Sự tham khảo của hội hoạ đối với các nhà làm phim

Nghệ sĩ luôn ảnh hưởng đến nghệ sĩ, cũng như phần lớn trong số họ đều đã từng vay mượn (hoặc thậm chí ăn cắp) ý tưởng của nhau. Cho dù đó là sức ảnh hưởng của các họa sĩ huyền thoại đối với các nhà làm phim hay một bức tranh giúp các nhà văn vẽ nên những câu chuyện, có vô số tiền lệ về việc điện ảnh tìm kiếm nguồn cảm hứng tự nhiên trong các tác phẩm hội hoạ.

Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể về những bức tranh nổi tiếng được tái hiện trong phim (và được chiếu trong phim) để có thể giúp bạn khơi nguồn sáng tạo.

The Blue Boy qua Wikipedia và Django Unchained qua Columbia Pictures
Bộ phim The Adventures Of Baron Munchausen (1988) và bức tranh The Birth Of Venus (1840-1846)

Những tác phẩm hội hoạ được tái hiện trong phim

Để thấy được tầm ảnh hưởng đặc biệt của các tác phẩm hội hoạ đối với các nhà làm phim trên thế giới, hãy bắt đầu với loạt video tiểu luận tuyệt vời mang tên Film Meets Art của Vugar Efendi.

Trong video đầu tiên này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự hài hoà, sống động của những bức tranh kinh điển trong phim – hệt như tác phẩm Birth of Venus của Sandro Botticelli được tái hiện trong The Adventures of Baron Munchausen của Terry Gilliam. Một số nguồn cảm hứng khác bao gồm The Blue Boy của Thomas Gainsborough trong Django Unchained của Quentin TarantinoEdward Hopper’s House by the Railroad được xây dựng làm nhà của Mẹ trong Psycho của Alfred Hitchcock.

Phần thứ hai có nhiều cảnh tái hiện đẹp mắt hơn – bao gồm cả tái hiện thực tế của Jean-Auguste-Dominique Ingres ’La small baigneuse, dit aussi Intérieur de harem trong Passion của Jean-Luc Godard. Bạn cũng sẽ thấy tác phẩm Freedom from Fear của Norman Rockwell trong Empire of the Sun của Steven SpielbergLa Mort de Marat của Jacques-Louis David trong About Schmidt của Alexander Payne.

Tranh vẽ trong phim

Từ các nhân vật ghé thăm viện bảo tàng, các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng được treo trong nhà của nhân vật chính, đến các dấu hiệu tường thuật tinh tế – những bức tranh đã xuất hiện theo nhiều cách khác nhau.

Bộ phim sử thi James Bond: Skyfall sử dụng bức tranh nổi tiếng từ Anh – The Fighting Temeraire của J.M.W. Turner như đầu mối dẫn chuyện, khi Q hỏi Bond phương thức diễn giải của anh ấy về tác phẩm.

Hình ảnh: Skyfall qua Sony Pictures

Q: Nó luôn khiến tôi cảm thấy u sầu. Con tàu chiến tranh cũ kỹ, bị kéo đi một cách ô uế… Tính tất yếu của thời gian, anh có nghĩ vậy không? Anh thấy điều gì?
James Bond: Một con tàu lớn đẫm máu.

Câu hỏi cụ thể này được gọi là một tham khảo meta (meta reference) trong loạt phim James Bond huyền thoại, và liệu một điệp viên sống động như thế đến từ những năm 60 có chỗ đứng nào trong thế hệ hiện tại hay không.

Tham khảo Meta là gì?


Là khi một loại hình này tự tham khảo hay nhắc đến một loại hình khác. thường có trong tất cả các phương tiện hoặc đối tượng truyền thông, ví dụ như văn học, phim, hội họa, TV series, truyện tranh ngắn hay video games.

Hình ảnh: Dr. No via United Artists

Skyfall chắc chắn không phải là bộ phim James Bond đầu tiên sử dụng các bức tranh để tác động đến câu chuyện, vì James Bond đầu tiên, Dr. No, đã giới thiệu Portrait of The Duke of Wellington của Francisco Goya. Bức tranh đó đã bị đánh cắp từ Phòng trưng bày Quốc gia ở London vào ngày 2 tháng 8 năm 1961. Một bản sao của bức tranh đã được sử dụng trong bộ phim năm 1962, treo trong hang ổ của Dr. No – như một gợi ý rằng trong phim, ông chính là người đánh cắp nó.

Chỉ riêng hai ví dụ trên cũng đã cho thấy các tác phẩm hội hoạ có thể được ứng dụng trong những tình huống hoàn toàn khác nhau như thế nào. Để có thêm nhiều ví dụ, tôi thực sự khuyên bạn nên xem qua kho lưu trữ hội hoạ trong điện ảnh. Trang web sở hữu đầy đủ ảnh tĩnh của phim cùng các bức tranh – bạn có thể sắp xếp theo phong cách nghệ thuật (như trường phái ấn tượng hoặc chủ nghĩa siêu thực), cũng như phân loại theo màu sắc, nghệ sĩ và các chủ đề như phong cảnh hoặc chân dung.

Lý thuyết nghệ thuật nói chung và hội hoạ nói riêng chắc chắn sẽ có rất nhiều thứ để cung cấp nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim. Để có thêm ý tưởng mới, hãy nhớ xem qua các kiến thức cơ bản về lý thuyết màu sắc, áp dụng bảng màu của phim vào các dự án của riêng bạn và thậm chí biến phim của bạn thành những bức tranh chuyển động.

Tác phẩm nghệ thuật yêu thích của bạn xuất hiện trong phim là gì? Cho iDesign biết ngay trong phần comment dưới đây nhé!

Người dịch: Nam Vu
Nguồn: premiumbeat

Cùng tác giả

#Tag

art art history film film industry paintings tua phim

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Điều gì giúp phân tách Nghệ thuật và Thiết kế là một câu hỏi phức tạp và được tranh luận sôi nổi bấy nay. Nghệ sĩ và designer đều tạo…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…