Calm Technology: Lí do khi công nghệ tốt là thứ sẽ không đáng để ta bận tâm

Sự phát triển của IoT (Internet of Things), tính toán phổ biến (Ubiquitous Computing – UC) cũng như sự gia tăng tổng thể về số lượng giao dịch thực hiện với công nghệ mỗi ngày cho thấy rằng chúng ta cũng đang phát triển một mô hình tương tác hoàn toàn mới.

Con người đang bước vào một kỷ nguyên công nghệ mới. Đây là điều mà công nghệ đã mang đến và hẳn rằng đây là một bước ngoặc mà ta cần thích nghi để phù hợp với những kỳ vọng mới nhất. Những gì đã đến trong thời đại trước đều là giai đoạn khái niệm – nhưng bây giờ chúng ta đang đi vào thiết kế chi tiết. Và để làm cho thế giới trở nên tốt hơn, ta cần hướng tới các nguyên tắc của calm technology.

Đối với nhiều người dùng, một số nền tảng công nghệ đã trở thành “bệnh dịch” tai họa. Điện thoại thông minh là một ví dụ điển hình. Khi bạn quá tải với nhiều nhóm chat WhatsApp, vô số thông tin được gửi tới nhưng chẳng hề liên quan gì đến người nhận, những tin rác luôn cố gắng gây sự chú ý nhưng lại gây ra một phản ứng ngược. Chúng ta liên tục bị gián đoạn trong cuộc trò chuyện, trong hoạt động và trong suy nghĩ của riêng mình. Trong khi điều này cũng được xem như là một phần của cuộc sống hàng ngày, người dùng dịch vụ đang bắt đầu nhận ra và đẩy lùi sự xâm nhập này đến mức các sản phẩm mới đang trở nên kém hấp dẫn hơn. “Tôi có thực sự muốn tải xuống ứng dụng này không? Tôi có thể quản lý mà không có nó không?”

Khi đối mặt với điều này, đã có giải pháp cung cấp một công nghệ để chống lại điều tương tự. Như ứng dụng Apple – Screen Time – được giới thiệu rằng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thời gian ta (và cả con cái ta) sử dụng ứng dụng, truy cập trang web trên thiết bị. Nhưng không phải là có một chút khó hiểu khi các nhà sản xuất của Infinite Scrolling cũng đang triển khai một ứng dụng để giúp người dùng quản lý thói quen của mình hay sao?

Trong thực tế, Screen Time là một sản phẩm rất hữu ích. Nó được công nhận và phù hợp với những cảm xúc mới nổi của chúng ta về sự xâm nhập công nghệ gần đây. Nhưng trong nhiều cảm nhận (và Apple biết nó) đó là một bản vá. Nó trả lời câu hỏi, làm thế nào để ta quản lý cảm giác bị áp đảo bởi sự hiện diện của công nghệ này trong khi chúng ta giải quyết vấn đề chung từ tương lai của calm technology?


Chúng ta muốn gì từ Calm Technology?

Trong tám nguyên tắc của calm technologyAmber Case xác định những kỳ vọng mà ta đã có. Danh sách của cô ấy đề cập rõ ràng một điều: Công nghệ chỉ nên được đòi hỏi sự chú ý nhỏ nhất có thể – nhưng cũng là suy nghĩ kích thích. Công nghệ nên hoạt động ngay cả khi nó không thành công.

Đây là điểm thứ hai, khi một cộng đồng tiêu cực và đáng sợ điều khiển công nghệ sẽ gây nên những xích mích và tổn thương cho chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra khi AI gặp sự cố, khi điện thoại không nhận dạng vân tay và cả khi không có cách nào có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng mà không có mã bí mật? Làm thế nào công nghệ có thể là một phần của cuộc sống với ý nghĩa hữu ích và không bao giờ đánh thuế? Dưới đây là một số khái niệm mà nhà cung cấp đã khám phá.


Cung cấp thông tin kín đáo

Công nghệ của những ngày cũ đã thúc đẩy mọi người hành động và điều này khiến mọi thứ khá căng thẳng. Chỉ một vài năm trước, tin nhắn tự động từ dịch vụ taxi sẽ bảo bạn chuẩn bị ra ngoài và tìm chiếc taxi đã đặt. Tuy nhiên, những thông điệp này dựa trên thời gian di chuyển của xe và vị trí hiện tại của nó.

Hiện nay, các công ty như Uber đã nắm vững thông báo “calm”‘Xe của bạn đang đến gần’ ‘Xe của bạn đang ở đây’, được truyền qua giọng nói dễ nhận biết, nghĩa là bạn không phải kiểm tra điện thoại hoặc thậm chí gián đoạn cuộc trò chuyện để nắm bắt thông tin. Và rồi khi bạn tự hỏi mình đang ở đâu thì nhận ra tiềm thức mình như đã nghe được tin nhắn.

Nhưng Uber cũng là một calm technology ở cấp độ khác. Nó kết nối các trình điều khiển và hành khách – một nhà cung cấp dịch vụ và một khách hàng – được liền mạch. Hãy tưởng tượng xem sẽ phức tạp thế nào khi tìm ai đó hoàn thành nhiệm vụ này cho bạn mà không cần Uber. Nhưng thật ra chúng ta không cần phải tưởng tượng. Việc tìm taxi vốn không khó, chỉ cần bắt cuộc gọi tổng đài và mô tả nơi mình đang chờ trên điện thoại, hoặc nhìn xung quanh tìm một chiếc taxi tốt. 

Nói về sự không phô trương, bạn cảm thấy thế nào về việc “bị quan sát” theo phong cách năm 1984 suốt cả ngày? Hầu hết mọi người phản ứng khá mạnh mẽ với ý tưởng này vì họ không thích nó. Nhưng nghĩ một cách trung thực thì điều mà bạn không thích là gì, bị theo dõi hoặc cảm giác bị theo dõi?

Bị theo dõi cho thấy bạn đang bị đánh giá, nhưng ngày nay có rất nhiều công nghệ nhìn thấy nhưng hoàn toàn không có khả năng phán xét. Một ví dụ về điều này là cửa hàng Amazon Go. Một camera màu đen được gắn trên trần màu đen sử dụng công nghệ tầm nhìn máy tính để “nhìn” thấy một sản phẩm được lấy ra khỏi kệ và “nhìn” xem ai đang lấy chúng. Công cụ này theo dõi bạn toàn bộ thời gian bạn đang ở đó, nhưng nó không sử dụng nhận dạng khuôn mặt. Về cơ bản, công nghệ này là vô hình, nó không gián đoạn và không phô trương.


Nhưng nó có hoạt động hiệu quả ngay cả khi nó không thành công?

Tuy nhiên, trong cả hai ví dụ này, người ta vẫn chưa biết được calm technology “hoạt động ngay cả khi nó thất bại”. Nếu Uber không thể kết nối chúng ta với tài xế, những tài xế mặc định tự động sẽ không hiển thị. Tương tự như vậy, Amazon Go không có bất kỳ hệ thống thu tiền mặt vật lý nào. Nếu hệ thống bị hỏng, cửa hàng chắc chắn sẽ đóng lại.

Mong đợi một công nghệ có thể làm việc hiệu quả ngay cả khi nó không thành công có vẻ là một yêu cầu gắt gao, nhưng đã có những trường hợp về công nghệ tương tự trước đây. Khi thang cuốn ngừng di chuyển, hành khách vẫn có thể đi bộ lên thang cuốn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi máy chủ của bạn báo động trục trặc và sẽ không tắt mã hoặc mục nhập sinh trắc học không nhận ra bạn?

Các nhà phát triển gọi các lỗi này là các trường hợp hiếm hoi, nhưng đáng ngạc nhiên là nỗi sợ hãi khi trải qua một trường hợp thế này đối với hầu hết mọi người đều rất thực. Tần suất xảy ra của chúng tuy thấp nhưng tác động lại cao. Đây là lý do tại sao nhiều người sợ bay hơn lái xe. Khi một chiếc xe bị hỏng, nó ngừng di chuyển; khi máy bay bị hỏng… okay, bạn hiểu ý của tôi rồi đấy.


Hãy yên tâm

Triết lý phía sau calm technology là không có gì mới mẻ. Weiser và Brown đã viết về nó trong “Designing Calm Technology” năm 1996. “Một số máy tính này… sẽ được kết hợp vào tường, ghế, quần áo, công tắc đèn, xe hơi – trong mọi thứ.” Họ nhấn mạnh điều này và tất nhiên, họ đã đúng.

Trong hai mươi năm qua, chúng ta đã không ngừng thiết kế và sản xuất nên công nghệ giúp thay đổi cuộc sống. Nhưng trong thời gian đó, ta cũng đã tạo ra tầm nhìn và mối quan hệ tốt hơn với công nghệ. Đó là công việc của chúng tôi, với tư cách là nhà thiết kế, để thực hiện điều này và cung cấp calm technology thực sự, giúp tăng cường và bổ sung cho trải nghiệm của con người, vô hình và trực quan để sử dụng mà không sợ thất bại.


Tác giả: Nik Parekh
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: UXPlanet

Cùng tác giả

#Tag

calm technology công nghệ bình tĩnh internet of things mặt trái công nghệ thời đại số

iDesign Must-try

AI, ML, IoT và Dữ liệu - miền đất mới cho nghề thiết kế
AI, ML, IoT và Dữ liệu - miền đất mới cho nghề thiết kế
AI, ML và IoT có tiềm năng to lớn có thể dẫn dắt một thế hệ mới của các trải nghiệm sáng tạo. Chúng đang ở tiền phương của một…
Công nghệ đã ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào qua series đình đám của Netflix: Black Mirror?
Công nghệ đã ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào qua series đình đám của Netflix: Black Mirror?
Bài viết của tác giả Timanni Walker sẽ mang đến những góc nhìn có phần gai góc về mặt trái của công nghệ, đặc biệt là trong thế giới quảng cáo.…