Tìm kiếm những ‘tia sáng’ sáng tạo ngay cả khi bạn cảm thấy cô đơn

Thông qua lăng kính của nhà văn Olivia Laing và nghệ sĩ Edward Hopper để nhìn nhận được rằng: sự cô độc có thể biến chúng ta thành những người có cái nhìn sắc sảo và sáng tạo hơn.

Là những người làm về sáng tạo, nguồn cảm hứng của chúng ta thường đến từ những ảnh hưởng bên ngoài, như những chuyến du lịch, các cuộc gặp gỡ trong cộng đồng hoặc quan điểm mới xuất hiện thông qua cuộc trò chuyện với đồng nghiệp. Chúng ta luôn biết cách tận dụng những sáng tạo vào công việc, nhưng nếu chúng ta chỉ có một mình thì những ‘tia sáng’ ấy được hình thành như thế nào? Hãy cùng iDesign tìm hiểu cách tìm kiếm sáng tạo trong cô đơn nhé!


“Con người đặc tính xã hội mạnh mẽ. Chúng ta dành phần lớn cuộc đời của mình để sống cùng người khác”, Tiến sĩ Steve Cole, giáo sư y học – tâm lý học và khoa sinh tại trường Y khoa UCLA nói. “Hầu hết những gì chúng ta làm đều được thực hiện cùng người khác”. Nhưng luôn có những mặt trái của sự cô độc, đặc biệt đối với sáng tạo. Sự buồn bã khi không được kết nối lại có thể giúp chúng ta có quan sát sâu sắc, cái nhìn nhạy bén và tinh tế hơn với các chi tiết thường không được chú ý. Điều này có vẻ sẽ khó chịu, chúng ta thường tự cô lập khi bộ não phát ra tín hiệu xác định mối đe dọa và chúng sẽ từ chối ngay cả các mối quan hệ xã hội vô hại, điều này mang đến những đột phá sáng tạo nếu chúng ta chấp nhận nó.

Con người là một loài sinh tồn dựa trên sự kết nối lẫn nhau. Vì sợ cô đơn nên chúng ta mong muốn tương tác xã hội và các mối quan hệ, Cole nói: “Sự cô đơn, giúp cho chúng ta mong muốn khao khát bên cạnh nhau, giúp chúng ta có thể hoạt động hiệu quả trong cộng đồng này. Bạn sợ cô đơn nên tìm sự kết nối giữa người với người, cũng tương tự như nỗi sợ đói khiến bạn luôn đi kiếm ăn hay uống nước khi khát.”

Edward Hopper, một nghệ sĩ luôn trong trạng thái cô đơn khi những bức tranh của ông đều mô tả những nhân vật đơn độc giữa chốn phồn hoa đô thị. Jennifer Patton, giám đốc điều hành của Bảo tàng Edward Hopper House ở Nyack, New York cho biết bản thân Edward Hopper cũng khá cô lập. “Ông ấy không thích nhiều người và hầu hết mọi người cũng không thích ông ấy”, cô ấy nói. “Ông không phải là người xã hội”. Nhưng ông nhìn thấy những gì người khác không nhìn thấy, vẽ những cảnh và chi tiết đầy ám ảnh mà hầu hết mọi người không để ý đến chúng. 

Nighthawks, Edward Hopper (1942)

Còn đối với nhà văn Olivia Laing, khoảng thời gian cô sống ở New York là lúc cô cảm thấy cô đơn mãnh liệt nhất. Để vượt qua thời điểm này, cô đã khám phá cảm xúc của bản thân với nghệ thuật, đặc biệt cô bị lôi cuốn bởi tác phẩm Nighthawks của Hopper“Các nghệ sĩ tôi đã gặp tại thành phố cô đơn đã giúp tôi không chỉ hiểu sự cô đơn, mà còn để nhìn thấy vẻ đẹp tiềm ẩn trong nó, sự cô đơn như một chất xúc tác giúp chúng ta sáng tạo,” cô viết trong The Lonely City – một bức thư tình “ kỳ lạ và đáng yêu”.

Nhà văn Olivia Laing và tác phẩm The Lonely City

Để tìm thấy chính mình trong trạng thái này, sáng tạo nghệ thuật có thể là điều tốt nhất. Để tìm những ‘tia sáng’ trong sự cô đơn không phải là điều quá xa vời, hãy xem những cách như Laing đã làm.


1. Hãy tha thứ cho chính mình

Cảm giác cô đơn không chỉ xuất hiện khi bạn cách xa những người thân yêu, đồng nghiệp và bạn bè, mà đó cũng cảm giác khi bạn di chuyển qua đám đông một mình. Nhờ những ứng dụng trực tuyến như Zoom, Hangouts và tin nhắn, bạn có thể giữ liên lạc với bạn bè và đồng nghiệp. 

Minh hoạ bởi AOKURA

Nhưng các công cụ kỹ thuật số là một sự thay thế tạm thời cho sự cách biệt. Thật khó để đọc biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể thông qua màn hình nhỏ, những cảm giác chân thật chỉ khi gặp nhau và giao tiếp giữa người với người. Sự tương tác trực tiếp là một “hình thức giao tiếp mạnh mẽ đáng ngạc nhiên” mà bạn không thể có được chỉ qua màn hình điện thoại hay máy tính. Tiếp xúc trực tiếp từ bạn bè, người thân, thậm chí cả người quen và người lạ, có khả năng hạ thấp nồng đồ cortisol và giảm bớt lo lắng. “Đây là một trong những tín hiệu cơ bản mà cơ thể chúng ta sử dụng để xem xét liệu bản thân có tốt hay không, liệu chúng ta có được liên kết với siêu tổ chức của cộng đồng hay không”, Cole nói. 

Nhờ sử dụng các ứng dụng như Zoom, Hangouts và tin nhắn, bạn có thể giữ liên lạc với bạn bè và đồng nghiệp.


2. Luôn mong muốn sự tốt đẹp

“Một trong những cách tốt nhất để chống lại sự cô đơn là theo đuổi mục tiêu lớn hơn, cùng tìm kiếm những người có cùng lý tưởng để hợp tác” Cole nói. Cùng tập trung vào mục đích chung giúp phá vỡ bức tường cô độc, loại bỏ sự cô đơn trong tâm trí, cho phép chúng bước ra vùng an toàn của bản thân và hòa nhập vào xã hội.

“Thông qua các công cụ kỹ thuật số, chúng ta có thể tư duy với các đồng nghiệp, cùng nhau hướng tới deadline và mục tiêu chung.”

Minh hoạ bởi maryanne

Công nghệ giúp chúng ta kết nối từ xa. Đối với nhiều người, công việc như một lối thoát. Thông qua các công cụ kỹ thuật số, chúng ta có thể tiếp tục tư duy với các đồng nghiệp, cùng nhau hướng tới deadline và mục tiêu chung. Hoặc khởi động một dự án phụ đầy nhiệt huyết và hợp tác với mọi người trong cộng đồng nhằm phục vụ lợi ích lớn hơn. Thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc dài hạn là một cách để cảm thấy sự kết nối hàng ngày của bạn.

Đối với nhiều người, khi cảm thấy đơn độc nghệ thuật như một mục đích để thúc đẩy họ. Như Laing kể lại trong The Lonely City, cô cảm thấy chán nản trong khoảng thời gian cô độc ở New York, nhưng đây là một trải nghiệm đặc biệt, mặc dù cảm giác nó mang lại là sự buồn tẻ đôi khi đau đớn, nhưng chúng đều là những cảm xúc mà cô chưa từng có trước đây.


3. Chú ý

Trong một lần Hopper dạo bước tại quê hương nhỏ Nyack, ông tìm thấy những cái nhìn sâu sắc tại nơi đây (Sau khi mất, Hopper đã để lại cho Bảo tàng Whitney hàng ngàn bản phác thảo của mình từ những chiếc thuyền, người, bàn tay, thuốc lá. Một loạt các chi tiết nhỏ mà nhà họa sĩ đã quan sát tỉ mỉ và phác họa lại.)

Bản phác thảo gốc của Edward Hopper thuộc Edward Hopper House, được chụp bởi Liv Johnke.

Ông cũng có một loạt các chuyến đi xa ra nước ngoài như các chuyến thăm đến Paris vào đầu những năm 1900. Nhưng đối với ông đây là những chuyến đi đầy đơn độc. Ở New York, Hopper thích đi tàu điện ngầm. “Mọi thứ đều lọt vào tầm mắt của ông, ngay cả khi ông đi tàu điện”, Patton nói.

“Mỗi chúng ta đều có thể tự cô lập bản thân tại nhà, nhưng thứ hiếm có duy nhất bạn mất ở đây chính là thời gian.”

Trong vài tuần qua, Patton nhận thấy mình tương tác nhiều hơn với thế giới xung quanh. Những ngày bình thường của cô xoay quanh việc đưa con đến trường và tự đi làm. Đó là mùa xuân ở thung lũng Hudson, và lần đầu tiên sau một thời gian dài, cô đã ngắm hoa mộc lan và cây anh đào nở rộ. “Tôi chưa bao giờ cảm nhận thời tiết rõ ràng như lúc này”, cô ấy nói. Việc thiếu mục đích lại là lúc bạn sống chậm lại để quan sát rõ hơn các yếu tố xung quanh như: ánh sáng, nhiệt độ, kiến trúc, giống như một ngôi nhà luôn nằm dưới dãy nhà mà bạn chưa bao giờ để mắt đến trước đây.

Một người bạn của nhà văn cũng đã trải nghiệm điều tương tự; khi thế giới của cô bị thu hẹp trong căn hộ và khu vực lân cận, cô bắt đầu chú ý đến các chi tiết kiến ​​trúc mà cô thường bỏ qua vì quá bận rộn với công việc. Cô cũng tìm hiểu những ngôi biệt thự và biết chúng luôn được bảo trì tốt, chúng từng thuộc sở hữu của một nhà sản xuất đàn piano giàu có. Cuộc sống của cô đa sắc màu hơn, đó cũng là lúc sự sáng tạo và tò mò trong cô khơi dậy.


Biên tập: Thao Lee
Nguồn: 99u

Cùng tác giả

#Tag

edward hopper nhà thiết kế Nighthawks nội tâm nhà sáng tạo Olivia Laing personal growth sáng tạo trong cô đơn sáng tạo và trầm cảm tâm lý học thiết kế tâm lý nhà thiết kế tìm cảm hứng

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
/Tách Lớp/ Soir Bleu - Kiệt tác từng bị lãng quên của Edward Hopper
/Tách Lớp/ Soir Bleu - Kiệt tác từng bị lãng quên của Edward Hopper
Vẫn là những khung cảnh trầm lắng và nỗi cô đơn kéo dài vượt thời gian dù ở nơi tưởng chừng là huyên náo. Thế giới mà Edward Hopper khắc…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…