Designer có thể làm gì trong cuộc chiến giảm lượng rác thải?

Ore Streams không chỉ đưa ra bài học rút ra từ quá khứ mà còn thể hiện nhiều giải pháp kiến nghị cho các nhà làm luật và công ty cũng như nhà thiết kế và kĩ sư.

Năm 2080, thế giới sẽ chạm đến một cột mốc quan trọng về địa chất. Theo nhà thiết kế Andrea Trimarchi và Simone Farresin ở Amsterdam, những nguyên tố kim loại lớn sẽ không còn ở dưới mặt đất nữa. Chúng sẽ được khai thác và được sử dụng trong chiếc điện thoại thông minh, thiết bị điện tử và các loại máy móc khác. Tất cả sẽ “trải dọc khắp bề mặt của hành tinh, tạo thành các lục địa liền mạch và không có ranh giới.” Thay vì khai thác quặng kim loại từ mặt đất, chúng ta cần phải “tái trích” nguyên liệu này từ hàng tấn rác thải mà thế giới tạo ra.

View this post on Instagram

Formafantasma – Ore Streams, Website – 2019 – Broken Nature XXII Triennale Milano The XXII International Exhibition of La Triennale di Milano, titled Broken Nature: Design Takes on Human Survival, will take place ‪from March 1st to September 1st, 2019‬ and is curated by @paolantonelli , Senior Curator of MoMA, and will underline the concept of restorative design, highlighting objects and concepts at all scales that reconsider human beings’ relationship with their environments. Ore Streams, one of the four commissioned works for Broken Nature, it is an investigation into the recycling of precious electronic waste. This new iteration comprehend a visual essay that traces the movement of minerals through time and space, new videos about planned obsolescence and the system of recycling, interviews with leading stakeholders in the recycling and repairing industries and an animation that visualises possible design strategies to facilitate repair and recycling. – Everything now is collected on the Ore Streams website together with an archive of documents, videos, books and articles on the topic. The website have been designed in collaboration with Koehorst in 't Veld and developed by @davide.giorgetta and Pietro Costa. Please visit: www.orestreams.com or click the link in bio #formafantasma #brokennature #plannedobsolescence #orestreams #design @broken__nature #latriennale #ewaste #website #archive #latriennaledimilano @toonkoehorst

A post shared by Formafantasma (@formafantasma) on

Trimarchi và Farresin tại studio Formafantasma đã dành nhiều năm qua để phân tích vai trò của nhà thiết kế trong quá trình sản xuất nhiều vật thể cũng như rác thải. Họ đã có cuộc trao đổi với các nhà tái chế, nhà hoạt động, người làm luật và các chuyên gia. Được hỗ trợ bởi phòng trưng bày quốc gia Victoria và quản lý cao cấp MoMA Paola Antonelli, họ cũng đã sản xuất nhiều video, sản phẩm thị giác và các vật thể dựa vào nghiên cứu của họ.

Kết quả là sự ra đời của Ore Streams vào tuần rồi tại hội nghị Milan, một phần của hội nghị chuyên đề và buổi triển lãm Broken Nature: Design Takes on Human Survival. Tất cả thiết kế của họ đều có sẵn ở một trang web. “Chúng tôi tin rằng mình cần phải chia sẻ các kết quả nghiên cứu với mọi người và tạo cơ hội để điều chỉnh nghiên cứu cho hợp lý,” nhà sáng lập chia sẻ qua email. “Chúng tôi không đoán trước kết quả này khi ở giai đoạn đầu của dự án. Tuy nhiên chúng tôi cảm thấy việc đưa nhiều ngữ cảnh hơn vào tác phẩm là rất cấp bách.”

Photo: Smith Collection/Gado/Getty Images.

Thuật ngữ quặng kim loại có thể cho bạn biết khá nhiều về chủ nghĩa tư bản. Ore Stream khởi nguồn từ lịch sử chưa được khai phá ấy, từ đó phân tích phương thức mà thiết kế có thể giúp giảm thiểu rác thải từ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tâm điểm của dự án là một đoạn clip dài 25 phút cho thấy quá trình khai thác hàng tấn quặng kim loại và các phế liệu của nó để tạo nên Châu Âu, từ đó thể hiện hình ảnh các nhà sản xuất sẽ tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành rẻ hơn nhiều.

Ngày nay, các đất nước từng bị bóc lột dã man từ những thế kỉ trước lại bị “tái khai thác”, phần rác thải được chuyển từ Mỹ và các đất nước khác sang các quốc gia láng giềng và sau đó được tái chế bởi thế hệ trẻ.

Các công ty công nghệ đang thực hiện quy trình này bằng cách tạo ra những nhân tố độc lập, có khả năng được can thiệp hoặc tái chế. Những chiếc điện thoại ngày càng trở nên mỏng hơn, và các công ty đang thực hiện quy trình lắp ráp bằng keo dán thay vì sử dụng ốc vít, từ đó làm phức tạp hóa quá trình tái chế. Cuộc chạy đua cho những sản phẩm mỏng hơn, tốt hơn và mới mẻ hơn đang báo hiệu cho sự trở lại của chủ nghĩa thực dân, Ore Streams kết luận. Nhờ vào chất thải công nghiệp, quá trình khai thác đang tuần hoàn: “Các quốc gia đang phát triển lại bị khai thác hai lần, lần đầu là để lấy nguyên liệu thô và sau đó là rác thải mặt đất.”

Một video khác của Ore Streams ghi lại lịch sử quá trình các đồ vật bị trở nên cũ kĩ. Ý tưởng này được khởi xướng bởi nhà kinh tế học Bernard London trong giai đoạn đại khủng hoảng, lúc mà ông nhận thấy rằng mọi người đang sử dụng những đôi giày, nội thất và xe cộ đã cũ thay vì mua những thứ mới. Ý tưởng của ông là đặt ra vòng đời sử dụng chính thức cho cho các thiết bị này và thực hiện bởi chính quyền. “Sau một khoảng thời gian xác định, những đồ vật này sẽ ở trạng thái ‘chết’,” London viết năm 1932. Mọi người sẽ được khuyến khích mua những món đồ mới, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tầm nhìn của London có hơi xa xôi. Chính quyền không phải là nhân tố tác động đến thời hạn sử dụng của sản phẩm mà chính là những công ty sản xuất ra chúng. Các ông lớn về công nghệ đã ngưng hỗ trợ những phiên bản điện thoại đời cũ vì họ đã thực hiện “cải tiến” với những mô hình sản phẩm mới. Những thiết bị thông minh chứa các mạch điện tử sẽ dần dần trở nên lỗi thời, từ đó thúc đẩy mọi người mua sản phẩm mới.

Ore Streams không chỉ đưa ra bài học rút ra từ quá khứ mà còn thể hiện nhiều giải pháp kiến nghị cho các nhà làm luật và công ty cũng như nhà thiết kế và kĩ sư, những người “vô tình không biết đến sự phức tạp mà họ đã tạo ra cho quá trình tái chế” cùng sản phẩm của họ.

Một video khác minh họa toàn vẹn về vấn đề này: Một cú máy quay lại quá trình các nhà tái chế tháo rời chiếc iPhone, laptop và máy giặt để sắp xếp các bộ phận theo từng loại cụ thể.

Trimarchi và Farresin tin rằng các nhà thiết kế hoàn toàn có khả năng tạo ra những sản phẩm bền vững và dễ dàng sử dụng hơn. “Thiết kế quá nhiều lần được coi là màu mè,” họ chia sẻ. “Nếu nhà thiết kế làm việc trong phạm vi nhất định, điều đó không nhất thiết là bởi vì họ lựa chọn như thế.”

Ở video cuối cùng này, họ mô tả chiến lược thiết kế dựa trên những năm tháng làm nghiên cứu. Ví dụ, các nhà thiết kế có thể đặt ra tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm như ốc vít, và điều này sẽ khiến việc sửa chữa hoặc tái chế các sản phẩm chứa chúng trở nên dễ dàng hơn. Họ cũng cần phải tự trau dồi kiến thức về quy trình tái chế trước khi cho ra mắt bất kì sản phẩm nào. Ví dụ như các bộ phận làm bằng kính mang tính dễ vỡ và khiến cho hệ thống tái chế tự động khó phân loại hơn. Hoặc có thể là các bộ phận có trộn lẫn sắt khiến cho máy gặp lỗi khi phân loại.

Thay vì sử dụng keo dán để lắp ráp các linh kiện sản phẩm, các nhà thiết kế cần tạo ra một hệ thống mới để khiến cho việc tái chế được dễ dàng hơn. Một điểm thiết yếu cần được thực hiện là sự xuất hiện của hệ thống gắn nhãn pin độc hại nhằm bảo vệ những người sử dụng.

Sau 2 năm nghiên cứu quá trình tái chế và rác thải, liệu studio thiết kế Formafantasma có thay đổi? “Chúng tôi coi trọng việc phát triển studio sau dự án Ore Stream để trở thành một tổ chức có sự minh bạch và hợp lý hơn,” nhà sáng lập chia sẻ. “Đây là nơi các dự án nghiên cứu sẽ được thực hiện mà không gặp phải bất kì áp lực gì trong việc phát triển kết quả dựa theo sản phẩm.”

Mỗi video trong dự án Ore Stream đều xứng đáng để bạn xem qua. Suy cho cùng, chúng ta khó có thể nào nhìn nhận chiếc điện thoại giống như laptop được.

Tác giả: Kelsey Campbell-Dollaghan
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

e-waste Formafantasma Ore Stream