Truyện tranh “Back to work” của họa sĩ Sujin Kim: Tuy hết hè nhưng lại rất… vui

Dự án Found in Adobe Stock do It’s Nice That tổ chức cho phép các nhà sáng tạo khám phá thế giới bao la của bộ sưu tập Adobe Stock để tạo ra một loạt tác phẩm mới.

Dự án yêu cầu mỗi nhà sáng tạo đào sâu vào thế giới Adobe Stock để tìm ý tưởng khởi đầu, sau đó nghĩ ra những câu chuyện ngắn mới hoặc tạo ra thế giới mới từ những hình ảnh được chọn. Chúng tôi theo dõi từng hành trình sáng tạo trên các nỗ lực kể chuyện của họ và tìm hiểu cách họ áp dụng các phát hiện cá nhân để tạo ra tác phẩm sáng tạo cuối cùng.

Thật tuyệt vời khi chỉ bằng vài khối màu và ít câu từ ngắn gọn, Sujin Kim đã có thể tạo nên một bức họa hài hước. Đơn giản và bộc trực, người họa sĩ minh họa Hàn Quốc này rất giỏi trong việc đưa ra punchline (tạm dịch: câu gây cười). Kể từ lần đầu tiên phát hiện ra họa sĩ minh họa người Hàn Quốc vào tháng 10 năm ngoái, lần hợp tác này với It’s Nice That lại có nhiều điều bất ngờ hơn nữa.

Một phần trong thành công của cô nằm ở công thức ban đầu khi sắp xếp minh họa ý tưởng. Cô xác định một chủ đề hoặc vấn đề có liên quan để thể hiện trong hình ảnh, sau đó tìm một trải nghiệm cá nhân có liên quan dễ tạo sự đồng cảm. Với dự án truyện tranh Adobe Stock, ban đầu cô định áp dụng cách thức tương tự. Tuy nhiên, điều đó không dễ dàng gì, vì quá trình tạo ra những câu chuyện hoàn toàn mới từ những hình ảnh có sẵn bên ngoài cần một cách làm việc hoàn toàn mới.

Kết quả là, Sujin tiếp cận dự án theo một cách hoàn toàn khác. Cô bắt đầu nghĩ ra những ý tưởng mới đầy bất ngờ từ góc độ của hình stock, từ đó sáng tác dựa theo trí tưởng tượng của cô. “Khi bắt đầu dự án này, tôi nghĩ nó sẽ không quá khó khăn,” Sujin nói với It’s Nice That. “Tôi thường làm tranh minh họa từ những bức ảnh tôi tự chụp và tôi nghĩ làm việc từ thư viện Adobe Stock cũng tương tự thế thôi.” Nhưng thực tế thì ngược lại hoàn toàn. Dù phải mất một thời gian để làm quen với hình ảnh được tìm thấy mà cô không kiểm soát được, cuối cùng Sujin đã nắm được mạch truyện cho hình ảnh. Và bây giờ, cô “có ý định sử dụng hình stock như một cách hữu ích để thể hiện ý tưởng của mình.”

Lần đầu tiên nghe tin dự án sẽ được xuất bản vào mùa hè, ý tưởng ban đầu của Sujin là tạo ra một loạt truyện tranh về chủ đề nghỉ hè. “Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một chủ đề dễ tạo sự đồng cảm,” cô ấy nói thêm về quyết định này. Sujin đã đào sâu vào kho lưu trữ để tìm hình ảnh dễ tạo sự đồng cảm cho nhiều độc giả. Lúc đang tìm kiếm các cụm từ về “bãi biển”, “mùa hè”, và “kỳ nghỉ”, với truyện tranh đầu tiên Holiday’s Over, cô bắt gặp một hình về bãi biển cát vàng.

Dòng chữ Happy Holiday được khắc cẩn thận trên cát bằng một cây gậy trước khi sắp sửa bị sóng biển đánh tan. “Cảm giác tuyệt vọng khi thấy những lời nói của bạn biến mất trên bãi cát biển cũng tương tự như trở lại làm việc sau kỳ nghỉ hè”, Sujin giải thích. Khi vẽ ra cảm giác này trong truyện tranh, Sujin thể hiện cảm xúc vui vẻ trước, sau đó từ từ đảo ngược lại để tạo cảm giác “quay trở lại làm việc khi hết kỳ nghỉ” đối nghịch với mùa hè đầy hân hoan.

Trong truyện thứ hai Shadow, Sujin mô tả một hoạt động nghỉ mát bình dị: lênh đênh trên một con thuyền giữa biển dưới ánh mặt trời nóng bức. Tuy nhiên, trong phiên bản của Sujin, mặt trời giống như một chiếc bánh kếp nóng đỏ và nhìn kỹ lại thì không đơn giản là tắm nắng như nhiều người nghĩ.

Khi tìm kiếm thư viện Adobe Stock với từ khóa “biển”, “bãi biển” và “nghỉ mát”, Sujin bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ nổi trên một tấm vải, trên làn nước trong xanh như pha lê. “Bạn có thể nhìn thấy đáy đại dương trong thời tiết nắng ấm,” Sujin nói, “Tôi nhìn vào hình ảnh và nghĩ ‘đàn cá đâu hết rồi?’ vì đang ở biển mà.”

“Tôi nghĩ rằng sẽ rất vui khi vẽ truyện dựa trên câu hỏi này,” cô ấy nói thêm. Vì vậy, trong mẩu truyện, cô đề cập đến nơi ở bí ẩn của đàn cá. Khi góc truyện chuyển lại gần hơn với người tắm nắng có ria mép – rõ ràng đang thư thái sảng khoái trên mặt nước, trong ô truyện thứ tư, chúng ta thực sự có thể thấy con cá đã đi đâu. Trong ánh sáng mặt trời nóng rực, một con bạch tuộc, cá heo và một vài đàn cá nhỏ khác có thể được nhìn thấy đang đắm mình trong bóng tối mát mẻ của người tắm nắng. Và chúng nhìn có vẻ cũng rất hài lòng khi được làm như vậy.

Nếu bạn là người yêu động vật, đang đi du lịch đến nơi nào đó và nhìn thấy một con vật lông xù đáng yêu lang thang trên đường phố, khả năng cao là bạn sẽ chụp ảnh nhăng nhít cùng con vật đáng yêu đó. Có thể là ảnh selfie hoặc phải trả phí. Truyện mùa hè thứ ba của Sujin dựa trên ý tưởng này, nhưng thay vì là gấu túi hoặc gấu trúc hay voi, ở đây lại là một con rùa.

“Tôi muốn vẽ truyện dựa trên tình huống này,” Sujin nói khi tiếp tục khám phá chủ đề của kỳ nghỉ hè. Và khi cô ấy tìm kiếm cụm từ “Ảnh selfie với động vật”, cô gặp hàng ngàn lựa chọn với nhiều ảnh động vật nhất có thể. Điều chỉnh lại chủ đề tìm kiếm thành “chụp ảnh selfie trên biển”, cuối cùng cô đã quyết định chọn ảnh stock của một thợ lặn và chú rùa vui vẻ tạo dáng lúc đang bơi. Đó là trước khi xem đến ô truyện thứ tư, rằng con rùa chỉ chịu làm vậy vì tiền, miệng ngậm tờ 5 đô la và vui vẻ vẫy tay tạm biệt.

“Nếu bạn đi nghỉ mát ở bãi biển, cắm trại hoặc đi công viên giải trí, nhiều người thường cảm thấy mệt mỏi vì quá đông người,” Sujin giải thích về mẩu chuyện thứ tư Traffic Jam. Khi suy nghĩ về trải nghiệm ở công viên giải trí, ý tưởng xuất hiện trong đầu Sujin là xếp hàng, chờ đợi và xếp hàng nhiều hơn. Kết hợp hai ý tưởng này lại với nhau, Sujin nghĩ rằng thật vui khi vẽ một mẩu chuyện về trải nghiệm này.

Trong Traffic Jam, ở khung đầu tiên, Sujin làm nổi bật tất cả niềm vui của cầu trượt nước; cảm giác phấn khởi khi gió và nước đập vào mặt khi đang trượt. “Tôi đã tìm thấy một hình ảnh phù hợp về một công viên nước trong thư viện Adobe Stock,” cô nói. Sau đó, sử dụng hình ảnh này làm nền tảng cho truyện tranh của mình, cô vẽ “những người ban đầu rất hào hứng đi cầu trượt nước, nhưng thực tế, nhiều người phải chờ rất lâu để có cơ hội được chơi. Giống như là bị kẹt xe trên đường đi nghỉ mát vậy.”

Trong mẩu truyện Traveller cuối cùng, ý tưởng xuất hiện sau khi cô nhận ra đã thấy nhiều hình stock của những người chụp ảnh các di tích lịch sử, bãi biển hoặc phong cảnh. Cô bắt đầu nghĩ về những ngày nghỉ của riêng mình và cách cô chụp rất nhiều ảnh về môi trường xung quanh hàng ngày vì mọi thứ dường như rất mới mẻ. Nhưng khi nhìn lại những bức ảnh này, các hình ảnh thường không có chủ đề cụ thể nào cả. Cô lưu ý cách khách du lịch hay chụp các tấm ảnh bình dị khi đi nghỉ và muốn vẽ truyện tranh về niềm đam mê tạm thời này. “Tôi từng nghĩ rằng tình huống này khá buồn cười,” Sujin nói. “Và tôi nghĩ sẽ rất vui nếu vẽ về tình huống này khi mọi chuyện đều trông có vẻ đặc biệt và tích cực lúc đang du lịch.”


Adobe Stock cung cấp một bộ sưu tập gồm hàng ngàn mô hình, hình ảnh và video 3D – hoàn toàn lý tưởng cho các nghệ sĩ và người kể chuyện bằng hình ảnh, những người đang tìm cách khởi động dự án thiết kế của họ và tạo ra những thước ảnh đầy cảm hứng.

Kho dữ liệu miễn phí bản quyền đa dạng của Adobe Stock được tích hợp độc đáo trong Creative Cloud, giúp bạn tiết kiệm thời gian, sáng tạo không giới hạn khi thoải mái tìm kiếm hình ảnh chất lượng cao mà không cần rời khỏi các ứng dụng yêu thích của mình.

Người dịch: Long Hwarang
Nguồn: itsnicethat.com

Cùng tác giả

#Tag

adobe adobe stock illustration minh hoa nghỉ hè sujin kim truyện tranh

iDesign Must-try

Chú mèo trong ‘khu vườn chữa lành’ của zzoya
Chú mèo trong ‘khu vườn chữa lành’ của zzoya
Bắt đầu với suy nghĩ vẽ ra những điều mình thích, zzoya đã dần lan tỏa một nguồn năng lượng đáng yêu đến những khán giả của mình. Có thể…
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Adobe chính thức hủy bỏ thương vụ mua lại Figma trị giá 20 tỷ USD
Adobe chính thức hủy bỏ thương vụ mua lại Figma trị giá 20 tỷ USD
Ngày 15.09.2023, tập đoàn Adobe thông báo rằng họ đã ký thỏa thuận mua lại nền tảng thiết kế Figma với giá trị khoảng 20 tỷ USD, nhằm mở rộng…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…