Sáng tạo ‘vì mình’ hay ‘vì người’? Từ công cụ hay tư duy?

Nếu chúng ta không thể vượt qua trở ngại nếu không tự trưởng thành trong nghệ thuật của chính mình, không công cụ, kĩ thuật và quy trình nào có thể thay thế điều đó.

Eleanor Roosevelt từng có câu:“Tư tưởng lớn bàn luận ý tưởng; người bình thường bàn luận về sự kiện; kẻ nhỏ nhặt thì bàn luận về con người.” Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để trở thành một nhà thiết kế tốt hơn là sửa lại trích dẫn trên thành: “Nhà sáng tạo vĩ đại lấy cảm hứng từ ý tưởng; người bình thường lấy cảm hứng từ sự kiện; sáng tạo nhỏ lấy cảm hứng từ con người.”

Bản chất thật sự của ‘trạng thái sáng tạo’ được tìm thấy khi bạn đắm mình vào nhân loại – yếu tố văn hóa, chính trị, khoa học, xã hội học, những thứ tác động đến chúng ta theo từng nhóm người, cá nhân. Đây là các yếu tố thật sự thúc đẩy ta.

Theo kinh nghiệm của tôi, các nhà sáng tạo đang tiếp cận quá gần với lĩnh vực của chính họ. Họ thường xuyên đón đầu những xu hướng và công cụ mới nhất, lấy ý kiến đồng tình từ đồng nghiệp, thường là các nhà sáng tạo khác.

Họ nghĩ đây là con đường dẫn đến cảm hứng, là cách để trở thành một nhà văn hoặc nhà thiết kế tốt hơn. Thực tế là nó nhồi nhét tư duy theo nhóm, tầm nhìn hạn hẹp và khiến chúng ta tự động khép mình trước những ý tưởng trái ngược với quan điểm sáng tạo của mình.

Nếu con người trở nên quan trọng hơn ý tưởng, đó là dấu hiệu đầu tiên để phát sinh vấn đề.

Liệu có phải yếu tố nghệ thuật của một nghệ sĩ là lý do khiến bạn yêu thích họ? Hay nghệ sĩ ấy chính là người khiến bạn yêu thích nghệ thuật?

Nếu trả lời có cho câu hỏi thứ 2 thì bạn đang có nguy cơ trở thành kiểu sáng tạo nhỏ. Dưới đây là cách để thoát khỏi chiếc bẫy nguy hiểm này.

Lý do của tôi

Tôi làm vì mình.

Chính là vậy. Những lĩnh vực khác nhau sẽ có nhiều tên gọi khác nhau: lý do, động lực, những gì bạn đang có. Vài người sẽ nói rằng lý do này sẽ tốt hơn cái kia, tuy nhiên cuối cùng nếu không làm mọi thứ vì bản thân thì bạn sẽ không bao giờ đạt được mục đích mong muốn. Không cần phải có một lý do to lớn nào cả (ví dụ như đăng tải bài viết của mình lên mạng). Tuy nhiên nó sẽ không phù hợp nữa nếu bạn lấy lý do từ người khác.


Phương tiện của tôi.

Tôi giữ mình tránh xa các thử thách thiết thế theo xu hướng hoặc thử thách rằng mình phải tạo ra hệ lưới hoàn hảo hay những công cụ tạo prototype mới nhất giúp bạn“thay đổi cách bạn nhìn nhận về thiết kế” bởi tôi thấy chúng rất buồn chán. Tôi có thể nổi tiếng nếu có giải pháp tốt nhất, tuy nhiên bản thân chỉ là một trong hàng triệu những người cùng viết về những thứ mà chúng ta không mấy quan tâm.

Tại sao lại phải mang gánh nặng của một người sáng tạo nếu tôi không có ý định viết về điều mình thích?

Các công cụ và kĩ thuật mới đều rất quan trọng, tuy nhiên chúng không hề khiến bạn trở thành một nhà sáng tạo giỏi. Nếu đã từng tạo ra một thứ đáng kinh ngạc bằng một công cụ mới, bạn nên tập trung vào những gì mình đã đạt được chứ không phải là nút lệnh nào giúp bạn thực hiện điều đó.

Có một câu châm ngôn xưa rằng “Máy ảnh tốt không cho ra những bức hình đẹp mà chính là do thợ chụp ảnh giỏi”, điều này thật sự đúng đối với nhà văn và nhà thiết kế.


Lối vẽ của tôi

Là nhà thiết kế, chúng ta đều tự tạo ra vùng an toàn và thoải mái cho chính mình. Chúng ta tham dự hội nghị sáng tạo với những đồng nghiệp khác, đọc sách và bài viết về chủ đề thiết kế. Dần dần chúng ta thu hẹp tầm nhìn của chính mình.

Suy cho cùng, chúng ta đều là con người với bản chất cố hữu. Chúng ta tránh xa những ý tưởng và niềm tin đi ngược lại với những gì của mình. Nó khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, thậm chí là thành công nhưng thật sự đó là cái bẫy cảm hứng.

Tuy nhiên, sự thật là không ai tìm ra được (bao gồm tôi), vì thế tôi không đầu tư nhiều vào sách hay bài viết thiết kế. Đó chỉ là một trong rất nhiều ý kiến và lời khuyên khác ngoài kia.

Chúng ta luôn cố gắng bắt kịp các xu hướng và phong cách hiện hành, đồng thời cũng giữ một khoảng cách đủ để không bị tác động để trở nên thiên vị bởi chúng. Tôi là một nhà sáng tạo bởi bản thân tin rằng cách mình thực hiện mọi thứ rất mới mẻ, độc đáo và quan trọng. Vậy thì tại sao tôi lại muốn giống với người khác?

Tôi trở thành nhà thiết kế giỏi hơn bằng cách nhìn rộng ra ngoài lĩnh vực của mình. Chỉ vì tôi có thể đúng không có nghĩa là bạn hoặc những chuyên gia trong ngành là sai.

Theo những gì tôi thấy, những nhà sáng tạo vĩ đại có thể kết hợp nhiều phần nhỏ trong nhiều mặt của cuộc sống, những lĩnh vực khác và kết nối các chấm điểm ấy tạo thành một thứ đẹp đẽ và mới mẻ. Khi làm được điều này, kĩ năng thiết kế sẽ cung cấp công cụ và khung chuẩn định hình các ý tưởng – công cụ cho phép họ hiểu được thông tin được thu thập.

Ý tưởng dẫn dắt phương tiện chứ phương tiện không hề đưa lối ý tưởng.


Chìa khóa của tôi

Sau cùng thì chìa khóa để trở thành một nhà sáng tạo giỏi là biến mình thành phiên bản tốt hơn. Dù nghe có vẻ sáo rỗng nhưng đây là bí quyết mà hầu hết các nhà sáng tạo thành công rực rỡ đều hiểu: từ nhà làm phim, tác giả cho đến nhà thiết kế.

Con người chúng ta tìm kiếm cách để kết nối với những người khác ở một mức độ cá nhân. Chúng ta muốn liên hệ đến những gì mình xem, lắng nghe và đọc được.

Từ lý do cá nhân, động lực tạo ra một thứ mà mình quan tâm và lấy cảm hứng từ những nguồn sống chân thật, tôi có thể tạo ra sản phẩm thấm nhuần cảm xúc. Chúng ta đối mặt với nhiều sắc thái của những trở ngại trong quá trình thiết kế của cá nhân sáng tạo. Tuy nhiên tất cả các tác phẩm sẽ phục vụ cho nhu cầu con người chúng ta bất kể ở tỉ lệ, màu sắc và phong cách nào.

Nếu chúng ta không thể vượt qua trở ngại nếu không tự trưởng thành trong nghệ thuật của chính mình, không công cụ, kĩ thuật và quy trình nào có thể thay thế điều đó.

Tác giả: Jonathan Speh
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

creative personal growth self-help

iDesign Must-try

Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Nghệ sĩ Hàn Quốc Ssebong dường như đã tạo nên cả một vũ trụ đáng yêu thay lời cho cuộc sống thực tế, nơi có những nhân vật cùng tuyến…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Cuộc thi We Liberty #25: Khi tưởng tượng là tiền đề của những không tưởng
Cuộc thi We Liberty #25: Khi tưởng tượng là tiền đề của những không tưởng
Cuộc thi thiết kế sáng tạo We Liberty #25 chính thức được khởi động. Đây là sân chơi để các bạn trẻ cùng Piaggio Liberty khai phá những cảm hứng…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Tập 2 - PURE NOW Show: ‘Dù được trả 1 đô hay 100 đô, bạn cần phải làm tốt nhất có thể’ - Chris Catchpole
Tập 2 - PURE NOW Show: ‘Dù được trả 1 đô hay 100 đô, bạn cần phải làm tốt nhất có thể’ - Chris Catchpole
Phù thủy sáng tạo, đó là danh xưng mà người ta ưu ái dành cho Chris Catchpole – nhà lãnh đạo, giám đốc điều hành của DDB/ Rockstar/ BBDO/ OLPOHA. Sở hữu…
Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
 “Tôi nghĩ rằng vai trò của một giám đốc sáng tạo, một người giám đốc là tổ chức, sắp xếp nhiều con người để họ trở nên thông minh và…