Emma Gannon: “Thế giới đang thay đổi nhưng chốn văn phòng vẫn làm việc theo kiểu cũ khiến tôi phát bực”

Nếu bạn luôn cân nhắc bản thân là một người không mấy bình thường, vậy thì cho phép chúng tôi giới thiệu Quý cô Quyết tâm Emma Gannon, một nhà văn, phát thanh viên và dẫn chương trình podcast.

Podcast nổi tiếng của cô CTRL ALT DELETE (đồng thời cũng là tên cuốn sách đầu tiên) nói về công việc, mạng xã hội và nghề nghiệp và giới thiệu những khách mời danh tiếng như Ellen Page, Richard E Grant, Lena Dunham, Gillian Anderson, Elizabeth Gilbert, Ava Duvernay và Greta Gerwig. 

Giờ đây podcast đã đạt mốc 4 triệu lượt download và được bình chọn là ‘podcast công nghệ xuất sắc nhất’ bởi Evening Standard. Nhưng đó không phải là tất cả. Emma còn nằm trong danh sách 35 Women Under 35 của Management Today và được lựa chọn vào danh sách Forbes 30 Under 30 năm 2018 về mảng truyền thông và marketing.

Những bài viết của cô đã được xuất bản mọi nơi từ The Telegraph cho đến Teen Vogue, và cô là chủ mục thường kỳ của Courier Magazine. Giờ đây cô sắp xuất bản sách mới, The Multi-Hyphen Method, dạy chúng ta rằng không quan trọng bạn là một trợ lý bán thời gian với một trang blog hay một nhà vật lý trị liệu đang quản lý một cửa hàng trang sức vào buổi tối – bất cứ thứ gì bạn làm, bất cứ sự kết hợp nào, chúng ta đều có thể bắt sóng tinh thần khởi nghiệp.

Nói về việc xoá bỏ vết nhơ cho những người đa năng và vì sao có nhiều đầu việc cùng một lúc lại rất quan trọng để phát triển trong thế giới hiện đại, hãy cùng nghe Emma nói về cuốn sách mới của cô và nhiều điều thú vị khác dưới đây nhé.

Đang có một mối quan ngại to lớn rằng việc làm đang bị đe doạ trên quy mô toàn cầu, cho rằng tự động hoá là một trong những nguyên nhân cuả vấn đề này. Điều này có xuất hiện trong sách không?

Đây chắc chắn là một trong những lý do cuốn sách xuất hiện. Thế giới và công nghệ thay đổi quá nhanh và chốn văn phòng vẫn làm việc theo kiểu cũ khiến tôi phát bực. Tôi muốn viết một cuốn sách với hàng ngàn tư liệu, sự kiện và truyện thật để chứng minh rằng chúng ta có thể thoát khỏi con đường sẵn có để thiết kế sự nghiệp riêng cho mình.

Chúng ta vẫn luôn cảm thấy nhỏ bé và vô ơn khi muốn thứ gì đó to tát hoặc rời bỏ một công việc ôn ổn nào đấy, và ý nghĩ “leo lên nấc thang sự nghiệp” thường được gieo rắc trong não ta từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cuốn sách của tôi kể về cách làm sao ta có thể sử dụng công nghệ một cách có lợi cho bản thân mình, không phải khiến chúng trở thành kẻ thù của ta trong thời hiện đại.

Vậy thì cuốn sách không khuyến khích “làm việc cật lực về đêm” rồi?

Ồ, mỗi thứ một ít thì đúng hơn. Cá nhân tôi làm việc tập trung vào buổi tối. Luôn có một khoảng thời gian mà bạn làm việc tốt nhất. Bây giờ tôi phải làm ít hơn công việc cũ nhưng đôi khi phải làm đêm.

Mục tiêu của cuốn sách là muốn mọi người tự hỏi chính mình: “Tại sao chúng ta vẫn làm mọi thứ theo cách cũ?”

Bạn mô tả tinh thần khởi nghiệp như thế nào? Bất cứ ai cũng có nó chứ?

Tôi nghĩ rằng con người vốn dĩ là những nhà khởi nghiệp bẩm sinh. Như nhà kinh tế học Muhammad Yunnus nói: “Con người không sinh ra để làm việc cho ai cả. Từ hàng triệu năm sống trên Trái Đất, chúng ta chưa từng làm việc cho bất kỳ ai. Chúng ta là những người dám nghĩ dám làm. Chúng ta là nông dân. Chúng ta là thợ săn. Chúng ta sống trong hang động và đi tìm thức ăn cho mình, ta không gửi ứng tuyển việc làm. Đây mới chính là truyền thống của con người.”

Trải nghiệm của bạn khi chuyển từ làm việc văn phòng sang làm chủ nhiều thứ là gì?

Rất tuyệt. Tôi rời khỏi công việc mà hằng ngày sếp cứ khiến tôi phát bệnh và stress, giờ đây tôi được hưởng thụ một lối sống vẫn bận rộn nhưng đa dạng và thú vị hơn. Tôi có thể làm nhiều dự án với nhiều người khác nhau và tôi thích sự đa dạng. Tôi có thể gửi email từ bất cứ đâu, đi du lịch, làm việc tại nhà và giờ đây tôi còn có cả đội ngũ riêng. Tôi đang nắm quyền kiểm soát thời gian của bản thân và tôi yêu điều đó.

Chúng ta thường được gọi là thế hệ làm việc “luôn luôn hiện diện”. Cách làm việc mới này có khuyến khích điều đó hay không? Chắc chắn nếu như có ai đó bắt đầu “hùng hục” làm việc, thì sẽ có người khác như thế đúng không?

Đúng vậy, tôi nghĩ thế hệ Millennial đã bị ép buộc vào cách làm việc mới này, một cách làm việc không mấy lý tưởng. Tôi thấy vui vì ngày càng có nhiều bàn luận về sức khoẻ tâm thần, những giới hạn nên có và cách để tránh tình trạng quá sức hoặc kiệt quệ.

Tôi nghĩ quan trọng rằng phải chỉ ra cho họ thấy không có một con đường “hoàn hảo” nào để làm việc. Công việc là công việc, nhưng thật tốt khi có vài phương án để thử và xem cái nào phù hợp với lối sống của ta nhất nhằm áp dụng và đạt được kết quả mong muốn.

Bạn có thể tổng kết lại 3 mẹo giúp chúng ta biến chuyển cuộc sống công việc ngày nay không?

Hãy yêu cầu được làm việc một cách linh hoạt. Tôi cảm thấy người Anh như tôi thấy không thoải mái khi yêu cầu điều mình muốn.

Học hỏi những kỹ năng phụ mới: Skillshare, YouTube, tham dự seminar trực tuyến, podcast, chúng ta có thể học được rất nhiều để giúp cho sự nghiệp hoặc giúp ta bắt đầu các dự án bên lề.

Offline. Có một ý tưởng sai lầm rằng nếu bạn làm một công việc cần rất nhiều thời gian trực tuyến thì sẽ thật tốt khi xã giao trên mạng. Theo tôi nghĩ, chẳng có việc kết nối nào tốt đẹp xảy ra trên mạng cả. Nó xảy ra ngoài đời thật cơ.

Tìm hiểu nhiều hơn về Emma bằng cách truy cập vào website của cô tại www.emmagannon.co.uk hoặc theo dõi Instagram.

Nguồn: Creativeboom

Cùng tác giả

#Tag

bí quyết emma gannon làm việc sự nghiệp

iDesign Must-try

Câu hỏi muôn thuở: Làm việc kiếm tiền hay làm việc vì đam mê?
Câu hỏi muôn thuở: Làm việc kiếm tiền hay làm việc vì đam mê?
Sự sáng tạo trong mỗi người đến từ mỗi thời điểm khác nhau, chúng ta không biết được tương lai sẽ đưa ta đến đâu, mỗi người mỗi bản ngã…
CANOPY - Coworking space đương đại với tông màu dịu dàng
CANOPY - Coworking space đương đại với tông màu dịu dàng
Chia sẻ không gian làm việc đã trở nên phổ biến khắp thế giới khi ngày càng nhiều người làm việc từ xa. Hãy cùng iDesign tìm thêm niềm hứng…