Phương pháp rèn luyện trí não 45-49

Giải các bài toán đố là một trong các hình thức rèn luyện sáng tạo, bạn có thể làm các bài tập vui này để động não, hoặc chơi ô chữ Sudoku. Chúng giúp trí não bạn luôn vận động để đưa ra các giải pháp.

Câu trả lời 43 – 44

Câu 43

Cách tính toán như vậy không bình thường.

Số tiền trả sau cùng của 2 học sinh là 2700 đồng. Số tiền cô phục vụ lấy mất phải trừ đi 200 đồng trong số tiền 2700 đồng này. Có nghĩa số tiền thực tế vào tay người quản lý chỉ có 2700đ – 200đ = 2500đ.

Cộng 200 đồng vào 2700 đ hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả.

Câu 44

1. 3 Mặt đen: 8

2. 2 mặt đen: 12

3. 1 mặt đen 6

4. Không mặt nào đen : 1

Xem hình vẽ, 8 khối ở các góc cạnh có 3 mặt đen. 6 khối ở giữa mỗi mặt (đánh dấu O) có 1 mặt đen.Khối ở tâm là khối không có mặt nào đen. Các khối còn lại có 2 mặt đen.

Câu hỏi 45 – 46

Câu 45

Có một bà nội trợ cầm 2 tờ giấy bạc 500 đồng đi chợ. Bà mua 120 đồng nho, 210 đồng táo, 300 đồng thịt, 150 đồng bánh, 140 đồng cá, 80 đồng kẹp quần áo.

Nhưng tính bà ta hơi kì lạ, trong 5 cửa hiệu bà đến mua hàng, chỉ có 1 cửa hiệu thối tiền, còn các cửa hiệu khác, đổi tiền bà cũng không cho.

Ích kỷ như vậy, có thể mua được số hàng như ý muốn không?

Câu 46

Ly A đựng nước, ly B đựng rượu nho. Dung dịch ở 2 ly bằng nhau. Đầu tiên đổ 1/4 rượu nho từ B vào ly A rồi quậy đều lên. Sau đó đổ dung dịch hỗn hợp từ A trở lại ly B. Sao cho ly A và ly B có số lượng dung dịch bằng nhau như ban đầu.

Hỏi: So sánh lượng rượu nho trong ly A và lượng nước trong ly B.

Trả lời câu 45-46

Câu 45

Có thể được, ở cửa hiệu trái cây bà ta dùng cả hai tờ 500 đồng để đổi tiền lẻ.

Câu 46

Bằng nhau. Nếu xuất phát từ dung dịch hỗn hợp sẽ rất phức tạp. Dó đó ta cần giả định rượu và nước phân biệt như trong hình dưới. Lượng dung dịch đổ lại ly B có một lượng nhỏ rượu nho. Lượng rượu này bằng với tỉ lệ lượng nước của 1/4 lượng rượu nho trong ly A.

Câu hỏi 47 – 48

Câu 47

Anh A sau khi chuyển 10 thùng đồ hộp trái táo vào kho, đang chuẩn bị ra về thì có điện thoại báo, do lỗi kỹ thuật, nên trong 10 thùng có 1 thùng có các hộp đựng táo trong thùng đều thiếu 1 trái. Cần phát hiện ngay.

Mỗi hộp thiếu 50gram. Chỉ có cân là giải quyết vấn đề trên. Nhìn xung quanh có 1 chiếc cân tự động. Chiếc cân này mỗi lần cân phải mất 10 đồng. Làm thế nào mà anh A chỉ mất 1 lần cân mà phát hiện ra hộp nào không đủ trọng lượng?

Biết rằng thùng có 12 hộp, mỗi hộp nặng 800gram.

Câu 48

Hãy chia mặt đồng hồ thành 6 phần bằng nhau theo ý thích của bạn, để tổng các chữ số trong từng phần bằng nhau.

Trả lời 47 – 48

Câu 47

Xếp 10 thùng đồ hộp theo thứ tự từ 1 đến 10. Sau đó lấy 1 hộp từ thùng số 1, 2 hộp từ thùng thứ hai, 3 hộp từ thùng thứ 3, cứ như thế trong 10 thùng sẽ lấy ra một lượng đồ hộp là 1+2+3+4+..+10=55.

Đặt lên cân để cân. Mỗi hộp năng 800gr, 55 hộp nặng 4400 gr. Giả sử kết quả cân được là 43800g nghĩa là thiếu 200g.

Như vậy số hộp thiếu là: 200:50 = 4 (hộp)

Từ đó, ta tìm ra thùng số 4 là thùng chứa các hộp táo không đủ trọng lượng

Câu 48

Câu hỏi 48 – 49

Câu 48

Có 2 người cùng bán táo. Cô A bán 100 đồng 3 trái, cô B bán 100 đồng 2 trái. Mỗi người bán còn dư 30 trái thì bận việc, cả hai giao hàng lại cho một người đàn ông bán giúp.

Sau khi họ rời khỏi, người đàn ông cảm thấy phiền phức vì giá tiền không thống nhất, nên gộp 3 trái rẻ tiền với 2 trái đắt tiền thành một nhóm 5 trái, bán với giá 200 đồng. Như vậy bán 60 trái được tổng số tiền là 2400 đồng.

Khi A và B về họ tính toán; Cô A bán 100đ/3 trái, 30 trái là 10 phần, tức là 1000 đồng. Cô B bán 100/2 trái tức là 15 phần thì được 1500 đồng. Nhưng thực tế chỉ được có 2400 đồng, thiếu hết 100 đồng.

Vậy cách bán của người đàn ông có gì nhầm lẫn?

Câu 49

Kẻ 3 đường thẳng trên chữ W để tạo thành 9 hình tam giác phân biệt.

Cùng tác giả

#Tag

creative Hướng dẫn

iDesign Must-try

Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Nghệ sĩ Hàn Quốc Ssebong dường như đã tạo nên cả một vũ trụ đáng yêu thay lời cho cuộc sống thực tế, nơi có những nhân vật cùng tuyến…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Cuộc thi We Liberty #25: Khi tưởng tượng là tiền đề của những không tưởng
Cuộc thi We Liberty #25: Khi tưởng tượng là tiền đề của những không tưởng
Cuộc thi thiết kế sáng tạo We Liberty #25 chính thức được khởi động. Đây là sân chơi để các bạn trẻ cùng Piaggio Liberty khai phá những cảm hứng…
Tập 2 - PURE NOW Show: ‘Dù được trả 1 đô hay 100 đô, bạn cần phải làm tốt nhất có thể’ - Chris Catchpole
Tập 2 - PURE NOW Show: ‘Dù được trả 1 đô hay 100 đô, bạn cần phải làm tốt nhất có thể’ - Chris Catchpole
Phù thủy sáng tạo, đó là danh xưng mà người ta ưu ái dành cho Chris Catchpole – nhà lãnh đạo, giám đốc điều hành của DDB/ Rockstar/ BBDO/ OLPOHA. Sở hữu…
Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
 “Tôi nghĩ rằng vai trò của một giám đốc sáng tạo, một người giám đốc là tổ chức, sắp xếp nhiều con người để họ trở nên thông minh và…
Balance: ‘PURE NOW là mạng lưới kết nối và chia sẻ kiến thức cho cộng đồng sáng tạo.’
Balance: ‘PURE NOW là mạng lưới kết nối và chia sẻ kiến thức cho cộng đồng sáng tạo.’
Về Balance? Balance là công ty truyền thông và sản xuất truyền thông chuyên về: Motion graphics (đồ họa chuyển động), infographics (đồ họa thông tin) và corporate videos (phim…