Những cách đơn giản để ứng dụng quy tắc một phần ba trong tác phẩm của chính bạn (Phần 1)

Quy tắc một phần ba sẽ nâng cao bố cục của bạn, bất kể chủ đề nào. Sau đây là cách ứng dụng nó một cách hiệu quả.

Quy tắc một phần ba cho rằng rằng nếu bạn chia bất kỳ bố cục nào thành một phần ba, theo chiều dọc và ngang, sau đó đặt các yếu tố chính của hình ảnh chạy theo các đường này hoặc tại các giao điểm của chúng, sự sắp xếp đạt được sẽ vô cùng thú vị, dễ chịu và năng động hơn. Quy tắc này được sử dụng thường xuyên bởi các nhiếp ảnh gia, cũng như các họa sĩ và nghệ sĩ, những người sử dụng quy tắc một phần ba chủ yếu cho phong cảnh. Tuy nhiên, nó cũng hoạt động cho nhiều chủ đề khác nhau bao gồm tĩnh vật, hình người và thậm chí cả chân dung. Tìm hiểu về các quy tắc như thế này (và tất nhiên là Tỷ lệ vàng) sẽ giúp cải thiện thiết kế và nghệ thuật của bạn. 

Quy tắc một phần ba hoạt động cho nhiều thể loại nghệ thuật

Quy tắc một phần ba cung cấp cho bạn một hướng dẫn để đặt tiêu điểm. Nếu bạn thiết kế các tiêu điểm của mình theo các giao điểm của bất kỳ hình chữ nhật nào trong số 9 hình chữ nhật, bức ảnh của bạn sẽ có đối trọng cần thiết để làm cho bố cục trở nên thú vị hơn và hấp dẫn hơn.

Bạn cũng có thể thiết kế các yếu tố khác trong ảnh để dẫn mắt từ tiêu điểm này sang tiêu điểm khác và sử dụng các góc độ để đưa người xem tập trung vào ảnh hoặc giữ cho mắt di chuyển trở lại ảnh. Loại hình dẫn mắt này sẽ thêm chuyển động và sự sống cho bất kỳ bố cục nào. Và hôm nay, chúng ta sẽ xem xét cách các nghệ sĩ đã sử dụng quy tắc một phần ba để tạo ra các tác phẩm sống động.

01. Nguồn gốc của quy tắc một phần ba

Tại đây, những gương mặt chính nằm trên các giao điểm chính

Quy tắc một phần ba là một hướng dẫn về cách bố trí. Nguồn gốc của nó bắt đầu từ những bức tranh cổ điển và thời Phục hưng, nhưng nó vẫn chủ yếu được biết đến như một công cụ sáng tác được các nhiếp ảnh gia sử dụng. Bức tranh này của Valentin de Boulogne cho thấy tất cả các nhân vật chính được đặt trên đường phân chia phía trên, tạo nên một sự sắp xếp năng động của các nhân vật.

02. Quy tắc một phần ba trong phong cảnh

Tại đây, quy tắc một phần ba quy định một cách gọn gàng bố cục của cảnh quan này

Quy tắc một phần ba chủ yếu được biết đến như một công cụ để sáng tác phong cảnh. Trong bức tranh này của Pierre Henri de Valenciennes, đường chân trời được đặt ở một phần ba phía dưới và số lượng lớn núi cũng như cảnh vật được đặt ở phần bên trái, để tạo ra một bối cảnh năng động hơn.

03. Quy tắc một phần ba cho bố cục không đối xứng

Sử dụng quy tắc một phần ba để tạo ra sự bất đối xứng mà không hỗn loạn

Chức năng chính của quy tắc một phần ba là giúp ta tạo ra các bố cục không đối xứng. Nếu các yếu tố trong một bức tranh được căn giữa và quá cân bằng, nó sẽ trở nên nhàm chán. Nếu các hình ảnh được bù đắp bằng cách sử dụng quy tắc một phần ba, sự bất đối xứng và đối trọng của các yếu tố sẽ tạo ra một bức ảnh sống động hơn rất nhiều.

04. Đặt tiêu điểm với quy tắc một phần ba

Đặt tiêu điểm và các điểm quan tâm khác tại các giao điểm

Một cách tuyệt vời khác để sử dụng quy tắc một phần ba là giúp đặt tiêu điểm. Trong bức tranh chân dung này, mắt rơi vào đường ngang phía trên và dẫn đến tiêu điểm thứ hai ở tai. Những điểm thú vị khác như hình tam giác ấm áp của ánh sáng cũng rơi vào giao điểm của các phương hướng.

05. Hướng dẫn dẫn mắt với quy tắc một phần ba

Định vị thông minh các tiêu điểm dẫn mắt xung quanh tác phẩm nghệ thuật

Dẫn mắt (eyeflow) là một công dụng tuyệt vời khác của quy tắc một phần ba. Trong bức tranh này của Rubens, tiêu điểm chính của con lợn rừng được đặt ở một giao điểm. Các điểm quan tâm phụ khác cũng nằm trên các giao điểm và hành động của các tư thế dẫn mắt từ tiêu điểm hoặc giao điểm này sang tiêu điểm hoặc giao điểm khác.

Người dịch: Nam Vu

Nguồn: creativebloq

Cùng tác giả

#Tag