Những bức bích họa tinh tế được kiến tạo từ Tove Jansson - tác giả của Moomins huyền thoại

Ngoài một thế giới của Moomin, họa sĩ kiêm nhà văn Tove Jansson còn nổi tiếng với những bức tranh vẽ tường và các tác phẩm cho không gian công cộng từ những năm 1940 trở về sau.

Các chủ đề mà Jansson sử dụng trong tác phẩm khổ lớn thường là sự trốn chạy khỏi thực tế khắc nghiệt và sự khốn cùng của chiến tranh. Ngoài việc kể chuyện, các tác phẩm còn nhằm mục đích giải trí và tiếp thêm nghị lực.

Moomins

Tove Jansson đã mang ánh sáng và sắc màu của nghệ thuật đến đất nước Phần Lan đang hồi phục sau các cuộc chiến trong những năm 40 và 50 với những bức bích hoạt linh hoạt và các tác phẩm hoành tráng của bà trong không gian công cộng. Mặc dù một số tác phẩm hướng trực tiếp đến trẻ em nhưng người lớn cũng có thể tìm thấy những cung bậc khác nhau trong đó.

nguồn: Moomin.com

Trang trí cửa sổ kính màu cho nhà hàng Tullinpuomi, 1941

Các cửa sổ kính màu trong nhà hàng Tullinpuomi là công trình thuộc không gian công cộng đầu tiên mà Tove Jansson thực hiện. Những bức tranh trang trí cửa thang máy này tại nhà hàng ở Helsinki, Phần Lan được hoàn thành vào năm 1941.

Tranh trên cửa kính màu cho trường nữ sinh Apollonkatu, 1944

Các bức tranh kiếng được Tove Jansson tiếp tục thực hiện tại trường nữ sinh Apollonkatu ở Helsinki. Hiện tại, một bản sao cho tác phẩm gốc của Jansson đang được trưng bày tại cùng một cơ sở, hiện được sử dụng cho trường tiểu học Minervaskolan.

Electricity & Resting after work, 1945

Tove Jansson đã nhận được một lời đề nghị lớn đầu tiên trong sự nghiệp của mình từ công ty cơ điện Oy Strömberg Ab vào năm 1945 với mong muốn của họ là có một bức bích họa cho căn-tin của nhà máy ở Pitäjänmäki, Helsinki. Tove muốn giúp công nhân có được cảm giác thư thả và do đó, bà đã vẽ một khoảnh khắc thư giãn nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khách hàng sẽ thích thú với một bức tranh mô tả nhà máy hơn nên Tove đã vẽ một bức tranh khác có các yếu tố như tia chớp và dây cáp điện cho thấy sự liên quan đến chủ đề nhà máy.

Bức tranh cho căn-tin mang tên Electricity and Resting after work, hoàn thành năm 1945.

Do liên quan đến việc cải tạo nhà máy vào những năm 1960, hai tác phẩm đã được dỡ bỏ khỏi căn-tin và tặng cho Thành phố Helsinki. Gần đây chúng đã được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Helsinki, Phần Lan.

Party in the City & Party in the Countryside, 1947

Năm 1947, Thành phố Helsinki đã đặt hai bức tranh tường lớn từ Tove Jansson. Những bức tranh ban đầu được thực hiện cho một nhà hàng tại Tòa thị chính Helsinki. Khi bà vẽ các bức bích họa, Party in the City (Bữa tiệc ở phố thị) và Party in the Countryside (Bữa tiệc ở nông thôn) năm 1947, thực chất là với lí do để ăn mừng – chiến tranh đã kết thúc và mọi người một lần nữa có được sự tự do để reo vui và nhảy múa.

Năm 1974, các bức bích họa được chuyển đến tiền sảnh Arbis, trung tâm giáo dục dành cho người lớn nói tiếng Thụy Điển ở Helsinki. Năm 2014, bảo tàng Ateneum đã mượn các bức bích họa cho triển lãm Tove Jansson và Arbis đã có các bản sao chất lượng cao cho cơ sở của họ.

Giờ đây khi đã phục chế, hai bức bích họa ban đầu đã được chuyển đến Bảo tàng Nghệ thuật Helsinki để chúng cũng được duy trì trong tình trạng tốt trong tương lai.

Bức tranh tường mang màu sắc thần tiên cho một trường mầm non tư thục, 1949

Năm 1949, Tove Jansson vẽ hai bức tranh tường cho trường mầm non tư thục ở Kotka, Phần Lan. Các bức tranh toàn cảnh lớn này có sự xuất hiện của nhân vật nổi tiếng trong câu chuyện về Moomin của Tove cũng như các nhân vật điển hình trong truyện cổ tích. Chúng được thực hiện bằng kỹ thuật al secco*.

Cơ sở của trường mẫu giáo hiện nay đã được dùng làm văn phòng cho cơ quan quản lý giáo dục mầm non ở thành phố Kotka và các tác phẩm này không được trưng bày công khai.


*Al Secco: Một kĩ thuật vẽ tranh tường, trong đó màu được đắp trên vữa khô, một kĩ thuật tương tự là Al Fresco (n.d)


Tranh tường cho trường hải quan Kotka, 1952

Năm 1952, vài năm sau những bức tranh cho trường mẫu giáo ở Kotka, Tove cũng vẽ một bức tranh tường cho căn-tin hiện phục vụ cho trường Cao đẳng nghề Etelä-Kymen ở Kotka.

Chủ đề bức tranh là người thủy thủ, ngọn hải đăng và nàng tiên cá cho thấy nơi đây từng là căng tin của trường Hàng hải. Bức tranh trên tường căn-tin đã bị ảnh hưởng trong những năm qua, chẳng hạn như do ghế căng tin và thức ăn làm vấy bẩn. Lớp thạch cao đã bị bong tróc ở một số chỗ. Theo dữ liệu lịch sử, hình ảnh của nhân vật Moomin trong tác phẩm này có thể đã biến mất do phần dưới bức tranh bị hư hại.

A Story from the Bottom of the Sea, 1952

Thành phố Hamina ở Phần Lan đã đặt hai bức tranh tường từ Tove Jansson để mừng lễ kỷ niệm thứ 300 của thành phố vào năm 1953.

Bức tranh tường của bà mang tên A Story from the Bottom of the Sea được hoàn thành cho Clubhouse ở Hamina vào năm 1952 mô tả cảnh biển cả. Một bức tranh khác từ năm 1952 cho thấy lịch sử của thành phố Hamina.

Tranh ở học viện Domus, 1953

Năm 1953, Tove Jansson sơn ký túc xá sinh viên của Học viện Domus ở Helsinki và trang trí cửa thang máy ở sảnh dưới. Bà sống tại khu nhà này vào những năm 1940 và in dấu của mình trên các bức tường của tòa nhà.

Học viện Domus, sau này hoạt động với tên gọi Hostel Domus Academica, đã đổi mới thương hiệu của mình vào mùa xuân năm 2019 và hiện hoạt động như một hostel mang tên Both Helsinki.

Lintu Sininen (Bird blue), 1953

Bức tranh tường của Tove Jansson được vẽ bằng kĩ thuật al secco, Lintu Sininen, hoàn thành vào năm 1953 trong phòng ăn lớn của trường Karjaa. Dưới đây là một câu chuyện kể bởi nhà sử học nghệ thuật Solveig Eriksson:

Tại Karjaa, Phần Lan, Tove Jansson được giao nhiệm vụ trang trí phòng ăn của tòa nhà do Hilding Ekelund thiết kế. Tòa nhà sau đó thuộc về một trường tiểu học tiếng Thụy Điển.

Bức tranh cao 190 cm và rộng 360 cm, bao phủ hầu hết bức tường phía sau của phòng ăn và được thực hiện bằng kỹ thuật secco trực tiếp lên tường. Jansson đã sử dụng gần bốn mươi sắc thái màu khi vẽ bức bích họa này. Màu sắc của tác phẩm rực rỡ và đa dạng, hầu hết mỗi chi tiết đều có màu khác nhau nhưng tổng thể vẫn hài hòa và cân đối, gần như làm ta mơ màng vì sự bình lặng toát ra từ bức tranh. Là một nghệ sĩ, Tove muốn vẽ tác phẩm mà học sinh trong trường có thể tìm thấy các chi tiết chúng thích trong tranh. Tove đã đơn giản miêu tả những chủ thể khiến cô bị mê hoặc khi còn nhỏ: những con mèo, con ngựa, ngọn hải đăng, biển cả và thác nước.

Vào năm 1953, khi một nhà báo của tờ Västra-Nyland hỏi Jansson về chi tiết bức tranh: Liệu cậu bé ngủ gục bên hòn đá kia có phải đang trong lúc đọc bài tập về nhà của mình, Tove đã trả lời: “Ai cũng có quyền ngủ gật vì thứ khiến họ khó chịu cả!”

Câu trả lời cho thấy thái độ nhân đạo của Jansson được tạo nên bởi sự hài hước của bà. Jansson cũng đã nói về Moomintroll ở phía bên trái bức tranh: “Moomintroll trong bức tranh này rất nhút nhát, đó là lý do tại sao cậu ẩn mình giữa thảm thực vật. Cậu ấy luôn thay đổi màu sắc theo tâm trạng. Dù sao thì cậu cũng không thông minh hay tài giỏi nhưng lại là một người rất tốt bụng và đáng mến.”

Ten Virgins, 1953

Elsi Borg, kiến trúc sư của Nhà thờ Teuva đã đặt một bức tranh thờ từ Tove Jansson. Trong một tháng, Tove đã thực hiện một bức tranh thờ rộng 5 mét lên tường của nhà thờ đang được xây dựng vào mùa hè năm 1953, sau khi dành toàn bộ mùa xuân để lên kế hoạch và chuẩn bị công việc của mình. Ten Virgins là bức tranh thờ duy nhất mà vị họa sĩ từng vẽ.

Nhà thờ Teuva vẫn mở cửa và tác phẩm này vẫn có thể được nhìn thấy nếu bạn ghé thăm nơi này.

Fantasy, 1954

Vào tháng 6 năm 1954, Tove vẽ Fantasy cho nhà ăn của nhân viên tại Ngân hàng Liên minh Bắc Âu, chi nhánh Helsinki (trụ sở chính của Ngân hàng vào thời điểm ấy). Bức tranh vẽ bằng kĩ thuật tempera rộng ba mét trên vải bố (canvas) hiện thuộc sở hữu của Art Foundation Merita và không còn ở vị trí ban đầu của nó hay trưng bày công khai vào lúc này.

Play, 1955-1957

Ảnh: Hannu Aaltonen / FNG

Trong những năm 1955-1957, Tove Jansson đã vẽ những bức tranh tường có hình ảnh các nhân vật trong truyện Moomin cho cầu thang của Bệnh viện Nhi đồng Aurora ở Helsinki, Phần Lan. Ý tưởng đằng sau tác phẩm có tên Play là trẻ em sẽ hào hứng khi xem các nhân vật chơi đùa và phần nào quên đi việc phải nằm viện.

Các bức tranh này đã làm hài lòng hơn một triệu trẻ em và gia đình của các em nhỏ ở bệnh viện Aurora trong khi phòng khám ngoại trú đang được sử dụng. Các đơn vị dành cho trẻ em của Aurora đã được chuyển đến Bệnh viện Trung tâm Đại học Helsinki vào năm 1997 và vào năm 1998, Kari PetäjäMaija Poskiparta đã thực hiện một bản sao của bức bích họa cho cầu thang cho Bệnh viện Nhi đồng.

Tại Bảo tàng Nghệ thuật Helsinki của Phần Lan, có một phần giới thiệu bản phác thảo các bức tranh tường của Bệnh viện Aurora từ những năm 1950 bởi Tove Jansson. Ngoài các bản phác thảo nháp ban đầu, bản sao một phần của bức tranh tường cho bệnh viện cũng từng được trưng bày tại bảo tàng.

Bức bích họa ba phần tại trường mầm non Taikurinhattu, 1984

Năm 1984, Tove Jansson, khi ấy 70 tuổi, đã vẽ tác phẩm hoành tráng cuối cùng của mình cho trường mẫu giáo Taikurinhattu ở Pori, Phần Lan. Bức tranh tường ba phần ở sảnh lớn giới thiệu Moominvalley vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Trường được thiết kế bởi anh trai của Tuulikki Pietilä (người bạn đời của Tove Jansson) và vợ anh, kiến trúc sư ReimaRaili Pietilä. Tên của trường gợi nhắc đến cuốn sách Finn Family Moomintroll của Tove (Taikurinhattu trong tiếng Phần Lan.)


Dịch: Lệ Lin
Nguồn: moomin.com


Cùng tác giả

#Tag

bích họa Heirstory moomin mural art tove jansson tranh tường trẻ em

iDesign Must-try

Thiên nhiên sống động qua nét bút đơn sắc của Tomoaki Murayama
Thiên nhiên sống động qua nét bút đơn sắc của Tomoaki Murayama
Với niềm say mê đặc biệt dành cho nghệ thuật và tình yêu thiên nhiên ngay từ thuở bé, Tomoaki Murayama, một nghệ sĩ Nhật Bản đã tạo nên vô…
Những bức tranh tường ẩn mình dưới làn nước của Sean Yoro
Những bức tranh tường ẩn mình dưới làn nước của Sean Yoro
Bằng tình yêu với vẻ đẹp xanh thẳm của đại dương bao la, họa sĩ đường phố Sean Yoro đã tạo nên những bức tranh tường nằm giữa lằn ranh…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…