design+AI: Những quan ngại từ người trong ngành

Bài viết bởi Satsuko VanAntwerp, nhà thiết kế tại @element_ai.

Bài viết cho thấy tác động của AI trong việc định hình trải nghiệm con người và công việc của nhà thiết kế trong tương lai trí tuệ nhân tạo.


Toronto là một nơi lý tưởng để phát triển lĩnh vực AI. Dù những cuộc hội thoại trao đổi hiện nay được thực hiện thông qua máy tính, chúng tôi rất thích thú về mối tương quan giữa AI và thiết kế. Tác động của AI trong việc định hướng trải nghiệm người dùng như thế nào? Công việc của nhà thiết kế sẽ thay đổi ra sao trong tương lai trí tuệ nhân tạo?

Để trả lời những câu hỏi này, Normative đã tạo ra một diễn đàn trao đổi có tên design+AI. Đây là nơi hội tụ những người có chuyên môn và các trưởng nhóm để trao đổi kiến thức và mục tiêu học tập được nhanh gọn; tránh bị cô lập và tạo ra một cộng đồng chung cho nhiều lĩnh vực.

Buổi họp mặt đầu tiên của diễn đàn Design+AI diễn ra vào 28 tháng 4 năm 2018. Dưới đây là một số thông tin ngắn gọn về buổi họp này:

AI là gì? AI là một cụm từ nghe có vẻ nặng nề. Gọi bằng máy móc học và nghiên cứu thì đỡ hơn. Chúng ta vẫn tiếp tục hành trình sản xuất ra những phương tiện máy móc đảm nhiệm nhiều chức năng và khám phá những điều sâu xa hơn trong lĩnh vực AI. Dù sao đi nữa, trí tuệ cũng là nhân tố cần được xây dựng. AI là kết quả sinh ra từ máy móc học là một cách nghĩ khác về nó. Lợi thế của AI, nói cách khác là mức độ “thông minh” của nó là rất đa dạng và được áp dụng rộng rãi.

AI là thách thức đối với khả năng quản lý của con người. Chúng ta luôn mặc định rằng AI thông minh hơn con người, là sức mạnh siêu nhiên, và sẽ tách ly khỏi con người trong thời gian không xa. Nhưng AI là một yếu tố nhân tạo và được tạo ra với mục đích nhất định. Quan niệm này là do nỗi sợ thay đổi và sự quan trọng hóa bản thân trong tiến trình tiến hóa chứ không phải là do chúng ta xem chúng là mối nguy hại thật sự.

AI khiến chúng ta phải nhìn lại bản thân, và điều đó vừa khó khăn vừa gây sợ hãi. Con người luôn có tính phân biệt và yêu ghét khác nhau, và đây cũng chính là điều khiến cho chúng ta khác biệt với AI. Vì AI là sự phản ánh trí tuệ nên nó không có sự phân biệt nào ở đây. Mọi người thường nói rằng “Tôi không giấu diếm bất kì điều gì cả” và mở lòng chia sẻ. Nhưng AI lại phân tích mối tương quan chứ không tìm kiếm nguyên nhân; và sự khác biệt cũng như yêu ghét sẽ dẫn đến sự phân biệt không công bằng. Ví dụ, bạn bè trên facebook của bạn có thể kiềm hãm khả năng đi vay. Với cương vị là một nhà thiết kế, trách nhiệm của chúng tôi là tạo ra thử nghiệm để tìm ra sự khác biệt nhằm gạt bỏ đi sự bất công trong xã hội này.

Quá trình làm quen với AI cần có thời gian. Chúng ta đều sử dụng qua những loại công nghệ khác nhau. Máy bay, xe hơi, tòa nhà cao tầng, điện thoại là những công nghệ tiêu biểu. Giờ đây, chúng ta đều trải nghiệm chúng mà không suy nghĩ gì nhiều. Chúng ta có thể thử nghiệm AI để đảm bảo tính an toàn. Ví dụ, xe hơi lái tự động có khả năng điều khiển xe tốt hơn chúng ta vì có trang bị công nghệ tiên tiến như cảm biến lidar, tầm quan sát 360 độ, và tầm nhìn ban đêm. Dần dần chúng ta sẽ quen thuộc với sự hiện diện của AI.

Tách biệt thiết kế và AI nghe cũng ổn nhưng không thực tế và đôi khi không hợp lý. Chúng ta cần biết được lí do đằng sau mỗi quyết định khi hành động; đây là lối suy nghĩ dựa vào quy định về thuật toán của EU. Tuy nhiên, luật lệ ngoài thực tế đều không sâu rộng và cặn kẽ. Người quản lý AI chỉ được yêu cầu tạo ra biểu đồ thể hiện quá trình đưa ra quyết định thay vì viết bài phân tích kĩ càng về nó. Đó là bởi vì chúng ta có nhiều biến thể khác nữa, mỗi yếu tố đều được tích hợp vào kết quả đầu ra của AI. Chúng là những “hộp đen”; thậm chí khi bạn phân tích các bài toán thì không có nhiều dữ liệu để chúng ta có thể hiểu rõ bản chất của chúng. Dù sao thì hầu hết trường hợp chúng ta đều không biết những lí do đằng sau một điều gì đó. AI thuộc sở hữu của những công ty khác, họ không được yêu cầu để chia sẻ thuật toán và IP. Hơn nữa, trong trường hợp phân biệt chủng tộc, việc hiểu được quá trình tác động của AI vào kết quả là không phù hợp – bất kể lý do gì đi nữa, định kiến này là không thể chấp nhận được. Bởi vì mọi người không thể hiểu mọi vấn đề của AI, do đó chúng ta cần có những mẫu thử nghiệm.

Trước đó chúng ta có tự động hóa, bây giờ là trải nghiệm tăng cường, và tương lai sẽ là …? Chúng ta chưa có được mức độ xử lí như trí tuệ nhân tạo. Trong lúc đó, AI có thể giúp chúng ta tăng cường khả năng để làm việc tốt hơn. Ví dụ, thẩm phán có thể ứng dụng AI để quét qua hàng triệu mật mã công dân và hỗ trợ đưa ra phán quyết khách quan. Những người huấn luyện viên hay người thử nghiệm AI cũng có được lợi ích riêng. Người huấn luyện AlphaGo nhận ra rằng năng lực chuyên môn được nâng cao trong suốt quá trình huấn luyện và thử nghiệm AI. Nhưng trải nghiệm tăng cường sẽ có tác động thế nào đối với người nhận và sử dụng? Làm sao để thiết kế một trải nghiệm tương tác chuẩn mực, có ý nghĩa và hữu ích?

AI khiến phạm trù đạo đức có phần tăm tối hơn. The Trolley Problem mang lại những tác động nhất định nhờ vào xe hơi lái tự động. AI có thể dự đoán được đối tượng bệnh nhân nào sẽ có tình trạng kích động thần kinh, chẳng hạn như tâm thần phân liệt. Nhưng thông tin này là xấu hay tốt? Khi hợp tác với những đội ngũ chuyên môn khác, chúng ta cần phải có câu trả lời cho mọi điều. Trong quá trình làm việc, nhà thiết kế cần tự hỏi: Bản thân muốn sống trong môi trường như thế nào và làm cách nào mà máy móc học và nghiên cứu sâu có thể tạo ra môi trường như thế?

Còn bạn, suy nghĩ của bạn về tác động của AI đối với thiết kế là gì?

Cuộc trò chuyện giữa những học giả nghiên cứu trước buổi training

Bài viết này là tổng kết quá trình bàn luận nhóm tại buổi gặp mặt design+AI của các bạn học giả và chuyên gia như: Alyssa Kuhnert, Andrea Ong, Andy MacDonald, Angus MacPherson, Benjamin Visser, Charles FinleyCheryl Li, Craig Saila, Eric Lee, Genco Cebecioglu, Jay Vidyarthi, Jon Tirmandi, Kei Turner, Kimberley Peter, Lindsay Ellerby, Mattew Kantor, Matthew Milan, Nora Young, Scott Wright, Spencer Alderson, Vance Lockton, Vince Wong, Ragavan Thurairatnam và tôi.

Đây là buổi họp mặt đầu tiên giữa những nhà lãnh đạo thiết kế và công nghệ tại Toronto với chủ đề thiết kế trong tương lai trí tuệ nhân tạo. Hiện tại thì sự kiện này cần có vé mời nhưng chúng tôi sẽ mở cửa rộng rãi hơn trong vài tháng tới.

Dưới đây là những bài viết liên quan:

Tác giả: Satsuko VanAntwerp
Người dịch: Đáo
Ảnh bìa: Franki Chamaki
Nguồn: ratsnest

Cùng tác giả

#Tag

Ai design thiết kế trí tuệ nhân tạo

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…