Các nhà khoa học bất ngờ làm đột biến enzyme khiến chúng ăn nhựa nhanh hơn

Không ai trong chúng ta muốn các nhà khoa học vô tình chế tạo ra các chất biến dị gây nên sự thèm ăn. Tuy nhiên, nếu như đó là một loại chất ăn mất tiêu chai nhựa dùng một lần – những thứ không phân huỷ trong môi trường  – thì đó lại là một điều tuyệt vời.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khoa học quốc tế vừa vô tình tạo ra một loại enzyme đột biến có khả năng ăn nhựa táo bạo. Việc này xảy ra vào năm 2016, khi họ đang nghiên cứu về loại vi khuẩn đầu tiên đã tiến hoá trong tự nhiên để ăn được nhựa tìm thấy trong bãi rác thải Nhật Bản. Trong quá trình nghiên cứu, họ lỡ gây nên một thay đổi nhỏ, nhưng điều đó lại khiến chúng thực hiện việc phân huỷ các chai nhựa, PET (polyethylene terephthalate) tốt hơn.

Người dẫn đầu cuộc nghiên cứu – John McGeehan đến từ Đại học Portsmouth của Vương quốc Anh đã phát biểu rằng: “Chúng tôi đã vô tình cải tiến chúng, điều này khá là sốc. “

Hiện tại, chúng ta mua khoảng 1,000,000 chai nhựa mỗi phút trên thế giới (hãy ngẫm nghĩ lại về vấn đề này một chút). Chúng ta chỉ tái chế được 14% số lượng chai đó, còn phần lớn số còn lại thì bị nhấn chìm trong đại dương, trở thành một bể nhựa giết chết các động vật kích thước lớn. Và vấn đề trong việc tái chế nhựa là chúng chỉ có thể biến thành các loại tơ để ứng dụng cho một số ứng dụng, như thảm, lông cừu, hay túi tote.

Tuy nhiên, với loại enzyme mới này, nhựa cũ hoàn toàn có thể biến thành nhựa mới.

McGeehan nói: “Những gì chúng tôi hy vọng là sử dụng enzyme này để biến nhựa trở thành những chất ban đầu của nó, để chúng ta có thể tái chế chúng trở lại thành nhựa. Điều đó có nghĩa là chúng ta không cần khai thác thêm dầu nữa, và về cơ bản còn giảm lượng nhựa ở trên Trái Đất.”

“Thật dễ dàng để các nhà sản xuất có thể sản xuất ra nhiều thứ hơn việc cố gắng tái chế một vật gì đó. Nhưng tôi tin rằng có một dư luận công đồng đang ở đây: nhận thức đang thay đổi quá nhiều đến mức các công ty phải bắt đầu xem xét liệu họ có thể tái chế được những vật dụng đó không.”

Một bãi biển nhựa ở Úc

Trở lại vấn đề kinh dị khi phóng thích những thứ đột biến vào môi trường. Người ta không thể không hỏi rằng liệu chúng có thể tiềm tàng các mối nguy hại hay không?

Oliver Jones, một nhà hoá học của trường đại học RMIT tại Melbourne của Úc, nói với The Guardian rằng: “Enzyme không độc hại, có thể phân huỷ sinh học và có khả năng sản xuất một lượng lớn nhờ các loại vi sinh vật. Vẫn còn một bước có lẽ thích hợp hơn trước khi bạn dùng enzyme để tái chế nhựa đó là giảm lượng nhựa được sản xuất ra. [Nhưng] đây chắc chắn là một bước đi theo hướng tích cực hơn.”

Mặc dù vậy, các chuyên gia khác cho rằng cần phải đánh giá toàn bộ chu trình để đảm bảo giải quyết mối nguy hại về nhựa, để vấn đề này không dẫn theo các vấn đề khác, ví dụ như thải thêm các loại khí thải nhà kính. Và rõ ràng, việc giảm sản xuất nhựa sử dụng một lần cũng không thể giảm thải hoàn toàn được.

Nhưng trong thời gian đó, nếu chúng ta có một số enzyme đột biến trong phòng thí nghiệm để làm nhiệm vụ của chúng, thì việc giảm lượng PET nguyên chất được sản xuất sẽ không gây hại đến việc cứu thế giới. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, và bạn có thể lấy được nhiều thông tin hơn về loại enzyme này trong The Guardian.

Nguồn: TreeHugger
Ảnh bìa: Shutterstock/Wikicommons/Big Think
Người dịch: Ngọc Quỳnh

Cùng tác giả

#Tag

ăn nhựa cây thành thị enzyme đột biến khoa học nghiên cứu phân huỷ tái chế

iDesign Must-try

Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 6)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 6)
Mối quan tâm nhen nhóm từ những năm 1960 đối với nghệ thuật và khoa học đã tạo cơ hội để phát triển các công trình lai, cũng như các…
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 5)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 5)
Việc sử dụng vật liệu sinh học trong các tác phẩm trở thành nhân tố kích thích một số nhà phê bình nghệ thuật nói đến nghệ thuật sinh học,…
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 4)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 4)
Trong những phần trước của bài nghiên cứu, chúng ta đã cùng tìm hiểu về những tác phẩm Bioart gây tranh cãi dư luận như Ánh sáng, chỉ mình Ánh…
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 3)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 3)
Sau những sáng kiến ​​đầu tiên này, chủ yếu đến từ Mỹ, sự phân hóa bộ môn không hề chấm dứt, mà các lĩnh vực khoa học do các nghệ…
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 1)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 1)
Nghệ thuật và khoa học vốn đã làm phong phú lẫn nhau trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên thế kỷ 20 đã đặc biệt tách rời hai lĩnh vực này…
Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 5)
Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 5)
Hôm nay, ta sẽ đến với phần cuối của bài nghiên cứu, tổng kết lại những nội dung trong suốt chuỗi bài vừa qua, để đi đến kết luận rằng…