Các cặp đôi phương Tây thế kỷ 18 tặng nhau tranh vẽ một bên mắt mình và lý do thú vị đằng sau đó

Trào lưu “ánh mắt của người tình” giúp những cặp đôi yêu nhau gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ vào tranh vẽ.

Năm 1784, Maria Fitzherbert góa chồng hai lần, và chỉ khi gặp được Hoàng tử xứ Wales – Vua George IV tương lai – cô mới có thể thoát ra khỏi nỗi sầu muộn của tang tóc để quay trở lại cuộc sống bình thường nơi xã hội London. Lúc đó Hoàng tử 21 tuổi còn cô 27 tuổi. Anh không hề bận tâm cô vừa là một người Công giáo vừa là một thường dân hay việc bị cha là Vua George III phản đối kịch liệt. Hoàng tử vô cùng si mê, cuồng nhiệt theo đuổi và cầu hôn cô, thậm chí còn dọa tự tử nếu cô không chịu nhận lời. Về phần Fitzherbert, cô nghĩ rằng tốt nhất nên chạy trốn khỏi đất nước này vì người theo đuổi mình không chịu từ bỏ việc cầu hôn.

Theo như nhà sử học mỹ thuật Hanneke Grootenboer từng kể trong tạp chí The Art Bulletin, Fitzherbert sau đó đã sớm nhận được một lá thư từ Hoàng tử, trong đó có gửi kèm một vật thú vị: đó là bức tranh nhỏ vẽ một bên mắt anh. Anh viết, “nếu em còn chưa quên hết gương mặt, thì một chút gợi nhớ này sẽ giúp em không thể quên.” Grootenboer giải thích rằng đó “là một bức tranh thu nhỏ mắt phải của Hoàng tử được vẽ bởi người bạn của ông, nhà tiểu họa nổi tiếng Richard Cosway.” Không lâu sau, Fitzherbert trở về Anh và bí mật kết hôn với Hoàng tử, sau đó tặng cho anh một bức tranh cũng khắc họa ánh mắt đắm đuối của chính cô.

Cuộc hôn nhân của họ không được coi là chính thức do không có sự đồng thuận của hoàng gia, nhưng giai thoại xung quanh các bức vẽ một bên mắt vẫn luôn được lưu truyền, góp phần tạo nên trào lưu cho những bức tranh đó. Tuy rằng vào thế kỷ XVIII, những bức chân dung thu nhỏ đã trở nên phổ biến ở Anh, nhưng chúng là vật dụng riêng tư, chỉ được xem bởi chủ nhân của nó. Song bức chân dung mắt có thể được đặt ở những nơi táo bạo hơn: gắn trên mặt nhẫn, dây chuyền, vòng tay hoặc trâm cài và được đeo công khai, nhưng danh tính chủ thể của bức tranh luôn được giữ bí mật.

http://www.metmuseum.org/art/collection/search/435801

Tương tự như việc trao nhau những lọn tóc, chân dung vẽ mắt giúp đưa các cặp tình nhân lại gần nhau hơn, ngay cả khi bị chia xa bởi khoảng cách địa lý. Đây cũng chính là phong cách tán tỉnh của người Georgia, vốn tránh những cử chỉ lãng mạn nơi đông người.

Nhà sử học mỹ thuật Hanneke Grootenboer chia sẻ về bối cảnh này trên tạp chí The Art Bulletin rằng “từ ‘nhìn chăm chú’ trong thời kỳ này biểu thị sự cố định của việc nhìn hoặc nhìn chằm chằm, ngụ ý mức độ tự ý thức của người nhìn và người được nhìn.” Vì vậy, những bức họa mắt thu nhỏ không chỉ để người giữ chúng nhìn vào mà còn khiến họ cảm thấy mình được nhìn. Được vẽ với những chi tiết tỉ mỉ một cách đáng kinh ngạc bằng màu nước trên ngà voi, những món đồ trang trí độc đáo này cũng như đang nhìn sâu vào tâm can để nhắc nhở người giữ chúng luôn chung thủy khi người yêu không ở cạnh bên.

Mặc dù trào lưu này ban đầu là để nam nữ tán tỉnh, tìm hiểu nhau và được gọi là “ánh mắt của người tình”, nhưng sau đó những bức tranh vẽ mắt lại trở thành trang sức tang lễ thời Victoria. Đôi khi hình vẽ con mắt của người đã khuất sẽ được điểm trang bằng những giọt nước mắt bằng ngọc trai hoặc kim cương, như thể người quá cố đang khóc cho cái chết của chính mình. Vì hiện nay danh tính của các đối tượng trong tranh thường không được biết đến, nên khó xác định bức tranh nào của các cặp yêu nhau và bức tranh nào là để làm lễ tang.

Direct capture

Nhiều họa sĩ không được biết đến trên các tác phẩm của mình, do nhiều người đã không ký tên, ngoài những nhà tiểu họa nổi tiếng như CoswayGeorge Engleheart. Helen J. McClenahan khi lập danh mục các bức chân dung bằng mắt vào năm 1930 cho Bảo tàng Pennsylvania, đã nhận định rằng điều này cho thấy các bức tranh không quá quan trọng hay mang ý nghĩa to tát, hoặc cũng do “các tác phẩm mang tính chính trị được vẽ ẩn danh để bảo vệ họa sĩ.”

Bởi trào lưu vẽ mắt thu nhỏ kéo dài trong một khoảng thời gian khá ngắn, từ năm 1785 đến giữa thế kỷ XIX, cho nên những tác phẩm còn sót lại cho đến ngày nay là rất hiếm. Những bức tranh thú vị đã gây tò mò và thu hút không ít nhà sưu tập, nhưng để tập hợp đủ mắt trong tranh nhằm tổ chức một cuộc triển lãm là không khả thi.

Được biết, một trong những bộ sưu tập lớn nhất hiện nay thuộc sở hữu của David Skier Nan Skier. Họ đã tìm kiếm và thu thập được hơn 100 bức chân dung vẽ một mắt và các tác phẩm này từng được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham ở Alabama, Mỹ vào năm 2012.

Những bức tranh vẽ một mắt cũng từng xuất hiện như món đồ nhỏ bé kỳ lạ trong nhiều bức tranh thu nhỏ khác thuộc bộ sưu tập của các bảo tàng. Chẳng hạn như một con mắt màu xanh dương có từ năm 1800 được gắn trên một chiếc hộp hình elip tại Bảo tàng Nghệ thuật Smithsonian, Mỹ; hay một con mắt uể oải được đính ngọc trai tại Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia. Chỉ những người từng giữ những bức tranh đó mới biết ánh mắt bất tử kia thuộc về ai và đang muốn gửi gắm điều gì.

Bài viết: Neko Punch
Nguồn: Lost Bird

Cùng tác giả

#Tag

Heirstory

iDesign Must-try

Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
1928: Victoire của René Lalique Các tác phẩm của điêu khắc của Lalique gần như là hét lên rằng “Art Deco”, chuẩn mực đối với phong cách này tới mức…
Lịch sử phát triển hình xăm của quân đội Hoa Kỳ
Lịch sử phát triển hình xăm của quân đội Hoa Kỳ
Văn hóa xăm hình của quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu như thế nào? Vì sao những hình xăm của họ chưa bao giờ lỗi thời đến ngày nay?