Cùng nghệ sĩ minh hoạ Dikon khám phá thế giới tâm linh qua ‘Ma Quỷ Dân Gian Kí’ (Phần 1)

“Nè nói nghe nè, hôm nay kể chuyện ma tiếp nha” là câu nói quen thuộc của người MC hải ngoại đã dành tuổi đời còn lại để kể chuyện tâm linh từ khắp mọi nơi gửi về. Công việc mà nhiều người cho là vô bổ và nhảm nhí ấy cũng đã làm nhiều người khác thay đổi suy nghĩ: liệu rằng tâm linh là có thật? Và ma quỷ vẫn luôn tồn tại.

Hằng đêm nghe mỗi câu chuyện ma tôi luôn trăn trở mình đã biết được bao nhiêu, hiểu thế nào về sự sống và cái chết, linh hồn là gì và ta sẽ đi về đâu sau khi chết? Hẳn sẽ có nhiều câu trả lời tuỳ theo niềm tin mỗi tôn giáo: có người chết là hết, người khác là sự buông bỏ cõi tạm, người thì trở về với với Chúa trời, kẻ lưu đày địa ngục. Trong 3 cõi, ngoài cõi trời, cõi người, cõi địa ngục vẫn còn đó một thế giới dành cho ma quỷ, những thực thể chưa thể “siêu thoát” còn vướn nạn tai kiếp và u mê trong thù hận thế gian.

Dĩ nhiên, chúng sẽ không nhan nhản để con người nhìn thấy nhưng hoàn toàn có tác động đến đời sống con người và điều khiển thần trí của họ. Hiểu về ma quỷ, hiểu về tâm linh cũng như tín ngưỡng dân tộc cũng là hiểu cho đời sống tinh thần ông bà ta từ cổ chí kim. Ngoài chống chọi thiên nhiên, thú dữ, cũng phải đối đầu với yêu ma quỷ quái.

Mới đây, nghệ sĩ minh hoạ Dikon đã xin góp một tay vào việc hình tượng hoá những loài ma quỷ dân gian nhằm lưu giữ những câu chuyện ông bà để lại làm phong phú thêm đời sống tâm linh. Các loài ma quỷ kể dưới đây sẽ rất ngẫu hứng và thực hiện dựa trên nhiều mô tả có trong truyện ma, ghi chép trong nhiều nguồn.

01. Ông Kẹ

Thuở nhỏ hẳn ai cũng bị người lớn hù doạ về nhân vật đáng sợ này. Ông kẹ hay với tên gọi khác là ông ba bị là một “truyền thuyết đô thị” khá nổi tiếng ở Việt Nam và nhiều nền văn hoá trên thế giới. Tạo hình của mỗi quốc gia có khác nhau nhưng nhìn chung là một người đàn ông gớm ghiết cao lớn chuyên bắt cóc ăn thịt những đứa trẻ ngỗ nghịch.

Ông Kẹ ở Việt Nam xuất hiện trong từ điển Khai Trí Tiến Đức (1931)- Ba Bị: “Giống quái lạ người ta bịa ra để dọa trẻ con: Ba bị chín quai mười hai con mắt: nghĩa bóng là tồi tàn, xấu xí: đồ ba bị”.

Sở dĩ có cái tên Ba Bị bắt nguồn từ hoạt động bắt cóc trẻ em ven biển thế kỉ 17-18. “Vì mỗi nhóm chia làm 3 tốp, mỗi tốp có một cái bị nên thường gọi là “Ba Bị”. Mỗi cái bị lại có 3 quai nên là “chín quai”; tất cả nhóm có 6 người – tổng cộng là “mười hai con mắt”. Đây là một nhân vật thường được các ông bố bà mẹ đem ra doạ để tránh trẻ con ra ngoài vào ban đêm.

02. Thầy Mo (Thầy bùa người dân tộc)

Là người có tiếng nói nhất định trong Làng, Thôn, Bản đặc biệt là các dân tộc thiểu số Việt Nam rất coi trọng. Thầy Mo giỏi bùa phép và các thuật thư ếm cũng như dùng nó để chữa bệnh giải trừ tà ma cho dân làng.

Đa phần các Thầy Mo sẽ đóng vai trò chủ lễ trong các lễ hội tâm linh, được xem là người thông linh với thánh thần: cầu mưa, cúng tế, cầu được mùa,… Một số khác kim luôn thầy lang về việc chữa bệnh (bệnh âm lẫn dương). Thầy thường hay nuôi cất âm binh để sai khiến, nuôi ma xó (để giữ nhà).

03. Quỷ Rừng

Là tên gọi một “sinh vật” đã hoá quỷ và lẩn khuất sâu trong rừng ở miền Tây Nam Bộ chực chờ giết người để thành tinh.

Quỷ rừng theo nhiều ghi chép xuất hiện dưới hình dáng một cụ bà trú ngụ trong căn chòi nhỏ sâu trong rừng, cụ sống một mình không con cái với một mái tóc bạc phơ lớt phớt, lưng cụ còng, nước da nhăn dúm và nụ cười kì quái. Những kẻ bộ hành vô tình tá túc nghỉ chân sẽ được bà lão thiết đãi bằng nồi cháo thịt thịnh soạn, khi họ đã say ngủ, bà lão sẽ hiện nguyên hình là một con quỷ da xanh, tóc trắng, răng nanh nhọn dài cả tấc, âm thầm dùng dao giết thịt từng người, phần còn lại nó sẽ tiếp tục nấu cháo dẫn dụ những con mồi tiếp theo. Chính vì thế cánh đi rừng thường truyền tai nhau cẩn thận hơn với mùi đồ ăn, và những ngôi nhà kì lạ giữa rừng.

04. Quỷ Một Giò

Quỷ Một Giò hẳn không phải là một cái tên xa lạ với người dân miền quê khi nhắc tới. Bạn nào đã từng xem qua Kính Vạn Hoa chắc cũng sẽ nhớ có một tập nói về trò giả Quỷ Một Giò doạ người.

Vào những đêm tối trời, quanh những cánh rừng tràm người ta thường thấy 1 con quỷ chỉ có một chân nhảy qua nhảy lại trên các ngọn cây, một số khác trú ngụ trên cây cổ thụ lâu năm như quỷ một giò trên cây me, cây gòn, hay quỷ trên cây bần dọc các bờ sông miền Tây (nhiều vùng quê khác cũng ghi nhận).

Nhiều mô tả: Quỷ Một Giò thường xuất hiện trên các ngọn cây cao với gương mặt gớm ghiếc, mặt trơ xương trắng hếu, mắt to tròn như đèn pha, miệng có nanh, lưỡi thè dài chạm đất, nó chỉ có một cái chân, cái chân đó thường móc vào cành cây để treo người, chân còn lại nó cầm trên tay vẫy vẫy.

05. Thầy Pháp (Người Kinh)

Theo mô-típ truyện pháp sư dân gian, Có 2 loại pháp sư theo chính đạo và tà đạo được biết đến là người có pháp thuật và trừ khử được ma quỷ. Trong đó tuỳ vào con đường tu đạo, căn duyên mà hoạt động ở nhiều “lĩnh vực” khác nhau: chữa bệnh cứu người, diệt trừ ma quỷ, trấn yểm long mạch,…

Thầy chính đạo lấy việc thiện tích đức làm lẽ sống ở đời. Thường là người có căn nghiệp từ nhỏ được thần thánh chọn lựa với sứ mệnh siêu độ, diệt trừ ma quỷ quấy phá trong dân gian. Người có căn thường nhìn thấy được các vong hồn vất vưởng có thể giao tiếp và tác động đến thế giới tâm linh. Cũng như các Thầy Mo, các Pháp Sư biết chế tạo các loại bùa chú, sử dụng ngãi nghệ, thư ếm và thu thập âm binh để làm việc cho mình.

06. Quỷ mặt mâm

Trong dân gian Việt Nam luôn truyền bá rất nhiều những câu chuyện về ma quỷ với hình thù kỳ lạ, thường được miêu tả bằng sự phóng đại một bộ phận nào đó trên cơ thể như ma Vú Dài, Quỷ Một Giò, Ma Tóc,… một trong số đó có một loài được biết tới với tên gọi là Ma Mặt Mâm (một số khác gọi thành Quỷ Mặt Mâm)

Theo miêu tả của nhiều người thì Ma Mặt Mâm có rất nhiều phiên bản, có con không mắt, miệng rộng lưỡi dài, số khác không mũi, miệng bé tí , mắt to tròn như cái chén, nhưng đặc điểm chung vẫn là khuôn mặt to tròn, phẳng lì như mâm ăn cơm.

07. Chó thành tinh

“Chó đội nón mê hay chó thành tinh là 1 con ma trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam. Hiện thân là 1 con chó đực toàn thân màu trắng nhưng có mũi đỏ hoặc là chó đen nhưng chân lại có lông trắng có mũi trắng, đầu có đốm trắng và đuôi cũng trắng nốt. Loại chó này là yêu ma có thể hại người chủ. Khi nuôi nó thì lúc bình thường thì là chó nhưng đến độ trăng rằm sẽ hiện nguyên hình là 1 con chó tinh. Con chó tinh này sẽ đội nón chống gậy thậm chí mang guốc mộc để đi lại trong nhà. Có lúc còn leo lên nóc nhà tru lên như sói cho tới sáng hôm sau mới thôi.” – Huy Lê.

Biên tập: Nam Vu

Nguồn: FNews


Cùng tác giả

#Tag

ghost illustration illustrator painting vietnam

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…