[Game review] Shadow of the Colossus remake so với bản 2002 có thật sự vượt trội?
Nếu bạn đã từng mất ăn mất ngủ vì Shadow of the Colossus trên PS2 vào năm 2005, thì cảm giác khi được du hành vào thế giới viễn tưởng mà tựa game này mang lại vào thời điểm đó hẳn khiến bạn sẽ khó thể nào quên được. Đây được xem như là một tựa game bất hủ đã xây dựng nên tuổi thơ của rất nhiều người chơi.
Trong phiên bản remake chính thức ra mắt vào năm 2018 vừa qua trên hệ máy PS4, liệu Shadow of the Colossus có thể nào một lần nữa khơi gợi lại cả bầu trời kí ức, tiếp nối những thành công cũ và không làm phụ lòng mong đợi của hàng triệu game thủ trước trò chơi này?
Cốt truyện kể về hành trình của một chàng lính trẻ Wander, với khát khao cháy bỏng là phá vỡ lời nguyền độc đoán trên người yêu Mono của chàng. Xuất phát game bắt đầu với cảnh khi Wander đem Mono đến vùng đất cấm, lúc này Mono đã chết. Tại một ngôi đền trong vùng đất cấm, Wander tình cờ phát hiện ra một bí thuật cổ xưa do Dormin nắm giữ có thể hồi sinh được người chết. Và nhiệm vụ Dormin đưa ra cho chàng trai trẻ là phải tiêu diệt được 16 con quái vật khổng lồ Colossi, để cứu được người yêu Mono của chàng. Wander đã chấp nhận lời đề nghị này.
Thế là cuộc hành trình đầy cam go nhằm tiêu diệt những sinh vật huyền thoại có kích thước khổng lồ của Wander bắt đầu, cùng người bạn đồng hành là chú ngựa Argo. (Spoiler alert). Trải qua bao nhiêu gian nan, thử thách, cuối cùng Wander cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng điều bất ngờ lại xảy đến, việc chiến đấu và tiêu diệt các sinh vật ghê tởm đã vô hình khiến Wander trở thành một con ác quỷ, hình dáng chàng bắt đầu thay đổi, da sạm đi và mọc sừng. Và cái kết cuối cùng của tựa game là một kết thúc mở, dù mơ hồ, nhiều nghi vấn nhưng chính điều này đã làm đọng lại bao mối suy tư và cảm giác khó tả trong lòng người chơi khi trải nghiệm tựa game này.
Shadow of Colossus là một tựa game thuộc thể loại phiêu lưu, hành động trong thế giới mở, với những cánh đồng bao la, bất tận, những đồi núi hùng vĩ, các công trình kiến trúc đồ sộ đã làm cho trải nghiệm về mặt hình ảnh đồ hoạ, trở nên cực kỳ thú vị và bắt mắt. Công bằng mà nói, phiên bản remake có khía cạnh đồ họa là thứ được nâng cấp nhiều nhất. Thật quá khập khiễng khi so sánh giữa giữa đồ hoạ của PS2 và PS4. Nhìn chung đồ hoạ khiến cho các tựa game ngày càng trở nên sống động và chân thật hơn rất nhiều. Nhưng điều tuyệt vời hiện nay, đó là Shadow of the Colossus vẫn giữ được sự sáng tạo, ma thuật và bất ngờ. Quy mô của những vùng đất trong thế giới game, các sinh vật quái vật với kích thước khổng lồ, nét biểu cảm của từng nhân nhật—vẫn cứ là nét đặc trưng rất riêng và khác biệt mà tựa game này mang lại.
Bên cạnh đó, âm thanh cũng là một phần không thể không nhắc đến, tiếng gió, tiếng mưa, tiếng nước chảy, tiếng ngựa, tiếng chim hót,.. được chú ý thực hiện cực kỳ chân thật. Tiếng gào thét của sinh vật Colossus, những bản nhạc nền lúc nhẹ nhàng, lúc dồn dập, cao trào, lúc lại bay bổng làm cho người chơi trải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Ngoài một số điểm đáng khen, Shadow of Colossus vẫn có nhiều điều thiếu sót.
Tuy mang danh là game remake, nhưng điểm thay đổi nhiều nhất chỉ là bề ngoài phần đồ hoạ. Cốt truyện giữ nguyên, gameplay giữ nguyên khiến mọi thứ trở nên quá dễ đoán, làm mất đi tinh thần khám phá cho những game thủ đã từng chơi tựa game này trên PS2.
Ngoài ra, nhà sản xuất khá lạc hậu khi không điều chỉnh lại góc nhìn của tựa game vì góc nhìn này đã quá cũ và lỗi thời. Bên cạnh đó, cách thức điều khiển nhân vật vẫn tạo cho ta cảm giác ngột ngạt, không tự nhiên, và với cách sử dụng typeface Paccorus thật là thảm hoạ
Mặc dù rất tuyệt vời, nhưng bài học rút ra ở đây rằng chúng ta không cần quá nhiều tựa game trông như Colossus – mà hơn thế, chúng ta cần những game cho cảm giác hào hùng tương tự vậy: sau một thập kỷ, các nhà sản xuất có thể đẩy xa hơn những gì ta mong đợi từ game, bất kể khuyết điểm như thế nào đi chăng nữa.
Nguồn: polygon