‘Những ánh lửa bập bùng trên nóc nhà của thế giới’: Cực quang trong các tác phẩm nghệ thuật

Cực quang – một tuyệt tác của tạo hóa và là một bí ẩn đến nay vẫn còn gây tò mò cho các nhà khoa học. Nó đi vào nghệ thuật và được khắc họa trong sự ngưỡng vọng của người họa sĩ. Mời bạn cùng iDesign điểm qua lịch sử của cực quang, vài tác phẩm đặc sắc được đăng tải trên trang The Public Review*.

Frederic Edwin Church, Aurora Borealis, 1865 — Nguồn.

*Được thành lập vào năm 2011, The Public Review là một dự án phi lợi nhuận dành riêng cho việc khám phá các tác phẩm hấp dẫn từ lịch sử văn học – nghệ thuật. Trọng tâm là tác phẩm cho cộng đồng. TPR là nguồn tài liệu khổng lồ mà mọi người có thể tự do thưởng thức, chia sẻ và xây dựng mà không bị hạn chế.


Bản in chromolithograph với bốn hình ảnh của Ánh sáng phương Bắc (Northern Lights, tên gọi khác của cực quang),
từ quyển ‘Meyers Konversations-Lexikon’, tái bản lần thứ 6, tập. 16 (khoảng năm 1908) – Nguồn

Khoảng tám mươi ki-lô-mét trên mực nước biển, vượt xa vòng ngoài của tầng ozone là một dải không khí lớn gọi là tầng nhiệt, nơi nhiệt độ tăng cao đến 2,000°C. Các phân tử trong phần trời này khan hiếm đến nỗi, như Lyall Watson có viết, “không đủ để chúng phóng tấm thân mình vào quỹ đạo để truyền nhiệt một cách dữ dội“, mặc dù vừa đủ để “kết hợp với các hạt tích điện khác, đi vào rìa khí quyển bằng những cơn gió mặt trời” và “tạo ra những màn trình diễn pháo hoa tuyệt vời” được gọi đó là Aurora Borealis Aurora Australis, hay Ánh sáng phương Bắc Ánh sáng phương Nam (the Northern and Southern Lights) :

Những cực quang như vậy thường tập trung xung quanh các vòng cực, xuất hiện vài giờ sau khi mặt trời lặn, tạo thành các ánh sáng màu lục nhạt cho đến khi chuyển thành những bức màn sáng có màu vôi xanh, vàng và màu đỏ pha sắc tím trên bầu trời, như thể có một vụ nổ khổng lồ đã xảy ra ở rìa của Thế giới và Thiên đàng thì đang bốc cháy ngùn ngụt.

Aurora Borealis, một bức tranh từ quyển Physica Sacra của Johann Scheuchzer, 1731 – Nguồn.


Những ánh sáng này được Louise B. Young so sánh như “ánh lửa bập bùng trên nóc nhà của thế giới“, đã thu hút trí tưởng tượng của các nghệ sĩ và biết bao người kể chuyện kể từ thuở sơ khai.

Minh họa từ quyển sách Meyers grosses Konversations-Lexikon,
số 22 (khoảng năm 1908) — Nguồn

Người Inuit ở Vịnh Hudson tin rằng chúng là những chiếc đèn lồng của quỷ đi tìm kiếm linh hồn đã mất; người Bắc Âu thì xem chúng như những lưỡi giáo, áo giáp và mũ của các vị tiểu thần Valkyries* dẫn lính tử trận tới Thánh điện Valhalla; người Greenland thì xem cực quang là linh hồn nhảy múa của những đứa trẻ đã chết từ khi lọt lòng.


*Valkyrie: Trong thần thoại, họ được miêu tả là những người trinh nữ xinh đẹp với làn da trắng và mái tóc vàng óng. Khi ra chiến trường, các Valkyrie mặc áo giáp đỏ, đội mũ vàng, cầm khiên giáo sáng loáng và cưỡi ngựa thần có cánh. Mỗi lần ngựa phóng đi, chúng để lại xung quanh mình những hạt sương mai, tỏa ra những dải sáng được xem là Cực quang vì thường xuất hiện trên bầu trời Bắc Âu.
(lược dịch từ Wikipedia)


Aurora Borealis vẽ bởi Étienne Léopold Trouvelot , 1882 — Nguồn

Cái chết đã được liên kết với cực quang từ thuở bình minh của loài người.

Dân tộc Ngarrindjeri ở miền nam nước Úc đã gọi những ánh sáng ấy là ‘lửa trại của người chết‘, trong khi người Inuit ở phía bắc Alaska, coi cực quang là hiện thân của ác quỷ. Ngay cả ở những vùng đất nằm giữa hai điểm địa lý này, cực quang vẫn được nhiều dân tộc xem là một mối lo.

ảnh chụp cực quang ở phía trên con thuyền Maud của Roald Amundsen,
1918–1925 — Nguồn

Triết gia Seneca, trong tác phẩm Naturales Quaestiones có ghi lại rằng, dưới thời trị vì của Tiberius (năm 14-37 TCN), một cực quang phía trên thành phố Ostia, gần Rome, phát sáng mạnh đến nỗi một đơn vị quân đội đóng quân gần đó, tin rằng thị trấn đang bốc cháy, tức khắc phi nước đại đến giải cứu.


bản in khắc gỗ từ Perdus dans les Glaces, 1870 — nguồn

Ở châu Âu thế kỷ thứ mười tám, ‘Aurora Borealis’, giống như rất nhiều khía cạnh của tự nhiên, phần lớn được chuyển đổi từ một đối tượng có yếu tố rùng rợn thành một đối tượng kỳ diệu.

Astronomy, biểu đồ thiên văn thể hiện gợi ý giải thích cho sự xuất hiện của cực quang
Bản in thạch bản vẽ lại theo Sir J. Ross — Nguồn
Minh họa từ Under Nordlysets Straaler. Skildringer fra Lappernes Land, 1885 — nguồn

Nhà thám hiểm người Anh và nhà tự nhiên học Samuel Hearne, trong tác phẩm Journey from Prince of Wales’ Fort in Hudson Bay to the Northern Ocean (1795), đã kể lại trong ngạc nhiên rằng vào những đêm mùa đông dài phía bắc của hồ Athapapuskow của Canada, ‘Aurora Borealis’ thậm chí đã cung cấp đủ ánh sáng để ông đọc được một bản in rất nhỏ.

Northern Lights, bởi Anna Boberg, bản vẽ từ việc quan sát ở phía bắc Na Uy — Nguồn

Hearne cũng là người châu Âu đầu tiên ghi nhận tiếng động mà cực quang tạo ra khi “chúng thay đổi màu sắc hoặc vị trí”. Trong một đoạn văn có tác động tới hai tác gia lớn là Wordsworth và Emerson, Hearne có viết:

Có thể khẳng định một cách tích cực rằng trong những đêm tĩnh mịch, tôi vẫn thường xuyên nghe thấy những thứ ánh sáng ấy phát ra tiếng xào xạc và lách tách, tựa như một lá cờ to lớn đang vẫy giữa ngọn gió trong lành.


Cực quang ở Iceland, bởi Harald Moltke, 1899 — Nguồn

Đã có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của cực quang trong những năm qua.

Seneca tự hỏi liệu chúng được hình thành trên hay dưới các tầng mây.

Hearne, giống như nhiều người trong thời đại của ông, tin rằng chúng được tạo bởi một cơn bão sao chổi.

Benjamin Franklin đưa ra giả thuyết rằng chúng là kết quả của dòng điện bị mắc kẹt trong tầng khí quyển cao.

Minh họa từ tác phẩm Our Earth and its Story: A Popular Treatise on Physical Geography, 1887 — nguồn

Mãi đến thế kỷ XX, nhà khoa học người Na Uy, Kristian Birkeland (1867 ,191917) mới đặt nền móng cho sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về các hiện tượng của cực quang. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có một vài điều mà các nhà khoa học vẫn chưa lí giải được.

Minh họa từ Under Nordlysets Straaler. Skildringer fra Lappernes Land, 1885 — nguồn

Cực quang vẫn là một điều kì diệu – một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kỳ lạ, chuyển động của vũ trụ vượt xa cả tâm trí ta. John Steinbeck trong tác phẩm Travels with Charley có diễn tả về điều này.

Khi trên đường đến Maine trong một chiếc xe chở khách, John bước ra ngoài vào ban đêm để lấy cho chú chó của mình một số bánh quy và tình cờ nhìn lên bầu trời:

‘Aurora Borealis’ vừa xuất hiện. Tôi đã nhìn thấy nó chỉ một vài lần trong đời. Nó treo lủng lẳng trên nền trời và di chuyển với các nếp gấp uy nghiêm như một du khách vô hạn trên sân khấu của một nhà hát vô tận.

Với màu sắc của hoa hồng và hoa oải hương, nó di chuyển và va đập mạnh vào màn đêm, những ngôi sao được mài sắc bởi sương giá chiếu xuyên qua nó. Thật là một thứ đáng xem tại thời điểm mà tôi cần biết bao!


Người dịch: Lệ Lin
Nguồn: The Public Domain Review

Cùng tác giả

#Tag

art aurora borealis cực quang Heirstory minh hoa thiên nhiên

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…