Đừng hỏi vì sao một quả chuối dán băng keo lại là nghệ thuật? Hãy tự hỏi điều hay ho nằm ở đâu

Ai đó đã dán một trái chuối lên tường của phòng triển lãm và mọi người đều có chung một thắc mắc: “Sao nó lại là nghệ thuật được?”, nghe như đây là một câu hỏi quá sức đơn giản và hợp lý. Nhưng rất tiếc, đây là một câu hỏi sai. Các nghệ sĩ mới là người quyết định cái gì là nghệ thuật. Những kẻ còn lại, như chúng ta, chỉ có quyền quyết định xem nó có hay ho chỗ nào không.

Sau việc tác phẩm “Comedian” của Maurizio Cattelan được bán tại phiên đấu giá ở Art Basel Miami, người ta hỏi nhau rằng: “Sao thứ đó lại là nghệ thuật được?” – hiển nhiên vì họ muốn câu trả lời sẽ là “Nó chẳng phải nghệ thuật”. Vậy thì hãy cứ nghĩ theo hướng đó nhé.


Bị bịp hay tự bịp mình?

Không! Dĩ nhiên đó chẳng phải nghệ thuật. Bất cứ ai nghĩ một quả chuối dán lên tường, hay một lọ nước tiểu được đặt vào phòng tranh, một bản chỉ dẫn viết tay, một con cá mập được bảo quản bằng formaldehyde đều là nghệ thuật thì hẳn họ điên rồi. Hoặc họ là bọn nghệ sĩ lừa đảo với những trò bịp khổng lồ. Tin vào trò bịp đó cũng như huyễn hoặc bản thân tin vào một điều không có thật. Thế nên chúng ta cần phải nhất trí chấp nhận rằng không phải thế, rõ ràng đó chẳng phải nghệ thuật, và sự điên rồ này sẽ chấm dứt ngay.

Tác phẩm điêu khắc “Sự tồn tại phi lý của một thể xác đã chết với một người đang sống” (The Physical Impossibility of Death in the Mind of Someone Living) của Damien Hirst

Đó. Chúng ta thấy ổn hơn chưa?

Có thể có. Nhưng…

Nếu bạn không thích thứ gì đó được gọi là “nghệ thuật”, nếu bạn nghĩ nó thật xúc phạm và ngốc nghếch, thì hãy tự tin nói rằng nó thật xúc phạm và ngốc nghếch. Tôi là một nhà phê bình nghệ thuật, tôi sẽ ở ngay đó, đứng cạnh bạn liền. Nhưng để đơn giản buông lời rằng đó chẳng phải nghệ thuật, với tôi, lại là một sự trốn tránh.

Tôi hiểu sự kháng cự của mọi người với ý tưởng rằng nghệ thuật là bất cứ thứ gì người nghệ sĩ muốn nó trờ thành – đặc biệt đối với nghệ thuật đương đại – thứ mà dường như đã bị thống trị bởi quy tắc “mọi thứ đều là nghệ thuật” và được phổ biến rộng rãi bởi một đám đông những kẻ õng ẹo mới vào nghề, hèn nhát theo đuổi sự nổi tiếng phù phiếm của công chúng. Nhưng tôi đã bị thuyết phục rằng đó là một quy tắc đúng.


Sự bối rối của sáng tạo

Tác phẩm “The Persistence of Memory” của Salvador Dalí

Sự sáng tạo thường làm chúng ta bối rối. Nó làm gãy vụn những quy chụp và kỳ vọng mà chúng ta đã vô thức bám vào. Mọi người từng nói rằng Rap không được xem là một thể loại nhạc bởi nó thiếu tính giai điệu. Thật buồn cười. Khi Steve Martin biểu diễn độc thoại với những câu đùa khó nhận biết, rất nhiều người đã tự hỏi liệu nó có được gọi là hài kịch không. Nhưng mọi người đều cười, mọi người đều nhảy múa. Rap phát triển ngày càng mạnh mẽ, và theo như tôi biết đến tận bây giờ, không ai tẩy chay những buổi biểu diễn của Martin chỉ vì nó chẳng giống với định nghĩa thông thường của chúng ta về hài độc thoại.

Điều tương tự cũng đã xảy ra gần đây với diễn viên kịch Hannah Gadsby, kẻ đã tháo gỡ những tiêu chuẩn của hài kịch trong dàn dựng hay những câu hài then chốt ngay trước mắt chúng ta, kẻ dám tìm cái hắn muốn để thể hiện. Có những khoảnh khắc, phần biểu diễn của cô trong chương trình “Nanette” làm chúng tôi ngưng cười và bắt đầu khóc. Vậy làm sao nó lại được gọi là hài kịch được?

Trailer Hannah Gadsby: Nanette trên Netflix

Mmm… liệu nó có quan trọng không?

Với nghệ thuật đương đại, những hạng mục được phân chia đều bị phá vỡ. Điều này có thể khiến nó trở nên nhạt nhẽo, dĩ nhiên. Nhưng đó cũng là thứ khiến nghệ thuật thị giác trở nên sôi động và thú vị, theo nhiều cách khác nhau, nhờ thế mà nó vượt xa khỏi phần còn lại của những gì được gọi là “văn hóa”.

Nếu một nghệ sĩ thị giác muốn làm một tác phẩm nghệ thuật đẹp và an toàn, tuyệt thôi – tôi muốn mua chúng! Nếu các nghệ sĩ khác muốn làm nên các tác phẩm xấu xí và khủng khiếp, tôi cũng muốn chúng, chúng có thể cộng hưởng với nỗi sợ sự sống, sự chết của riêng tôi hay nhắc nhở tôi về những góc nhìn mới.

Và nếu ai đó khác – ví dụ như một kẻ thích trêu chọc người Ý tên Maurizio Cattelan – muốn sử dụng nghệ thuật để sắc bén phê bình cách mà nghệ thuật bị thương mại hóa và nếu anh ấy muốn dùng sự hài hước, tính kịch và một chút vô lý để thực hiện điều đó, tại sao tôi bỗng nhiên nên nói rằng đó chẳng phải nghệ thuật? Tôi thích cười vào những ý nghĩ điên rồ và tôi nghĩ nó đã tinh tướng nói lên sự dở hơi cực đoan của giới nghệ thuật.

Chân dung Maurizio Cattelan

Đằng sau quả chuối và miếng băng keo là gì?

Sau cùng, tôi không nghĩ quả chuối và băng keo của Cattelan là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Tôi có thể tìm thấy sự dễ dãi trong cách xử lý, ẩn ý hiển nhiên, hay nó không quá láu cá và thách thức như những tác phẩm khác anh từng làm. Nhưng nó đủ dễ để nhận biết những gì anh đang làm và vì sao anh xem đó là nghệ thuật.

Một tác phẩm khác của Maurizio Cattelan tên “America”
Một cái toilet bằng vàng nguyên chất được lắp đặt tại Cung điện Blenheim ở Woodstock, Anh, vào tháng 9 này.

Những gì Cattelen đã làm với “Comedian” – nếu chúng ta muốn thử nghĩ nghiêm túc về nó một chút – thì nó không giống với những gì Gadsby đã làm với hài kịch đâu. Khi Gadsby biến các cơ chế của hài độc thoại thông thường trở nên đau thương trần trụi, với sự thao túng, rồi đến dễ đoán và cuối cùng là không thỏa đáng được hé lộ từ từ, thì Cattelan biến một hành động, một sự kiện hoàn toàn vô lý về việc người giàu mua quả chuối và cảnh tượng truyền thông nối tiếp đó thành một loại hình nghệ thuật biểu diễn. Hoặc đúng vậy, đây một loại hình hài độc thoại mới.

Quả chuối không phải nghệ thuật, mà theo cách nói khác, nó tạo nên nghệ thuật. Đó là sự lố bịch của việc bán hàng và những viễn cảnh diễn ra theo đó, chi tiết hơn, đó là ý tưởng rằng hệ thống này rất vô lý. Tác phẩm, theo cách nói khác, là một sự đồng tình với cảm xúc của người xem về chính nó!

Dù bạn nghĩ nó thành công hay không, “Comedia” là một nỗ lực làm lộ diện tình huống điên rồ hiển nhiên này – một tình huống không chỉ ám chỉ thị trường nghệ thuật và giới nhà giàu mà còn bao hàm truyền thông và cơn khát không thể dập tắt được của chúng ta đối với những tin tức giật gân. Sẽ thật tuyệt nếu ta có thể kết thúc mọi sự điên rồ bằng cách định nghĩa lại nó, bằng cách nói rằng “Đó không phải nghệ thuật!”, nhưng rõ ràng là ta không thể.


Tự do hay tự do trong khuôn khổ?

Sự tự do mà nghệ thuật đương đại gánh trên vai mình đã tự tạo cho nó những quy tắc, thỏa thuận ngầm, và cũng là một trong những điều khiến tôi yêu thích. Tôi nhận thấy rằng ở mọi thời đại, “tự do” truyền cảm hứng cho những người ở lĩnh vực khác nỗ lực. Những người sáng tạo nhất của âm nhạc đại chúng như Frank Ocean, Beyoncé, Jay-Z, Lady Gaga… gặt được những ý tưởng “xịn” nhất từ nghệ thuật đương đại. Cũng như với giới kiến trúc, kịch nghệ, vân vân…

Nếu bạn có quan điểm khác về nghệ thuật, vẫn ổn thôi, và tôi đồng ý nếu bạn nói rằng “tự do” đã sản sinh ra những lời chỉ trích cay độc và nhận xét nhạt nhẽo mà tưởng như thông minh. Nhưng đó không phải vấn đề ở đây. Vấn đề là liệu có ổn không nếu để người nghệ sĩ tự quyết định liệu những gì họ làm có được gọi là nghệ thuật không.

Với tôi, kinh nghiệm là khóa học khôn ngoan nhất. Chúng ta đều bị thôi thúc loại bỏ thứ ta không thích. Chúng ta có thể nói, “Cái đó con nít cũng làm được,” hay “Tôi cũng làm được.” Nhưng “Đó chẳng phải nghệ thuật” là một phản ứng hoàn toàn khác. Nó là một cố gắng đầy sợ hãi và lười biếng để định nghĩa thứ gì đó không tồn tại.

Tôi sẽ không bỏ đi những suy nghĩ của riêng mình, cũng sẽ không mạo muội đến quan điểm của ai, bởi thật vô ích khi cứ ra rả với thế giới rằng cái gì thì được gọi là nghệ thuật và cái gì không. Làm thế cũng không hoàn toàn giải quyết được việc gì cả.

Tác giả: Sebastian Smee
Nguồn: The Washington Post

Cùng tác giả

#Tag

art art basel miami artist comedian idesign mauriziocattelan quả chuối và miếng băng keo

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Xinê Xem Fest 2023 và lễ trao giải Golden Door Awards tiếp tục là chuỗi sự kiện đáng lưu tâm trong lĩnh vực điện ảnh, được tổ chức thành công…
Haiku thị giác - hợp lưu nghệ thuật Đông - Tây
Haiku thị giác - hợp lưu nghệ thuật Đông - Tây
Những tác phẩm pha trộn giữa thơ haiku và nghệ thuật thị giác có thể mang đến gợi ý gì cho những người thực hành nghệ thuật đa phương tiện,…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…