏi tầm mắt công chúng sau khi tác phẩm điêu khắc hoàn thành. Sau khi trễ buổi diễn tập, Paris Opera Ballet đã bỏ cô ra khỏi danh sách. Cô thiếu niên có lẽ đã trở về nhà để đi theo vết xe của mẹ – một thợ giặt, có thể là gái mại dâm – và người chị lớn hơn, cũng một cô gái hoạt động mại dâm.

Cuộc sống rất tàn bạo với những vũ công ba-lê người Pháp và mọi thứ không hề trở nên dễ dàng hơn qua bàn tay của Degas. Dù được biết người nghệ sĩ đã từ chối thay đổi mô hình, sự nhẫn tâm của ông đã tự cất tiếng nói theo nhiều cách khác nhau. Để bắt lấy hình dáng và nguyên lý chuyển động của các vũ công, Degas yêu cầu người mẫu của mình tạo dáng trong nhiều giờ liền và chịu đựng sự đau khổ khi duy trì các tư thế xoay thẳng đứng. Ộng muốn bắt lấy “những cô khỉ nhỏ”, “duỗi khớp “ và đặt tư thế lên thanh xà. “Có lẽ đã quá nhiều lần tôi coi phụ nữ như một con vật,” ông từng chia sẻ với họa sĩ Pierre Georges Jeanniot trong giây phút bày tỏ chân thật.

Ngày nay, sự đối xử mà Degas dành cho các vũ công ba-lê mà ông vẽ thường bị bỏ qua. Nguồn: Edgar Degas.

Degas là một người đàn ông nhẫn tâm và khó tính. Ông là một người ghét bỏ phụ nữ. Những người đồng trang lứa dường như rất e ngại về tính cách chống đối của ông với phụ nữ, một tai tiếng trong xã hội vốn đã có định kiến phân biệt chủng tộc từ lâu.

Những khán giả đương đại giờ đây cảm thấy thích thú với bàn tay cực kì tài hoa và phong cách ứng dụng chất liệu màu sắc của ông. Dù có thể bày tỏ sự cảm thông đối với những vũ công trong tác phẩm của Degas từ góc nhìn chính thống, những tủi nhục mà các cô gái nhỏ tội nghiệp đã phải hứng chịu có thể đã bị phớt lờ. Một cái nhìn sát sao hơn cho các tác phẩm này sẽ cho thấy cách mà người nghệ sĩ xuyên qua bề ngoài hào nhoáng của môn ba-lê và tiết lộ nhiều điều bí ẩn, khó khăn và vẻ đẹp trần trụi của nó.

Tác giả: Julia Fiore
Người dịch: Đáo
Nguồn: CNN Style

Cùng tác giả

#Tag

ballet dancer edgar degas Heirstory vũ công ba-lê

iDesign Must-try

Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
1928: Victoire của René Lalique Các tác phẩm của điêu khắc của Lalique gần như là hét lên rằng “Art Deco”, chuẩn mực đối với phong cách này tới mức…