Trò truyện cùng Lê Thị Bích Khoa

Lê Thị Bích Khoa hay là Moonywolfkhông phải là một cái tên xa lạ trong cộng đồng mỹ thuật, và cũng là cái tên quen thuộc trong giới họa sĩ minh họa. Chị cũng là tác giả đầu tiên iDesign vinh dự đưa tác phẩm lên trang web để giới thiệu tới bạn đọc.

Các tác phẩm của Khoa đứng tách hẳn ra với những tác phẩm của các họa sĩ khác bởi phong cách đặc biệt pha trộn giữa công việc hàng ngày là họa sĩ truyện tranh với những tưởng tượng, ngẫu hứng bay bổng của một họa sĩ mang đặc điểm của trường phái Siêu Thực.

Để giúp cho bạn đọc có thêm thông tin về Khoa, iDesign đã có một buổi truyện trò ngắn với chị.

Khoa có thể giới thiệu đôi chút về bản thân?

Mình tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật TP.HCM chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng. Làm freelance một thời gian, hiện giờ thì mình là biên tập viên mỹ thuật full-time với nhà xuất bản Kim Đồng (và vẫn tranh thủ freelance tiếp)

Công việc chính của bạn hiện nay?

Vẽ tranh, vẽ minh họa, thiết kế sách.

Thông qua zda.vn mình đã biết tới các phẩm của Khoa, có phải các tác phẩm của bạn theo trường phái Siêu thực?

Thực ra rất khó để Khoa tự nhận định tranh của mình thuộc trường phái nào. Vì khi thực hiện một tác phẩm Khoa nghĩ đơn giản chỉ là mình vẽ những gì mình thích, thể hiện ra những gì trong đầu mình thôi.

Về cá nhân thì mình chưa thấy chất “thực” trong tranh mình đến mức surrealism. Có lẽ có thể xem như mình thuộc dạng Pop surrealism vậy.Nhưng cuối cùng cũng là tùy người xem nhận định thôi.

Theo bạn đâu là điểm mạnh nhất trong các tác phẩm của bạn?

Ý tưởng.

Khoa có thể nói đôi chút về quá trình từ lúc bắt đầu tới lúc hoàn thành một tác phẩm?

Có nhiều khi cảm hứng lên cao, thì vừa nghĩ ra là sẽ thực hiện luôn lập tức. Nhưng phần nhiều vì Khoa không chủ động về thời gian, nên mình có một cuốn sổ nhỏ để lưu lại các ý tưởng khi bất chợt xuất hiện trong đầu.

Phần lớn là sketch nhỏ thôi. Sau đó, khi có thời gian, mình mới sketch bản lớn trên máy. Sau đó lên line art rồi mới tô màu.

Trước đây mình đã vào trang cá nhân của Khoa trên zda và để lại lời nhắn về việc tại sao bạn không mở 1 triển lãm cá nhân.

Sau một thời gian, mình được biết bạn đã mở được một triển lãm cá nhân cho mình (rất tiếc mình không biết nên không tới được). Khoa có thể nói lại đôi chút về lần triển lãm đó?

Xin lỗi vì do sơ xuất mà mình không thông báo trên Zda (mình cũng có 1 tài khoản trên deviantart và update ở đây thường xuyên hơn).

Triễn làm đó vào ngày 1 tháng 4 năm 2010 ở gallery L’Usine (151/1 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM). Triễn làm đó gồm một số tác phẩm mình đã up trên Zda, Deviant và một số tác phẩm mới.

Tên triễn lãm là “Unravel” lấy cảm hứng từ hình ảnh gỡ những sự chỉ rối.

Hiện tại trên Deviantart mình thấy Khoa rất được hâm mộ. Và thông qua trang web này bạn cũng bán các tác phẩm của mình. Như vậy có phải nước ngoài người ta đánh giá đúng hơn về những tác phẩm nghệ thuật, và giá trị của nó?

Thật ra cái đó cũng không hẳn. Nếu chỉ nói trong phạm vi hai trang web, thì deviantart mang tính chất quốc tế, lượng người tham dự và xem tranh chắc chắn sẽ đông đảo hơn rất nhiều so với Zda là một trang web Việt Nam.

Thêm nữa, vì quản lý 2 account tốn thời gian nên Khoa cũng lười, không quan tâm, khuấy động hay update thường xuyên bên Zda nên có lẽ không được chú ý lắm.

Nói trong phạm vi xã hội thì hiện nay, lĩnh vực mỹ thuật chưa thực sự có được sự quan tâm nhiều của mọi người, mọi giới. Có thể đó một phần là do mỹ thuật, tranh vẽ nhìn chung vẫn được cho là “không được thiết thực” cho lắm.

Hiện tại chúng ta hay nói về cụm từ "tính đương đại" trong nghệ thuật. Mình cũng nhận thấy những sự đổi mới này trong các tác phẩm của họa sĩ tại Việt Nam. Nhưng có một thứ dường như chúng ta bỏ quên đó là sự phổ biến nghệ thuật tới công chúng?

Mình nghĩ bạn nói đúng. Nhưng để phổ bến nghệ thuật đến với công chúng một cách hiệu quả cần có cả một hệ thống sắp xếp và làm việc chuyên nghiệp để hỗ trợ.

Bản thân hoạ sĩ không thể “bao sô” hết tất cả những chuyện này. Đây cũng là một bất cập tất yếu phổ biến trong cả một số lĩnh vục nghệ thuật khác.

Liên quan tới với đề này mình mới đọc 1 bài viết về cuộc thi Tài năng hội họa với tiêu đề "Thương quá tài năng hội họa". Bài báo phản ảnh về việc một cuộc thi cho các họa sĩ nhưng lại được rất ít sự quan tâm của công chúng.


Theo cá nhân Khoa cần làm ngay những điều gì để không lặp lại tình trạng "Năm phút sau khi trao giải, phòng triển lãm của ĐH Mỹ thuật Hà Nội gần như không còn một bóng người".

Để tác động một cách sâu xa, gốc rễ thì cần giáo dục để cải thiện hệ thống nhận thức của thế hệ tương lai. Tác động một cách đơn giản và trực tiếp thì điều cần làm là thay đổi cách thức tổ chức, pr, quản lý của những người tổ chức sự kiện đó.

iDesign đã có một mục Tự hào Việt Nam, và Mỹ Thuật, và thông qua trang web để các tác phẩm hội họa của các họa sĩ trẻ được nhiều người biết đến hơn.


Nhưng như đã nói việc tìm ra những tác phẩm của họa sĩ Việt Nam trên web để giới thiệu rất khó (vì lý do các họa sĩ không biết tạo cho mình một kênh riêng để giao tiếp, cập nhật tác phẩm, hoặc họ "ngại" làm điều đó).

Đây là chuyện cũng tương đối tế nhị. Theo thiển nghĩ của mình (học qua trường mỹ thuật và tiếp xúc với các bạn trẻ mang ít nhiều yếu tố của tài năng hội hoạ), thì các bạn không thích tác phẩm của mình được công bố một cách quá phổ biến qua internet.

Một phần sợ bị sao chép phong cách; một phần, theo quan điểm của các bạn, sẽ có các “đầu ra” có giá hơn cho tác phẩm (như thông qua các cá nhân, các tổ chức hay gallery tiếng tăm, có khả năng giới thiệu tranh ra nước ngoài), hơn là bung ra một cách “free” trên internet, sẽ dễ bị đánh giá là “không có đẳng cấp” chẳng hạn.

Cách nào cũng có cái được và cái mất của nó. Mình sẽ không lạm bàn về điều này, chỉ là đưa ra một cách nhìn để bạn có thể hiểu hơn về lựa chọn của người trong cuộc.

Nếu iDesign muốn thông qua trang web để công bố thông tin (cuộc thi, giải thưởng, tác phẩm) về lĩnh vực Hội Họa tại Việt Nam Khoa có thể giúp tụi mình nhằm đưa hội họa tiếp cận nhiều hơn tới công chúng?

Dĩ nhiên, nếu bạn có yêu cầu gì, Khoa sẽ giúp hết sức trong khả năng mình.

Cám ơn Khoa và Chúc Khoa năm mới sức khỏe và hạnh phúc!

Xem thêm các tác phẩm của Lê Thị Bích Khoatại đây.

Nếu bạn muốn hỏi thêmMoonywolf hãy comment phía dưới. Họa sĩ sẵn sàn trả lời bạn yêu mến.

Cùng tác giả

#Tag

hoa si minh hoa

iDesign Must-try

Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là bộ môn nghệ thuật truyền thống phản ánh giá trị thẩm mỹ truyền thống, những triết lý xã hội và ước vọng nhân văn. Các chủ…