Triển lãm Connecting Time: Những di tích khảo cổ đến từ tương lai
Triển lãm “Connecting Time” của nghệ sĩ sống tại New York Daniel Arsham, muốn gửi gắm đến du khách “một thế giới mà họ nhìn vào từ trải nghiệm riêng, trong cuộc sống của chính họ, qua góc nhìn thời gian”.
Một trong những dòng chữ trên tường ở bảo tàng Moco tại Amsterdam trong buổi triển lãm hồi tưởng quá khứ của nghệ sĩ sống tại New York Daniel Arsham, “Connecting Time” là “Make things/ you need / to see / exist in the world” (Tạo tác/ bạn cần/ để thấy/ tồn tại trên thế giới).
Hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ kiến trúc đến thiết kế, thời trang đến điêu khắc, những tác phẩm đa dạng của Arsham luôn khiến khán giả bất ngờ với vẻ lững lờ và đôi chút thân thuộc trôi nổi bên trong. Triển lãm rộng lớn được tổ chức tại bảo tàng Moco, hợp tác với phòng tranh Perrotin và Ron Mandos, sẽ diễn ra đến hết tháng 9/2019, bao gồm toàn bộ sự nghiệp của Arsham, sẽ đưa khán giả vào bên trong thực tại giả lập và chiều không gian bóp méo, nơi mà những câu châm ngôn được nhắc đến trước đó, quá khứ, hiện tại, và tương lai cùng tồn tại trong tâm trí nghệ sĩ.
Ảnh: Isabel Janssen.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Ý tưởng trung tâm trong tác phẩm của Arsham là ‘khảo cổ viễn tưởng’, nơi những đồ vật hằng ngày trong cuộc sống hiện đại và văn hoá đại chúng, từ laptop, hộp ngũ cốc cho đến gấu teddy và nhân vật Disney, được tưởng tượng như “vừa được khai quật lên từ di tích khảo cổ thời tương lai”.
Lấy cảm hứng từ một lần đi thăm quan đảo Phục Sinh, nơi có những bức tượng vẫn là một bí ẩn đối với giới khảo cổ học, Arsham đã sử dụng các yếu tố địa chất như tro núi lửa, thạch anh, thuỷ tinh núi lửa, và băng đá, để tạo nên những di vật khảo cổ. Đối diện với cổ vật đặc sắc như Miami Heat Jacket và Eroded Pluto Dog, khách tham quan được khuyến khích cân nhắc về giá trị hiện tại và tương lai, cũng như sự lỗi thời tiềm tàng ngày càng gia tăng đe doạ bởi quá trình phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại và chủ nghĩa tiêu dùng khủng khiếp.
Sử dụng cùng kỹ thuật, Arsham đã bào mòn một bức tường trắng và để trơ ra phần lõi khoáng sản bên trong. Đặt tiêu đề Eroded Wallpaper, tác phẩm sắp đặt gợi nhớ đến sự mỏng manh cố hữu của kiến trúc trước dòng thời gian và sức mạnh của tự nhiên, một chủ đề xuyên suốt mà nghệ sĩ đã thể hiện trong tác phẩm của anh sau khi chứng kiến sức tàn phá của một trận bão thuở ấu thơ.
Điều này cũng thể hiện nét gần gũi giữa thể nghiệm nghệ thuật của anh với những chuẩn mực kiến trúc. Thực tế, Arsham không xuất phát là một nhà thiết kế sân khấu, mà anh còn có công ty kiến trúc riêng của mình Snarkitecture, nơi đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà thiết kế và thương hiệu tiếng tăm.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Sự nhạy cảm kiến trúc của Arsham còn thể hiện trong loạt tác phẩm Elastic Wall, những tác phẩm đã chơi đùa với góc nhìn không gian vật lý của con người. Rõ ràng nhất là tác phẩm danh tiếng của anh Hidden Figure, theo như tên gọi tác phẩm thể hiện một dáng hình bị mắc kẹt bên trong bức tường sử dụng kỹ thuật draping thường được dùng trong các tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp cổ, cũng như những tác phẩm xoắn não khác làm từ sợi thuỷ tinh, như Corner Knot và Falling Clock, gần như đã bẻ cong kiến trúc của phòng tranh.
Daniel Arsham, Falling Clock.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Calcified Room, một tác phẩm không trật tự mà Arsham tạo ra đặc biệt dành cho buổi triển lãm, thể hiện khung cảnh sau tận thế, nơi một căn nhà bình thường bị vôi hoá. Mỗi vật dụng trong căn phòng khách không người, từ những đồ nội thất từ giữa thế kỷ và đèn bàn cho đến chậu cây, sách vở và quần áo, đều biến thành hoá thạch, dường như cả không gian đã diễn qua một thời gian mục ruỗng rất dài, hoặc có thể trải qua một sự kiện bất ngờ như núi lửa Vesuvius phun khiến tro phủ đầy thành phố Pompei.
Tiếp tục theo dõi, ta sẽ cảm thấy bối rối trước tác phẩm Amethyst Ball Cavern, một tác phẩm sắp đặt bao trùm xung quanh khán giả trong không gian rộng lớn mang đôi nét gần gũi từ cuộc sống đương đại. Sau hàng trăm năm suy tàn, những trái bóng tennis và bóng chuyền kết tụ lại tạo thành một hang động tăm tối, lạ lẫm. Mỗi bước chân ta đi xa hơn vào chốn hầm mộ mộng mị này, nơi chỉ được thắp sáng bằng ba trái banh bóng rổ bao bọc trong thạch anh tím, mà Arsham gọi là ‘cổ vật của tương lai’, ký ức về không gian và thời gian của chúng khiến ta liên tưởng đây có thể là một tương lai tận thế hay cơn ác mộng siêu thực. Cảm giác mất phương hướng dần hiện rõ hơn khi ta vô tình thấy hình ảnh phản chiếu của mình, trong những chiếc gương nhỏ ẩn hiện vẽ nên những ảo ảnh tím ngắt.
Như phần lớn tác phẩm trong triển lãm khổng lồ này, Amethyst Ball Cavern bao bọc ý định thầm kín của Arsham muốn nhắn nhủ đến du khách – “một thế giới mà họ nhìn vào từ trải nghiệm riêng, trong cuộc sống của chính họ, qua góc nhìn thời gian”.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Góc triển lãm tại Moco Museum ở Amsterdam.
Ảnh: Isabel Janssen.
Nguồn: yatzer