Lịch sử 40 năm The New Museum qua các ấn phẩm thiết kế đồ họa

Sứ mệnh bất di bất dịch của The New Museum là thách thức những quy tắc cứng nhắc của kiểu bảo tàng nghệ thuật truyền thống.

Để kể về lịch sử của New Museum (New York, Mỹ), tốt hơn hết là cùng điểm qua các thiết kế đồ họa từ trước đến giờ của bảo tàng. Quá trình giao tiếp thị giác của The New Museum tập trung xoáy sâu và đặt nghi vấn lên các giá trị truyền thống, thể hiện qua các thiết kế poster và bộ nhận diện luôn linh hoạt, bùng nổ. Di sản này được thể hiện trong buổi triển lãm kỉ niệm, Pursuing the Unpredictable: The New Museum 1977-2017, nơi phản ánh sứ mệnh theo đuổi nghệ thuật phá cách và đồ họa kích thích nhãn quan của bảo tàng.

Image result for new museum new york
New Museum (New York, Mỹ)

Lầu 5 của bảo tàng là nơi tổ chức buổi triển lãm, trưng bày các poster, tác phẩm đặt trong 4 tủ kính với các kí tự và loại hình đồ họa đa dạng lấp đầy trên các bức tường. Những buổi triển lãm và sự kiện như thế này đã được tổ chức xuyên suốt 40 năm lịch sử của The New Museum.

Marcia Tucker đã thành lập nên The New Museum như một mô hình thay thế của bảo tàng với sứ mệnh quảng bá nền nghệ thuật và ý tưởng mới đến công chúng. Đồng thời, đây là nơi vinh danh các tác phẩm từ những người nghệ sĩ ít được biết đến hoặc công nhận trước đó. Sứ mệnh bất di bất dịch của The New Museum là thách thức những quy tắc cứng nhắc của kiểu bảo tàng nghệ thuật truyền thống.

Trong buổi triển lãm Pursuing the Unpredictable, lịch sử riêng của viện được kể lại thông qua quá trình giao tiếp thị giác: những thiết kế poster với cái tên Damaged Goods, Bad Girls và Fake thể hiện cách mà The New Museum đương đầu các vấn nạn xã hội và chủ đề gây tranh luận, đặc biệt là vào những năm 80 và 90. Khi khủng hoảng AIDS xuất hiện, một trong những chương trình mà bảo tàng thực hiện là phân phát bao cao su miễn phí cho mọi người.

Image result for Pursuing the Unpredictable
Buổi triển lãm Pursuing the Unpredictable tại The New Museum.

Khả năng nắm bắt nhanh chóng giá trị cốt lõi của The New Museum không chỉ thể hiện ở bộ máy quản lý mà còn ở chiến dịch tiếp thị và truyền thông. Xu hướng hoạt động của bảo tàng là những thiết kế đồ họa kì lạ, đặc biệt đối với những tác phẩm hợp tác với nghệ sĩ và nhà thiết kế bên ngoài. Qua nhiều năm, The New Museum đã sử dụng phương thức giao tiếp này làm nền tảng để truyền tải và mở rộng ý tưởng đến công chúng.

Thiết kế bởi Droga5, 2007.

Qua 4 thập kỉ, bảo tàng đã làm việc với các nhà thiết kế khởi nghiệp cũng như hợp tác với các công ty lớn như Project ProjectsLinked by Air, và Wolff Olins. “Phương thức giao tiếp thị giác của chúng tôi bắt nguồn và được định hình bởi các nghệ sĩ,” Alicia Ritson, quản lý của buổi triển lãm Pursuing the Unpredictable, nghiên cứu viên cao cấp tại The New Museum. “Nhiều nghệ sĩ mà chúng tôi hợp tác sống bằng những tác phẩm họ làm ra và tham gia vào các dự án với vai trò của một chuyên gia. Ở những trường hợp khác, họ thiết kế bìa sách hoặc lựa chọn hình ảnh phục vụ việc xuất bản như trường hợp của Louise Lawler, Felix Gonzalez Torres…, những người làm việc từ thuở sơ khai của The New Museum.”

Dưới đây là 5 ví dụ về các tác phẩm tại buổi triển lãm, qua đó thể hiện biên niên sử của bảo tàng cũng như tính chất của quá trình giao tiếp mà họ đang thực hiện.

1. Thư mời dự sự kiện và đoạn trích catalogue của The New Museum (1977–cuối những năm 1980)

Một trong những thiết kế đồ họa ấn tượng nhất là thiết kế bìa thư mời và catalogue cho các buổi triển lãm của The New Museum năm 1977 – 1980. Typography là yếu tố hiện diện khắp các thiết kế ấy với một chút phá cách trong việc lên concept thay vì đánh thẳng trực tiếp. Chúng là tập hợp các màu sắc cường điệu và kích thích thị giác, tạo nên sự liên kết xuyên suốt trong các triển lãm khác nhau.

Bìa catalogue Barry Le Va, 1978. Nguồn ảnh: The New Museum.
Bìa catalogue Dimensions Variable, 1979. Nguồn ảnh: The New Museum.

Các tác phẩm in ấn với nội dung đơn giản là quyết định sáng suốt của một bảo tàng mới với ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên, sự đơn giản và đường nét đậm trong thiết kế vẫn tỏa ra năng lượng và sức sống vốn có của bảo tàng, trái với những gì thường thấy ở một viện bảo tàng truyền thống.

Thư mời dự sự kiện Fashion Moda, 1980. Nguồn ảnh:The New Museum.

2. “Bad Girls” Zine (1994)

Như để tô điểm thêm cho buổi triển lãm Bad Girls năm 1994, The New Museum đã xuất bản quyển tạp chí 24 trang – ý tưởng khởi xướng bởi Marcia Tucker, giám đốc thành lập và quản lý của buổi triển lãm.

Ảnh trích từ Bad Girls brochure, 1994. Nguồn ảnh: The New Museum.

Tucker muốn tạo nên sự khác biệt cho buổi triển lãm và xem quyển tạp chí này là sự mở màn của phong cách cắt dán giấy những năm 1950.

Ảnh trích từ Bad Girls brochure, 1994. Nguồn ảnh: The New Museum.

Bố cục cắt dán trong tạp chí tượng trưng cho những ý kiến rời rạc và hỗn loạn, đại diện cho những âm thanh đan xen trong cuộc sống.

Ảnh trích từ Bad Girls brochure, 1994. Nguồn ảnh: The New Museum.

3. Concept đồ họa The New Museum của Wolff Olins (2007)

Khi The New Museum mở cửa hoạt động lại vào năm 2008 tại Bowery, nhà cố vấn thương hiệu Wolff Olins là người thiết kế bộ nhận diện đồ họa mới nhất cho bảo tàng. Logo là sự kết hợp của các con chữ với kiểu typeface dày dặn, được cấu thành bởi 2 yếu tố: yếu tố luôn xuất hiện (dòng chữ NEW MUSEUM) và một yếu tố thay đổi (thay đổi nội dung có thể linh hoạt chèn vào giữa các yếu tố cố định). Vẻ đẹp của logo này nằm ở sự thay đổi vô hạn và khả năng truyền tải giá trị hiện tại với độ thích ứng cao. Yếu tố cố định – dòng chữ NEW MUSEUM – luôn được thiết kế với tông màu trắng và đen, phần nội dung còn lại là sự kết hợp của 7 màu sắc khác nhau. Trùng hợp thay, những gam màu này gợi nhớ về những thiết kế đồ họa trước kia của bảo tàng.

Nhằm quảng bá bộ nhận diện đồ họa mới, The New Museum và Wolff Olins đã tạo ra một bộ brochure gấp thể hiện chức năng của logo trong quá trình thay đổi, cùng với mục tiêu đề ra. Việc thay đổi nội dung ý chỉ rằng bảo tàng sẵn sàng đưa ra các loại hình nghệ thuật, văn hóa và phương thức hoạt động mới mẻ, thu hút, thách thức các nghi lễ cổ xưa như cách mà họ kỉ niệm năm thứ 30.


4. Chiến dịch quảng cáo định kì 3 năm của K-HOLE (2015)

Nhằm đóng góp cho chiến dịch định kì 3 năm của bảo tàng, Surround Audience, nghệ sĩ người New York K-HOLE đã đảm nhiệm vai trò thiết kế chiến dịch quảng cáo nhằm phổ biến thông tin về buổi triển lãm trên các dãy đường ngầm, billboards và online. Với tựa đề Extended Release (2015), đây là một chiến dịch và tác phẩm với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, những người ứng dụng cấu trúc thương mại và chiến lược quảng bá thương hiệu trong quá trình làm nghệ thuật.

Phong cách thiết kế khôn khéo của K-HOLE trong chiến dịch được thể hiện qua các cụm từ mang tính chất mạnh mẽ (“TÔI SẼ NỔI DẬY”), vô tư (“KHÔNG GÌ TỒN TẠI MÃI MÃI”) và tự ti (“CHÚNG TÔI ĐÃ CỐ GẮNG RẤT NHIỀU RỒI”), sử dụng phông chữ rất riêng của The New Museum trên nền đỏ hoặc trắng. Chi tiết một viên thuốc thực hiện các hoạt động khác nhau ở mỗi thiết kế, kết hợp với câu khẩu hiệu đi kèm và tựa đề của chiến dịch, cho thấy ảnh hưởng từ văn hóa y dược.

City Sniping Wild Postings poster, 2015. Nguồn: The New Museum.

5. Thiết kế brochure từ nhóm nghệ sĩ nữ da đen, Black Lives Matter (2016)

Nghệ sĩ Simone Leigh đã hợp tác với Nontsikelelo Mutiti, một nhà thiết kế độc lập, để tạo ra những chi tiết cho dự án The Waiting Room. Cùng với nhiều hoạt động khác, Simone đã tận dụng thời gian làm việc của mình tại bảo tàng để tìm kiếm cơ hội tổ chức cuộc họp hàng tháng cho những nghệ sĩ nữ da đen về chủ đề xuất bản các ấn phẩm hàng tháng. Đồng thời, cô còn tổ chức một sự kiện lớn về những người nghệ sĩ nữ da đen và tầng lớp không phải là nghệ sĩ. Trong đó, nhóm nghệ sĩ phụ nữ da đen đã lựa chọn nguyên liệu thiết kế và Nontsi chịu trách nhiệm cho brochure ấn tượng này.

Khi Nontsi thiết kế ảnh tiêu đề, trong đầu cô hiện lên đôi môi màu hồng màSheila Levrant de Bretteville – một trong những biểu tượng gây ảnh hưởng sâu sắc trong việc sử dụng thiết kế như một công cụ chính trị – đã tạo ra cho ấn phẩm đặc biệt của tạp chí nữ quyền, Everywoman. Biểu tượng con báo đen, được tạo tác bởi Ruth Howard Chamber và chỉnh sửa bởi Dorothy Zellner, cũng là một thiết kế đại diện có tầm ảnh hưởng khác trong dự án với những đường nét phóng khoáng và độ tương phản cao.

Sheila de Bretteville đang đọc Everywoman.
Nontsikelelo Mutiti, tác phẩm của nhóm nghệ sĩ nữ da đen, Black Lives Matter, New Museum, 2016.

Tác giả: Madeleine Morley
Người dịch: Đáo
Nguồn: Eye on Design

Cùng tác giả

#Tag

graphic design The New Museum thiết kế đồ hoạ

iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…