Bàn luận về sự thay đổi trong lĩnh vực thiết kế và vai trò của nhà thiết kế ở tương lai

Cùng ngồi lại với nhau để luyên thuyên về chuyện tương lai, những thay đổi làm nhà thiết kế phải chuyển mình để thích nghi và tiếp tục cống hiến.

Bài viết bởiRauno Pello, CEO của TBWA, giám đốc nghệ thuật chiến lược tại Brand Manual.

Giới thiệu

Thiết kế luôn tồn tại xung quanh chúng ta, “trong những nét văn hóa đời thường lẫn cộng đồng ta sinh sống, giữa những vật thể và không gian”, đến nỗi chúng ta đều bắt gặp chúng mỗi ngày (Best, 2011, trang 15). Nền kinh tế đã chuyển từ trao đổi hàng hóa sang kinh doanh dịch vụ và trải nghiệm, thậm chí là những trải nghiệm cá nhân (Pine II và Gilmore, 2011). Những phát minh và cải tiến công nghệ đang phát triển vượt bậc hơn bao giờ hết; trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ máy móc (ML), các dạng thực tế cường điệu (bao gồm thực tế tăng cường và thực tế ảo) đang tạo ra sự thay đổi (McCue & St. Louis, 2016; Tselentis, 2017) và tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực. Kĩ năng và phương pháp giảng dạy tư duy thiết kế trở nên ngày càng quan trọng, đóng vai trò then chốt trong quá trình tìm kiếm cơ hội và giải pháp cho sự thành công của doanh nghiệp ở tương lai(Best, 2011) trong nền kinh tế thường xuyên thay đổi.

Từ quan sát đến giải quyết vấn đề

Thiết kế bắt nguồn từ những điều đẹp đẽ và mang tính nghệ thuật (Norman, 2016), thường xuyên bị hiểu nhầm là hành động liên quan đến việc quyết định hình dáng bên ngoài của một vật (Hill, 2015) để “tạo ra những cách thuyết phục mọi người tương tác với thế giới” (Norman, 2016).

Nói đơn giản, chúng ta có thể phân biệt giữa giai đoạn hình thành ý tưởng (suy nghĩ) và thực thi (hành động) của quá trình thiết kế (Bettiol & Micelli, 2014). Giai đoạn thực thi bao gồm những kiến thức phổ thông và chuyên biệt của các khía cạnh khác nhau ở nhà thiết kế – ví dụ như những kĩ năng liên quan đến việc sắp xếp hình ảnh cho trang web, định hình bố cục của sách và tạp chí, vẽ biểu đồ kiến trúc, tạo ra bản mẫu sản phẩm, phác thảo bản phân cảnh, vẽ minh họa infographics, mẫu logo… Giai đoạn hình thành ý tưởng thì phức tạp hơn, liên quan đến khái niệm “tư duy thiết kế“, quá trình diễn ra xung quanh những hoạt động thiết kế trong thực tế.

Best (2011) đúc kết rằng tư duy thiết kế là một phương pháp giải quyết vấn đề, giúp ta phát hiện và chọn ra giải pháp tốt nhất, tập trung vào việc thấu hiểu khách hàng. Thiết kế được xem là có khả năng thúc đẩy quá trình đổi mới của doanh nghiệp khi được áp dụng trong nhiều lĩnh vực (ibid) thay vì chỉ giới hạn trong marketing, đồ họa và phát triển sản phẩm. Những kĩ năng liên quan đến tư duy của nhà thiết kế như “khả năng đồng cảm, xác định vấn đề, giải quyết vấn đề sáng tạo, đàm phán và thuyết phục (Girling, 2017), được áp dụng trong quá trình tổ chức, cải tiến và quản lý. Do đó, nhiều nhà thiết kế không chuyên đã rèn luyện “kĩ năng sáng tạo và kiến thức xã hội để gia tăng cơ hội được nhận việc làm“.

Đồng thời thiết kế còn là chuyện đạt được điều cốt yếu trong ngôn ngữ kinh doanh. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua danh quyển sách của Borja de Mozota (2006, trang 45) bao gồm 4 quyền lực của thiết kế: (1) thiết kế với vai trò xác định lợi thế cạnh tranh; (2) thiết kế với vai trò là nhân tố dung hòa cải thiện quá trình phát triển sản phẩm; (3) thiết kế với vai trò là nhân tố chuyển đổi để mở ra những cơ hội mới; (4) thiết kế với vai trò là nhân tố kinh doanh gia tăng doanh số và lợi nhuận.

iD_banluanvaitrontktrongtuonglai_main

Trong thời đại mà thiết kế được liên kết với kinh tế và quản lý, nhà thiết kế phải đóng rất nhiều vai trò: đồng tác giả và người hướng dẫn hỗ trợ, người sử dụng nhiều phương pháp để có được ý tưởng từ nhiều người với những kĩ năng khác biệt, thúc đẩy quá trình thấu hiểu lẫn nhau và hợp nhất những cá nhân và phòng ban, thông qua đó mọi người sẽ lan truyền tư tưởng cho nhau(Tan, 2009; Cao, 2015; Brito, 2016); người xây dựng năng lựcvới nhiệm vụ vận dụng ý tưởng thiết kế và áp dụng phương pháp học tập thông qua thực hành để ủy quyền cho cổ đông và thành viên trong đội (Tan, 2009); nhà nghiên cứu và phân tích với vai trò sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau (Tan, 2009); người đôn đốc để giúp mở ra những cơ hội và thổi cảm hứng vào quá trình đổi mới (Tan, 2009); người quản lý, hỗ trợ và bảo vệ quá trình sáng tạo (Brito, 2016); nhà khởi nghiệp, áp dụng những kĩ năng vốn có để dự án được thành công (Tan, 2009); nhà lãnh đạo, chịu trách nhiệm cho thiết kế (Cao, 2015); nhà hoạch định chiến lược, phát hiện vấn đề và lên kế hoạch hành động (Tan, 2009); người tổng hợp, nắm được bức tranh toàn diện và bao quát mọi thứ (Cao, 2015); người ủng hộ người dùng, thấu hiểu khách hàng (Cao, 2015); chuyên gia giữ vững chất lượng và biết chọn lọc cùng lúc (Brito, 2016).

Sự xuất hiện của nhà thiết kế trí tuệ nhân tạo

Vào thập niên 1990, lĩnh vực thiết kế bị thay đổi bởi sự xuất hiện của chương trình và phần mềm thiết kế. Ngày nay, chúng ta sắp sửa được chứng kiến một ‘cuộc cách mạng’ khi AI – trí tuệ nhân tạo và ML – công nghệ máy móc học sẽ thay đổi lại lĩnh vực thiết kế lần nữa “giống như những người chế tạo ra phần mềm thiết kế đã áp dụng tính năng máy móc học vào các công cụ và phần mềm(Tselentis, 2017). Kiến trúc sư đã và đang sử dụng thiết kế dạng tham số AI để tạo ra thiết kế bằng cách sử dụng phần mềm trong nhiều môi trường khác nhau (ví dụ như dưới ánh nắng mặt trời) hoặc những tham số tư liệu để tạo ra biên độ của nhiều mô hình (Hudelson, 2017). Những thế hệ tiếp theo thấy được ảnh hưởng sâu rộng của trí tuệ nhân tạo là nhà thiết kế web. Đã có những phần mềm thiết kế web vận hành theo phương thức AI để kiểm tra thị hiếu người dùng, ví dụ nhưThe Gridwith AI với tên gọi Molly vàFiredropvới khung chat Sacha (Tselentis, 2017). Ở lĩnh vực thiết kế logo cũng diễn ra xu hướng tương tự, ví dụ như những phần mềm viết cảm nhận nhưLogo Rank(Digital Synopsis, n.d.) chỉ dạy AI về thiết kế logo. Vì vậy, không lâu nữa thì trí tuệ nhân tạo sẽ có khả năng thiết kế web và logo.

Ông lớn trong thiết kế phần mềm, Adobe, đang thử nghiệm trí tuệ nhân tạo trong thiết kế đồ họa và trang web nhằm dễ dàng điều chỉnh và cập nhật những trang chủ lớn và chứa nhiều thông tin (Ungerleider, 2017). Ví dụ, AI sẽ phân tích thông tin đầu vào (màu sắc, hình ảnh, vâng vâng) và đưa ra đề nghị về bố cục cho người dùng; tự động cắt hình ảnh; đưa ra gợi ý thông qua những dữ liệu trước đó và thư viện thiết kế (ibid). Nếu những công ty giới thiệu cho chúng ta về Photoshop và những phần mềm khác áp dụng AI và ML thì chuyện những nhà thiết kế và người khác sẽ làm theo là điều rất bình thường.

Những công ty khác cũng phát triển tính năng thiết kế tự động. Ví dụ như Netflix sử dụng AI để thiết kế bố cục (Hudelson, 2017). AI mà Netflix đang sử dụng có thể cắt và thay thế hình ảnh poster phim; tạo ra những tựa đề bắt mắt; điều chỉnh thiết kế dựa vào thị hiếu người dùng; kiểm tra mức độ hiệu quả A/B; cập nhật bản thiết kế dựa trên phản hồi từ hàng triệu người dùng (ibid).

Bất kì ai cũng sẽ trở thành nhà thiết kế trong tương lai

Không phải mọi thứ trên đời đều được tự động hóa, vì thế những kĩ năng như “sáng tạo, cải tiến, tưởng tượng và thiết kế sẽ được nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu(PwC, 2017). Sự phát triển của công nghệ sẽ ảnh hưởng đến nhà thiết kế. Năm 2016, tổ thiết kế của FastCompany đã phát hành hai bài báo về công việc thiết kế trong tương lai: Những công việc liên quan đến thiết kế quan trọng nhất trong tương lai (Labarre, 2016)5 công việc thiết kế sẽ bị mất đi trong tương lai (Brownlee, 2016).

Brownlee (2016) phát hiện ra rằng những công việc liên quan đến thiết kế liên kết và hợp nhất với những lĩnh vực khác trong tương lai. Nhà thiết kế hình ảnh cần có khả năng thiết kế UX (trải nghiệm người dùng) và ngược lại (ibid). Đồng thời, hành vi và trải nghiệm của khách hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế. Ví dụ, nhà thiết kế công nghiệp cần phải thích nghi với quá trình tạo ra toàn bộ trải nghiệm khách hàng. Hơn nữa, khả năng nghiên cứu về thiết kế sẽ không còn là một nghề nữa mà trở thành một kĩ năng cần có ở bất kì nhà thiết kế nào.

Cả Brownlee (2016) và Labarre (2016) đều nhận ra quá trình thiết kế sẽ phát triển và sáp nhập vào lĩnh vực quản lí cao cấp hơn, mặc dù có thể không phải với vai trò là nhà thiết kế mà là một trong những kĩ năng của CEO trong tương lai. Vì các tổ chức đang thay đổi và phương thức quản lý cũng thế, sẽ có một vị trí mang tên nhà thiết kế tổ chức (Brownlee, 2016). Đồng thời cũng cần có sự hiện diện của nhà hoạch định chiến lược thiết kế, người sẽ hỗ trợ những nhà thiết kế cấp cao, tìm ra nguyên lí hoạt động và hệ thống của thị trường thay đổi liên tục đầy rẫy những mơ hồ.

Labarre (2016) dự đoán rằng AI và ML sẽ thay đổi thị trường tìm việc thiết kế bằng cách đưa ra nhiều vị trí mới mẻ khác nhau. Ví dụ (ibid): nhà thiết kế gia tăng thực tế với vai trò tạo ra trải nghiệm trực quan và nhập vai cho nhiều lĩnh vực, từ giải trí đến giáo dục và chăm sóc sức khỏe; nhà lập trình nhân dạng với vai trò tạo ra các tính năng đại diện cho con người, có khả năng bắt lấy cảm xúc và giao tiếp; nhà thiết kế trải nghiệm chính với nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, thuế và giải quyết vấn đề liên quan đến sự riêng tư; nhà thiết kế ML với nhiệm vụ thiết kế trải nghiệm, đảm bảo thuật toán tốt nhất được sử dụng.

Girling (2017b) mô tả nhà thiết kế tương lai là “người quản lí chứ không phải nghệ sĩ sáng tạo“, với vai trò chọn ra những thứ tốt nhất do AI tạo ra; sử dụng công nghệ ảo để thiết kế chứ không đi theo lối mòn truyền thống; người sẽ tương tác và làm việc với máy móc. Vì vậy, nhà thiết kế ở tương lai sẽ hợp tác và làm việc với máy tính để tìm ra giải pháp tốt hơn.

Nhưng bạn cũng đừng quên rằng tính sáng tạo là khả năng thiên bẩm của con người. Boden (1998, trang 347) nói rằng “sáng tạo là một chức năng cơ bản và quan trọng của trí tuệ con người, đồng thời là thách thức đối với AI“. Theo Boden (1998), có 3 loại hình sáng tạo: (1) kết hợp để tạo ra nhiều biến thể từ những ý tưởng tương tự; (2) khám phá để phát hiện ra không gian cho ý tưởng mới; và (3) thay đổi để tạo ra sự khác biệt về môi trường nhằm có được ý tưởng bất ngờ. Mặc dù sẽ không khó để AI quản lý quá trình tạo ra ý tưởng mới, nhưng việc đánh giá kết quả sẽ rất cực nhọc (Boden, 1998) và “liệu rằng máy tính có thật sự sáng tạo không còn là câu hỏi khoa học nữa mà chính là phạm trù triết học(Boden, 2009, trang 33). Vì thế, miễn là AI không có khả năng thu thập thông tin về khả năng sáng tạo thật sự (ví dụ như khả năng chuyển đổi) thì công việc thiết kế vẫn còn tồn tại.

Kết luận

Không có cơ sở để phải lo sợ rằng sự phát triển của công nghệ sẽ khiến cho công việc thiết kế trở nên lỗi thời, nhưng nó sẽ khiến cho nhà thiết kế xem lại hồ sơ và trao dồi thêm kĩ năng cần thiết. Nhận thức được quá trình thiết kế và dự đoán những xu hướng nghề nghiệp thiết kế, chúng ta đang tiến gần đến một tương lai nhiều thú vị. Vệt kẻ phân biệt giữa nhà thiết kế chuyên và không chuyên đang trở nên mờ dần. Những nhà thiết kế ở tương lai cần phải tôi luyện để trở thành thủ lĩnh và CEO cũng cần học kĩ năng thiết kế.

Nhà thiết kế và những chức danh khác sẽ giữ nhiều vai trò như là một người đồng sáng tạo, người hỗ trợ và giúp đỡ, người xây dựng năng lực, nhà nghiên cứu và phân tích, người đôn đốc và thúc đẩy, quản lý, nhà khởi nghiệp, trưởng nhóm, nhà hoạch định chiến lược, nhà khái quát hóa, người ủng hộ người dùng và chuyên gia. Hơn thế nữa, chìa khóa dẫn đến thành công trong tương lai nằm ở sự hợp tác giữa những cá nhân và tìm ra sự cân bằng giữa công nghệ, tư duy thiết kế và hành động. Như Griling (2017a) dự đoán, “nhà thiết kế sẽ là người kết nối AI với nhân loại”.

Tham khảo

Best, K., 2011.What can Design Bring to Strategy? Designing Thinking as a Tool for Innovation and Change.Netherlands: Inholland University of Applied Sciences.

Bettiol, M. & Micelli, S., 2014. The Hidden Side of Design: The Relevance of Artisanship.Design Issues,30(1), pp. 7–18.

Boden, M. A., 1998. Creativity and artificial intelligence.Artificial Intelligence,Volume 103, pp. 347–356.

Boden, M. A., 2009. Computer Models of Creativity.AI Magazine,pp. 23–34.

Borja de Mozota, B., 2006. The Four Powers of Design: A Value Model in Design Management.Design Management Review,17(2), pp. 44–53.

Brito, D., 2016.The Digital Designer of the Future.Marvel (Online).https://blog.marvelapp.com/digital-designer-of-the-future/(Accessed 24 September 2017).

Brownlee, J., 2016.5 Design Jobs That Won’t Exist In The Future.Co. Desing (Online).https://www.fastcodesign.com/3063318/5-design-jobs-that-wont-exist-in-the-future(Accessed 24 September 2017).

Cao, J., 2015.5 roles every great designer must play.The Next Web(Online).https://thenextweb.com/dd/2015/07/21/5-roles-every-great-designer-must-play(Accessed 20 October 2017).

Digital Synopsis, n.d..This Artificial Intelligence Can Review Your Logo Design And Provide Feedback For Free.Digital Synopsis(Online).https://digitalsynopsis.com/design/logo-design-review-critique-artificial-intelligence/(Accessed 20 October 2017).

Girling, R., 2017a.AI and the future of design: What will the designer of 2025 look like?.O’Reilly(Online).https://www.oreilly.com/ideas/ai-and-the-future-of-design-what-will-the-designer-of-2025-look-like(Accessed 20 October 2017).

Girling, R., 2017b.AI and Design: The Designer of 2025.Artefact(Online).https://www.artefactgroup.com/articles/ai-designer-2025/(Accessed 20 October 2017).

Hill, B. K., 2015.What is the Role of a Designer?.btrax (Online).http://blog.btrax.com/en/2015/01/28/what-is-the-role-of-a-designer/(Accessed 24 September 2017).

Hudelson, B., 2017.Design In An Age of Artificial Intelligence.Medium (Online).https://medium.com/startup-grind/design-in-an-age-of-artificial-intelligence-739e656b44ba(Accessed 20 October 2017).

Labarre, S., 2016.The Most Important Design Jobs Of The Future.Co. Desing(Online).https://www.fastcodesign.com/3054433/the-most-important-design-jobs-of-the-future(Accessed 24 September 2017).

McCue, M. & St. Louis, K., 2016.The Future of Design (and how to prepare for it).99U (Online).http://99u.com/articles/54058/the-future-of-design-and-how-to-prepare-for-it(Accessed 24 October 2017).

Norman, D., 2016.The Future of Design: When you come to a fork in the road, take it.Don Norman (Online).https://www.jnd.org/dn.mss/the_future_of_design.html(Accessed 24 September 2017).

Pine II, B. J. & Gilmore, J. H., 2011.The Experience Economy.Updated Edition ed. Boston, MA: Harvard Business Review Press.

PwC, 2017.Workforce of the future: The competing forces shaping 2030.PwC(Online).https://www.pwc.com/gx/en/services/people-organisation/workforce-of-the-future/workforce-of-the-future-the-competing-forces-shaping-2030-pwc.pdf(Accessed 24 September 2017).

Tan, L., 2009.Perspectives on the changing role of the designer: Now and to the future.Singapore, Icsid (The International Council of Societies of Industrial Design) World Design Congress Education Conference.

Tselentis, J., 2017.When Websites Design Themselves.Wired (Online).https://www.wired.com/story/when-websites-design-themselves/(Accessed 20 October 2017).

Ungerleider, N., 2017.Adobe Is Building An AI To Automate Web Design. Should You Worry?.Co. Desing(Online).https://www.fastcodesign.com/3068884/adobe-is-building-an-ai-to-automate-web-design-should-you-worry(Accessed 21 October 2017).

Tác giả:Rauno Pello
Người dịch: Đáo
Ảnh bìa: Edho Pratama
Nguồn: Becoming Human: Artificial Intelligence Magazine

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá chỉ dẫn thiết kế nhà thiết kế

iDesign Must-try

Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Nói đến các nhà thiết kế thế kỉ 20, chúng ta biết đến những cái tên nổi tiếng như Alvar Aalto, Le Corbusier, Jean Prouvé,... mà ít người biết rằng…
/sáng tạo lạ/ Nghề thiết kế bánh: Bạn sẽ là một chiếc bánh như thế nào khi được Lauren Ko nhào nặn?
/sáng tạo lạ/ Nghề thiết kế bánh: Bạn sẽ là một chiếc bánh như thế nào khi được Lauren Ko nhào nặn?
Khi tự giới thiệu mình là một nhà thiết kế bánh, Lauren Ko thường nhận cái nhìn khó hiểu từ người đối diện, cho đến khi cô mở trang Instagram…
Tuyệt đỉnh sáng tạo với ngôi nhà có thể ‘lớn lên cùng gia đình’ ở Nhật Bản
Tuyệt đỉnh sáng tạo với ngôi nhà có thể ‘lớn lên cùng gia đình’ ở Nhật Bản
Với kiến trúc xoắn ốc từ ngoại thất cho đến nội thất, ngôi nhà đã tái thiết lại khái niệm về không gian sống lý tưởng, biến những điều tưởng…
Milton Glaser - cha đẻ của Logo ‘I ♥ NY’ huyền thoại, đã qua đời ở tuổi 91
Milton Glaser - cha đẻ của Logo ‘I ♥ NY’ huyền thoại, đã qua đời ở tuổi 91
Chúng ta sẽ luôn nhớ về nhà thiết kế vĩ đại với poster Bob Dylan đầy biểu tượng, logo “I♥NY” huyền thoại, nhà sáng lập tạp chí New York, và…
Tìm kiếm những ‘tia sáng’ sáng tạo ngay cả khi bạn cảm thấy cô đơn
Tìm kiếm những ‘tia sáng’ sáng tạo ngay cả khi bạn cảm thấy cô đơn
Thông qua lăng kính của nhà văn Olivia Laing và nghệ sĩ Edward Hopper để nhìn nhận được rằng: sự cô độc có thể biến chúng ta thành những người…
Cảm hứng thiết kế kỳ 41
Cảm hứng thiết kế kỳ 41
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa thôi chúng ta sẽ tạm biệt năm cũ để đón chào năm mới 2020 với nhiều sự đổi mới. Kết thúc một năm, các…