Nấm, Thế giới Cổ tích và Alice ở Xứ sở Thần tiên (phần 2): Hành trình trở thành biểu tượng của nấm

Hình ảnh về loài nấm từ lâu đã gắn liền với những điều siêu nhiên trong nghệ thuật và văn học, từ những cây nấm xếp thành hình tròn trong các câu chuyện cổ tích đến Alice của Lewis Carroll. Điều này cho ta biết gì về kiến thức trước đây về những loài nấm gây ảo giác? Tác giả của bài viết này – Mike Jay – xem xét các báo cáo ban đầu về những ảo ảnh do nấm gây ra và cách một loài đặc biệt trở thành mô típ cổ tích của vùng đất thần tiên thời Victoria.


Mike Jay đã có nhiều bài viết về lịch sử khoa học và y tế. Những cuốn sách của Jay về lịch sử thuốc phiện bao gồm High Society: Mind-Altering Drugs in History and Culture và cuốn sách gần đây nhất của ông là Mescaline: A Global History of the First Psychedelic.
Bài viết này được đăng trên trang The Public Domain Review tháng 10/2020.


Các tác phẩm về thế giới thần tiên của Margaret Tarrant



Mối quan tâm đến văn hóa truyền thống mở rộng sang văn hóa dân gian châu Âu. Một thế hệ mới của những nhà sưu tầm văn hóa dân gian, chẳng hạn như Anh em nhà Grimm, nhận ra rằng sự di cư của các tầng lớp nông dân đến thành phố đang phá hủy những câu chuyện dân gian, bài hát và lịch sử truyền miệng hàng thế kỷ với tốc độ đáng báo động. Khi các truyền thống cổ tích thời Victoria xuất hiện, nó được thấm nhuần bởi một xúc cảm từ chủ nghĩa Lãng mạn, trong đó các truyền thống mộc mạc nay không còn thô kệch và lạc hậu mà đẹp như tranh vẽ và phần nào đó linh thiêng. Đây còn là một sự giải phóng khỏi sự hiện đại công nghiệp để trở về với một vùng đất cổ xưa, thường là của người ngoại giáo.

Chủ đề này cho phép các nhà văn và nghệ sĩ, những người dưới vỏ bọc sáng tạo ngây thơ, có thể khám phá các chủ đề gợi cảm và khiêu dâm với sự táo bạo vượt ra ngoài giới hạn trong các thể loại hiện thực hơn, cùng lúc tái hiện lại vùng nông thôn lầy lội và nghèo khó qua lăng kính của những cảnh cổ điển và phần nào mang phong cách tinh nghịch, vui tươi.

Những truyền thuyết về thực vật và hoa lá đã được tuyển chọn cẩn thận rồi được dệt thành những tấm thảm siêu nhiên với các nàng tiên hoa và khu rừng đầy cám dỗ, nấm – đặc biệt là các loài nấm lớn (toadstool) – xuất hiện muôn nơi. Những vòng tròn nấm trong cổ tích và những chú lùn ngự trong ngôi nhà nấm đã được tái chế thông qua văn hóa họa tiết và trang trí bằng hình ảnh cho đến khi chúng trở thành biểu tượng của chính thế giới thần tiên.

Bức tranh vẽ bằng màu nước về loài nấm tán giết ruồi, 1892.
Dù không rõ tên người vẽ, bức tranh được cho là vẽ tại một lớp nghệ thuật gần Bristol, Anh,
dòng chữ viết “Agaricus muscarius” và “Leigh woods Sept / 92

Mặc dù có mặt ở khắp mọi nơi và thi thoảng được xem là có sự liên kết với các linh hồn thiên nhiên, loài nấm trở thành họa tiết đặc biệt của xứ sở thần tiên không phải là liberty cap mà là loài nấm tán giết ruồi (Amanita muscaria). Loài này có thể gây ra tác dụng thần kinh nhưng không giống như liberty cap, nó cung cấp psilocybin với liều lượng đáng tin cậy. Nấm tán giết ruồi chứa hỗn hợp các alkaloid – muscarine, muscimol, axit ibotenic – tạo ra một loại cocktail độc hại và khó đoán. Các biểu hiện có thể bao gồm chóng mặt và mất phương hướng, chảy nước dãi, đổ mồ hôi, tê môi và tứ chi, buồn nôn, co giật cơ, ngủ và cảm giác mơ hồ,… Ở liều thấp hơn, không có biểu hiện nào trong số này; ở liều cao hơn, chúng có thể dẫn đến hôn mê và trong một số trường hợp hiếm hoi là tử vong.

Không giống như liberty cap, nấm tán giết ruồi rất khó bị bỏ qua hoặc xác định sai, và độc tính của nó đã được khẳng định trong nhiều thế kỉ. Có người tranh luận rằng chỉ riêng ánh hào quang của vẻ đẹp bên ngoài và sự nguy hiểm tiềm ẩn cũng đủ để giải thích mối liên hệ của nó với thế giới của các nàng tiên. Tuy nhiên, cùng lúc đó, tác dụng làm thay đổi tâm trí của loài nấm ấy ngày càng được biết đến rộng rãi hơn, không phải ở câu chuyện xa xưa nào của xứ Anh mà từ việc nó được phát hiện sử dụng làm chất say trong các dân tộc xa xôi ở Siberia.

Thi thoảng trong thế kỷ mười tám, các nhà thám hiểm người Thụy Điển và Nga đã trở về từ Siberia với những câu chuyện du hành kể về các pháp sư, việc đoạt hồn và đầu độc bằng những loài nấm quá thể sặc sỡ. Nhưng ghi chép đầu tiên về chính trải nghiệm của bản thân về những điều ấy phải từ một du khách người Ba Lan tên là Joseph Kopék. Anh đã viết lại mọi thứ trong cuộc hành trình vào nhật kí du hành của bản thân và được xuất bản năm 1837.

Minh họa của Ivan Bilibin cho ấn bản năm 1899 của câu chuyện cổ tích Nga ‘Vasilisa the Beautiful’.

Vào khoảng năm 1797, sau khi sống ở Kamchatka được hai năm, Kopék bị ốm sốt và được một người dân địa phương mách cho một loại nấm “thần kỳ” có thể chữa khỏi bệnh. Anh ăn nửa phần của nấm tán giết ruồi và chìm vào cơn mê sảng. “Như thể bị nam châm hóa”, anh bị lôi cuốn qua “những khu vườn hấp dẫn nhất, nơi dường như chỉ có khoái cảm và cái đẹp”.

Anh ta tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài và lành; sau đó Kopék nốc liều thứ hai, mạnh hơn, khiến anh chìm vào mộng mị và có chuyến du hành ngoạn mục ở một thế giới khác. Kopék hồi tưởng lại thời thơ ấu và tưởng như gặp lại những người bạn trong suốt cuộc đời mình, thậm chí dự đoán tương lai về sau với sự tự tin đến mức một linh mục được triệu tập đến để chứng kiến. Người đàn ông này còn kết luận đầy thách thức với các nhà khoa học: “Nếu ai đó có thể chứng minh rằng cả tác dụng và ảnh hưởng của nấm đều không tồn tại, thì tôi sẽ không còn là người bảo vệ loài nấm thần kỳ của Kamchatka nữa”. Đến giữa thế kỷ XIX, cái tên của loài nấm tán giết ruồi (fly argaric) đồng nghĩa với hình ảnh của xứ sở thần tiên.

Lược dịch: Lệ Lin
Nguồn: The Public Domain Review

Cùng tác giả

#Tag

Alice lạc vào xứ sở thần tiên chuyện cổ tích fairyland Heirstory lewis carroll minh hoa nấm

iDesign Must-try

Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là bộ môn nghệ thuật truyền thống phản ánh giá trị thẩm mỹ truyền thống, những triết lý xã hội và ước vọng nhân văn. Các chủ…
Những căn phòng lộn xộn và cửa hàng đầy ắp hàng hoá của Rain Szeto
Những căn phòng lộn xộn và cửa hàng đầy ắp hàng hoá của Rain Szeto
Rain Szeto là hoạ sĩ màu nước và mực đến từ San Francisco, California. Các tác phẩm của Szeto thường ghi lại những khoảng khắc mãn nguyện, nhàn rỗi trong…