Endangered alphabets - nơi lưu giữ các ngôn ngữ có khả năng bị thất truyền
Năm 2016, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố năm 2019 sẽ là Năm quốc tế về ngôn ngữ bản địa. Mục tiêu của tuyên bố là nâng cao nhận thức về việc biến mất của các hệ thống ngôn ngữ trên khắp thế giới, cùng với việc huy động một nỗ lực phối hợp toàn cầu để giúp bảo tồn chúng.
Vào thời điểm diễn ra cuộc họp, người ta ước tính rằng 40% trong số 6.700 ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ biến mất. Điều này đe dọa đến lịch sử của các nền văn hóa liên quan, đồng thời xóa đi hàng ngàn năm hệ thống tri thức có giá trị trong việc bảo vệ môi trường, hòa bình và phát triển tài nguyên quốc gia.
Dự án The Endangered Alphabets là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Vermont, hỗ trợ bảo tồn hệ thống chữ viết của các nền văn hóa có nguy cơ tuyệt chủng, thiểu số và bản địa. Trong sáu năm qua, họ đã nghiên cứu và biên soạn thông tin về các ngôn ngữ này, trưng bày tác phẩm nghệ thuật bằng việc sử dụng những câu nói, tục ngữ và văn bản tôn giá của các nền văn hóa. Họ hợp tác với các tổ chức để xuất bản các tài liệu giáo dục và trò chơi bằng các ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng. Thông qua nghiên cứu, họ cũng đã tạo ra một trang web tương tác để theo dõi các ngôn ngữ này trên toàn cầu.
The Atlas of Endangered Alphabets là một bản đồ có thể tương tác được biên soạn từ các ngôn ngữ trên khắp thế giới. Nhiều trong số các nguyên bản ngôn ngữ này không được sử dụng chính thức ở các quốc gia, tiểu bang hoặc tỉnh; cũng như nó không được dạy trong các trường được chính phủ tài trợ.
“Việc cố gắng bảo vệ, gìn giữ và làm sống lại hệ thống chữ viết của các nền văn hóa bản địa và thiểu số có nguy cơ mất ý thức về lịch sử, bản sắc…như một cách kết nối với quá khứ, phẩm giá và ý thức của họ về tương lai phía trước“, theo Tim Brookes – người sáng lập và chủ tịch của Dự án the Endangered Alphabets. “Một nguyên bản truyền thống là lời nhắc nhở trực quan về bản sắc của mọi người, chúng ta có thể biết văn hóa của họ thông qua các biểu tượng (trên thư mời in, trên mặt trước cửa hàng, thậm chí trên quốc kỳ) sau khi hầu hết mọi người đã ngừng sử dụng nó cho các mục đích hàng ngày.”
Theo nguyên tắc chung, tập bản đồ được hướng dẫn bởi Điều 13 tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người bản địa, trong đó nói: “Người bản địa có quyền tái sinh, sử dụng, phát triển và truyền lại cho các thế hệ tương lai của họ về ngôn ngữ, truyền thống, triết học, hệ thống chữ viết và văn học; họ có thể chỉ định và giữ tên riêng cho cộng đồng, địa điểm và con người. Dự án vì thế không nhất thiết là về ngôn ngữ, mà còn là về những con người lưu truyền hệ thống chữ viết này“.
Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các hệ thống chữ viết và nguồn gốc của chúng, hoặc xem danh sách các ngôn ngữ trên trang web này. (thông qua Kottke )
Biên tập: Thao Lee
Nguồn: thisiscolossal
Mật hiệu Hobo – Ngôn ngữ của những nhà du mục
Thư viện thuộc nhà thờ lớn Admont – Nơi lưu giữ kiến thức cổ xưa của nhân loại
Lịch sử truyền thông thị giác | Kì 2: Khi biểu tượng và chữ viết giao thoa