Azuma Makoto tiếp tục làm người hâm mộ bất ngờ cùng bộ đôi bonsai ‘hồ đầm lầy’ đậm chất tương lai

Nghệ sĩ hoa đạo Nhật Bản – Azuma Makoto đã vừa giới thiệu triển lãm mới nhất của mình, trong đó trưng bày các phiên bản TACHIKO và YASUTOSHI trong loạt tác phẩm mang tên “paludarium” (hồ đầm lầy) của ông. 

Loạt tác phẩm tổng thể này thể hiện sự ảnh hưởng từ những phát minh của Anh Quốc trong thời đại hơi nước thuộc thế kỷ 19, một dạng nhà kính nhỏ hoặc máy bảo vệ thực vật đã được trưng bày tại hội chợ Paris. Các loài sinh, thực vật quý hiếm trong lịch sử cũng đã từng được vận chuyển từ các thuộc địa xa xôi trong những chiếc hộp thủy tinh và được đánh giá chu kỳ phát triển trong ngôi nhà mới này, cách hàng vạn dặm xa so với nhà riêng của chúng.

“Paludarium” (hồ đầm lầy) là kết quả của sự diễn giải mới về chiếc máy chăm sóc thực vật nhỏ bé này, hiện được trang bị nhiều chức năng khác nhau và được chuyển đổi thành một hệ thống môi trường đóng gói hiện đại. Paludarium TACHIKO được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2019.

Azuma Makoto trưng bày 2 phiên bản của loạt tác phẩm “hồ đầm lầy”của mình với phiên bản thứ 4 “hồ đầm lầy” TACHIKO và phiên bản thứ 5 “hồ đầm lầy” YASUTOSHI. Cả 2 đều được bao phủ trong một lớp sương mù cùng với hệ thống cấp nước nhỏ giọt để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Với cấu trúc hình trụ, thiết kế này có thể thu nhận đầy đủ ánh sáng tự nhiên từ mọi hướng và có thể thích ứng tốt đối với sự phát triển của thực vật, có chiều cao lớn nhất trong toàn bộ tác phẩm. Hợp tác với nhiếp ảnh gia thực vật Shunsuke Shiinoki, tác phẩm đã được trình chiếu vào tháng trước, tòa nhà cụ thể của phòng trưng bày nghệ thuật đương đại này thuộc khu vực quận Harajuku của Tokyo.

“Hồ đầm lầy” TACHIKO được trang bị đầy đủ với hệ thống cấp nước nhỏ giọt và máy phun sương, những tính năng này sẽ phục vụ cho việc nuôi dưỡng cây và kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của môi trường vi mô. Thêm vào đó, chiếc thùng chứa thu nhận ánh sáng tự nhiên từ mọi hướng trong khi người xem có thể quan sát chi tiết cây thông qua một kính lúp nhỏ. Những chiếc quạt ở hai bên có nhiệm vụ bắt chước điều kiện gió tự nhiên bên cạnh một bộ loa không thấm nước cung cấp các giai điệu nhẹ nhàng để kích thích sự tăng trưởng. Chưa dừng lại ở đó, máy sao chép nhân tạo các yếu tố tự nhiên thiết yếu – mưa, gió, ánh sáng và âm thanh cuối cùng đã tạo ra một thế giới nhỏ bé nơi chu trình sinh thái được cô đặc lại.

Người dịch: Nam Vu

Nguồn: designboom

Cùng tác giả

#Tag

artist eco-design Japanese culture natural science beauty plants

iDesign Must-try

Edvard Munch (Phần 1)
Edvard Munch (Phần 1)
Trong loạt bài hai phần về Edvard Munch, chúng ta tìm hiểu về một trong những hoạ sĩ tài năng nhất, gây tranh cãi nhất, có những tác phẩm độc…
Lạc vào thế giới điện ảnh màu sắc qua các tác phẩm của họa sĩ James Chapman
Lạc vào thế giới điện ảnh màu sắc qua các tác phẩm của họa sĩ James Chapman
Một điểm dễ dàng nhận thấy trong tranh vẽ của James Chapman là bảng màu rực rỡ cùng cách tiếp cận vô cùng hài hước. Tuy không sử dụng quá…
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Theo Victo Ngai, mỗi chúng ta nên tiếp cận màu sắc một cách có chủ đích. Thay vì thêm màu ngẫu nhiên vào tác phẩm, bạn cần tự hỏi mục…
Bộ tranh minh họa “Nhật ký đi tiêm vắc xin” của X.Lan: Một cảm giác khá là … trúng số!
Bộ tranh minh họa “Nhật ký đi tiêm vắc xin” của X.Lan: Một cảm giác khá là … trúng số!
Nhật ký đi tiêm vắc xin là bộ tranh minh họa ghi lại những khoảnh khắc dễ mến của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ và tình nguyện viên…
Hơn 350 vết cắt giấy tạo nên một tác phẩm nghệ thuật phản ánh hình ảnh của một ý nghĩ
Hơn 350 vết cắt giấy tạo nên một tác phẩm nghệ thuật phản ánh hình ảnh của một ý nghĩ
Orpheus là một tác phẩm điêu khắc/ sắp đặt trên giấy được làm từ hơn 350 vết cắt giấy do nghệ sĩ Aivaras Ligeika tạo ra. Phòng trưng bày bằng…
Những bức chân dung mềm mại đầy sắc màu mang âm hưởng phương Đông của họa sĩ Bảo Phạm
Những bức chân dung mềm mại đầy sắc màu mang âm hưởng phương Đông của họa sĩ Bảo Phạm
"Trong khoảng thời gian bị cô lập, tôi thấy mình đang nhìn ra ngoài trời, hồi tưởng về một mùa hè đã mất. Những hình ảnh ấy đang đắm mình…