Những cây baobab già nhất đang chết đi trong sự bất lực của con người

“Như thể chúng ta đang sống vượt qua những cây baobab thay vì chúng sống qua nhiều thế hệ con người như vốn thế”.

Ở tỉnh Limpopo của Nam Phi có một cây baobab to đến mức những người quanh đó đã làm một điều hết sức “con người”: mở một quán rượu bên trong phần rỗng của cái cây ngàn năm tuổi này. Cây baobab này có đường kính thân lớn tới hơn 45m và thân gồm hai khoảng rỗng thông nhau.

Trong suốt hai thập kỉ, cây baobab Sunland đã thu hút rất nhiều du khách muốn thử cảm giác thưởng thức đồ uống trong một thân cây. Vào năm 2016, những phần thân cây lớn tạo nên phần rỗng trong thân cây bị gãy và sập xuống. Tám tháng sau, một nhánh cây lớn khác gãy đổ. Hiện tại, năm thân cây lớn của cây baobab này đã gãy đổ và chết, và chỉ một nửa cây còn sống.

idesign nhung cay baobab dang chet 02
Cây baobab khổng lồ hơn một nghìn năm tuổi khi còn “khỏe mạnh”. | Nguồn: South African Tourism
idesign nhung cay baobab dang chet 01
Cây baobab Sunland đã ngã | Nguồn: Sunland Baobab

Và đó chỉ là một ví dụ cho một hiện tượng đáng báo động: Nhiều cây baobab già nhất và to nhất châu Phi đã chết trong vòng 12 năm qua.

Những gì đang xảy ra với cây baobab Sunland có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một tương lai không còn những thân cây khổng lồ kì lạ này nữa. Nguyên nhân cho sự suy giảm số lượng này vẫn chưa được tìm thấy nhưng các nhà khoa học đang nghĩ đến biến đổi khí hậu. Đây là nguyên nhân nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nhà khoa học nhất.

“Thật không thể tượng tượng nổi khi những cây baobab to lớn một hai nghìn tuổi này vẫn hoàn toàn khỏe mạnh vài năm trước, và giờ chúng đã chết, nằm dài trên nền đất. Xét về số liệu thì khó có khả năng số lượng lớn các cây baobab khổng lồ cùng chết trong một khoảng thời gian ngắn do nguyên nhân tự nhiên”.

Adrian Patrut, Đại học Babes-Bolyai (Romania)

“Những cái cây này có thể sống tới hơn hai nghìn năm và giờ đây 70% chúng chết chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Đó không thể là một hiện tượng tự nhiên được”.

Tarin Toledo Aceves, một nhà sinh thái học về rừng
idesign nhung cay baobab dang chet 03
Những cây baobab già này sẽ còn sống được bao lâu? | Nguồn: HausinAfrica

Đặc trưng của những cây baobab là thân cây to sừng sững và số cành thưa thớt khiến chúng giống như những cây được trồng ngược với vài chiếc rễ chổng ngược lên trời. Cách những cây baobab phát triển là mọc thêm thân theo một vòng tròn khiến chúng có phần khoảng rỗng giữa thân, đôi khi đủ lớn để chứa con người bên trong.

Đây là một trong những loài cây cổ nhất trên trái đất. Có tới chín loài baobab trên thế giới: 6 trong số đó là cây đặc hữu ở vùng Madagascar, 2 loài là cây bản địa ở châu Phi và bán đảo Ả Rập, loài còn lại là cây bản địa ở Australia. Những cái cây to lớn và kì lạ này thường xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại và truyền thuyết tại những nơi chúng có mặt.

Patrut đã bắt đầu nghiên cứu về loài baobab từ những năm 2000. Ông đã dành gần hai thập kỉ qua để nghiên cứu 60 cây baobab lớn nhất và lâu đời nhất bằng phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị cacbon 14. Khác với các loài cây gỗ dỏ và sồi, tuổi của baobab không dễ xác định bằng vòng tăng trưởng vì khi loài cây này phát triển, vòng tăng trưởng của chúng mờ đi. Những cái hốc khổng lồ bên trong thân cây cũng khiến những dấu vết còn lại khó xác định hơn.

idesign nhung cay baobab dang chet 04
Cây baobab trong tranh Thomas Baines | Nguồn: Wikipedia

“Chúng ta đã mặc nhiên cho rằng sẽ chẳng có vấn đề gì với những cái cây khổng lồ này.”

Henry Ndangalasi, Đại học Dar Es Salaam (Tanzania)

Patrut cho biết những cây baobab lớn nhất và lâu đời nhất châu Phi phần lớn đều ở phía Nam châu lục này. Nhưng từ năm 2005 đến nay, 8 trong số 13 cây già nhất và lớn nhất đã ngã đổ một phần, thậm chí chết. Trong đó có những cây nổi tiếng vì kích thước và kết cấu tự nhiên như cây baobab Sunland, cây thiêng Panke, cây baobab khổng lồ Grootboom ở Nambia và cây baobab Chapman ở Botswana.

Mặc dù đó là một tập hợp dữ liệu nhỏ nhưng nó cũng nói lên một xu hướng đáng lo ngại. Patrut và các đồng nghiệp không cho rằng cái chết của những cây baobab là do bệnh tật. Họ cho rằng chúng chết vì khí hậu trở nên nóng và khô hơn. Không chỉ những cái cây khổng lồ lâu đời chết đi mà cả những cây baobab trưởng thành khác cũng đang chết dần với tốc độ đáng lo ngại, đặc biệt ở những vùng của châu Phi nơi khí hậu nóng lên nhanh nhất.

idesign nhung cay baobab dang chet 05
Hoàng hôn của những cây baobab già nhất đã đến? | Nguồn: moodmedia

“Như thể chúng ta đang sống vượt những cây baobab thay vì chúng sống qua nhiều thế hệ con người như vốn nên thế”.

Adrian Patrut

Nguồn: National Geographic
Biên dịch: Xanh Va

Cùng tác giả

#Tag

baobab biến đổi khí hậu cây thành thị cây xanh châu phi trái đất nóng lên

iDesign Must-try

Bộ ảnh về sự u sầu của cây xanh nơi văn phòng, biểu tượng cho nỗi buồn của dịch bệnh
Bộ ảnh về sự u sầu của cây xanh nơi văn phòng, biểu tượng cho nỗi buồn của dịch bệnh
Khi cuộc sống và công việc của chúng ta bị đảo lộn từ đầu năm đến nay vì dịch bệnh, nhiều nơi đã tiến hành Work from home (Làm việc…
Triển lãm Nảy Mầm II: Vườn ươm nghệ thuật trở lại với chủ đề “Cộng Sinh”
Triển lãm Nảy Mầm II: Vườn ươm nghệ thuật trở lại với chủ đề “Cộng Sinh”
Tiếp nối sự thành công của lần trước, Nảy Mầm II đã chính thức mở cửa. Lần trở lại này, Nảy Mầm sẽ tập trung khai thác vào chủ đề…
House of Tomorrow: IKEA biến đổi căn nhà thành những thực thể sống cùng phát triển với con người
House of Tomorrow: IKEA biến đổi căn nhà thành những thực thể sống cùng phát triển với con người
Sau thành công của dự án SPACE10 tại London, IKEA lại tiếp tục ra mắt dự án thú vị mới nhưng lần này diễn ra trong toà nhà bỏ hoang…
National Geographic mừng Ngày Trái Đất với phiên bản bìa kép đặc biệt
National Geographic mừng Ngày Trái Đất với phiên bản bìa kép đặc biệt
Tờ tạp chí này đã mừng Ngày Trái Đất với số báo tháng 04/2020 bằng phiên bản bìa kép với góc nhìn lạc quan và bi quan, ám chỉ việc…
While the Ice Is Melting: Triển lãm phản ánh cuộc sống vùng cực trước tác động của biến đổi khí hậu
While the Ice Is Melting: Triển lãm phản ánh cuộc sống vùng cực trước tác động của biến đổi khí hậu
Vào tháng 08/2019, sự biến mất đầu tiên của một sông băng do biến đổi khí hậu đã đánh dấu sự kiện chết chóc kinh khủng đối với vùng đất…
Joana Choumali - Nhiếp ảnh gia Châu Phi đầu tiên được vinh hạnh nhận giải Prix Pictet
Joana Choumali - Nhiếp ảnh gia Châu Phi đầu tiên được vinh hạnh nhận giải Prix Pictet
Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiếp ảnh gia Joana Choumali từ Châu Phi đã vinh hạnh nhận giải Prix Picte – một trong những giải thưởng nhiếp ảnh uy…