Tuyển tập đồ án tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang ĐH Văn Lang | Phần 2: Những Cá Tính Nổi Bật

Mùa tốt nghiệp đã đến, năm nay iDesign xin giới thiệu với các bạn BST Đồ Án Tốt Nghiệp của các bạn sinh viên năm 4 ngành Thiết kế Thời Trang trường ĐH Văn Lang. 

Mỗi đồ án là một câu chuyện riêng biệt được kể qua ngôn ngữ thời trang và phong cách thiết kế của từng bạn sinh viên. Phần 2 là tổng hợp những BST với cá tính riêng biệt, lấy cảm hứng từ những câu chuyện, những bức tranh hoặc gần gũi nhất là những tấm carton chúng ta sử dụng hằng ngày.

Mời các bạn cùng iDesign dạo qua từng BST nhé!

Tuyển tập đồ án tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang ĐH Văn Lang | Phần 1: Những Nàng Thơ


bộ sưu tập
“Geek Out”

NTK: Lê Anh Kiệt

BST thu-đông dành cho nam được xây dựng dựa trên câu chuyện hư cấu về chuyến hành trình trên biển trong trí tưởng tượng của nhân vật mọt sách. Với khả năng vẽ và xử lí bề mặt vải tôi quyết định kể câu chuyện của riêng mình bằng ngôn ngữ thời trang.

BST tập trung khai thác những hình ảnh theo từng giai đoạn. Bắt đầu từ những ngày đầu ra khơi, cho đến những khó khăn, thiên tai và tìm thấy một vùng đất mới cho phần kết. 
Geek Chic (mọt sách) là phong cách của BST, các tín hiệu của trang phục thủy sẽ xuất hiện trên nền phong cách chính để làm rõ đề tài cũng như đưa đến cái nhìn mới hơn.


NTK: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

bộ sưu tập
“Soldat de la Marine”

Bộ sưu tập “Soldat de la Marine” được lấy ý tưởng từ hình tượng người lính hải quân Pháp với chất lãng mạn thu hút vốn có, kết hợp cùng phong cách Ivy năng động. Bộ sưu tập hướng tới mục đích ứng dụng cho các khách hàng nữ độ tuổi từ 22-29, với phong thái trẻ trung nhưng không kém phần quyến rũ.


bộ sưu tập
“Kashtanka”

NTK: Văn Mỹ Minh Châu

Bộ sưu tập mong muốn đem lại cái nhìn thú vị của những bức minh họa màu khi chúng không đơn thuần tồn tại trên trang giấy bằng màu, mực, mà còn là nguồn cảm hứng hiện hữu trên trang phục.

Bộ sưu tập “Kashtanka” dành cho nữ độ tuổi 20-30 lấy cảm hứng từ bộ tranh minh họa màu họa sĩ Ofra Amit theo cốt chuyện Kashtanka của nhà văn AntonPavlovich Chekhov Nga. Bộ sưu tập khai thác dựa trên ý tưởng chính là con chó màu đỏ lai cáo tên Kashtanka và câu chuyện kể về chuyến hành trình của chó Kashtheo 4 giai đoạn: Ở cùng ông chủ – bị lạc – gặp huấn luyện viên xiếc – trở về nhà. Hệ thống họa tiết dựa trên từng giai đoạn trong chuyện, bằng phương pháp in, thêu khắc felting wool, thêu lược tay, may đắp tạo bề mặt và màu sắc thú vị. Phong cách bộ sưu tập nhấn mạnh về tinh thần bức tranh mà họa sĩ muốn truyền tải sự mộc mạc, ấm áp, hồn nhiên.


bộ sưu tập
“More Than Carton”

NTK: Trần Minh Phúc

Bộ sưu tập là sự kết hợp đối lập giữa hình ảnh công nhân – biểu hiện cho tác hại của các ngành công nghiệp đến môi trường với việc sử dụng và tái sử dụng giấy carton nhằm làm rõ, nhấn mạnh vào thông điệp và hiệu ứng tích cực của đề tài: Bảo vệ môi trường.

“MORE THAN CARTON” – từ vòng đời giấy bìa carton để đi đến bản diễn hoạ đa dạng về bề mặt chất liệu. BST dành cho nam từ 18 đến 25 tuổi, bắt đầu với cảm hứng từ bề mặt thô sơ nhất của giấy carton và cái nhìn tổng quát về vòng đời của nó. Vòng đời của giấy là sự chuyển động về bề mặt chất liệu phong phú từ hình thái cơ bản nhất của giấy, sau đó đến sự nhàu nát qua thời gian và cuối cùng là công cuộc tái chế.


bộ sưu tập
“Contratry to Joy”

NTK: Đỗ Thị Kỳ Duyên

Qua BST, tác giả mong muốn mang lại niềm vui, sự tươi mới và nhất là tinh thần lạc quan vui sống trên hành trình tìm đến ước mơ đời mình.

BST dành cho các đối tượng nữ độ tuổi từ 18 đến 28, đặc biệt dành cho các buổi party đêm vui nhộn. Bộ phim “Coco” – cuộc hội ngộ diệu kì mang trên mình sắc màu đi từ thực tế đến trí tưởng tượng phong phú cũng như tồn tại nhiều điều bất ngờ ẩn giấu. Có thể nói đây chính là một bữa tiệc thị giác hoành tráng bởi phần hình ảnh cực kỳ đẹp mắt, đồ sộ. Chính vì điều đó mà BST “Contratry to Joy” được làm nên dựa trên cảm hứng từ khung cảnh lộng lẫy, hào nhoáng của các sân khấu ca nhạc ban đêm diễn ra tại thành phố người chết – nơi phô bày tất cả niềm vui, nỗi buồn và cả những câu chuyện ẩn khuất trong bộ phim.


bộ sưu tập
“Blurred Vibes”

NTK: Nguyễn Phan Uyên Phương

Bộ sưu tập “Blurred Vibes” cho nữ thanh niên độ tuổi 19-29 lấy cảm hứng từ các poster nhạc ảo giác 1960s. Psychedelic là nghệ thuật ảo giác nổi lên ở San Francisco vào những năm 1960, của các nghệ sĩ sử dụng thuốc ảo giác LSD, phong cách này mô tả các trạng thái về màu sắc, hình ảnh của người sử dụng LSD.

Bộ sưu tập khai thác màu sắc nổi bật, hình tượng người phụ nữ khỏa thân, chữ và họa tiết thị giác của các poster. Lấy cảm giác chính của poster là ảo giác để đưa ra hiệu ứng uống éo trên các họa tiết gợi lên sự rung chuyển nằm xuyên suốt trên bộ sưu tập. Hệ thống họa tiết được xây dựng dựa trên các poster của nghệ sĩ Wes Wilson, bằng phương pháp in là chính kết hợp với thêu nổi, đính làm điểm nhấn, chồng lớp tạo ảo giác nhòe mờ. 

Biên tập: Bầu
Nguồn: Thời Trang Văn Lang

Cùng tác giả

#Tag