Định nghĩa ‘nam tính’ qua góc nhìn của 5 nghệ sĩ từ 5 lĩnh vực khác nhau

Ở Tây Phương, cụm từ “nam tính” có thể gợi nhắc về hình ảnh cánh tay vạm vỡ và khuôn ngực rắn chắc ở những người đàn ông Hollywood lực lưỡng, hoặc những quý ông trong bộ âu phục sang trọng cùng đôi mắt sâu hút hồn kiểu Anh.

Trong bối cảnh Á châu, “vẻ nam tính” thường trải dài hơn, từ những thần tượng K-pop bóng bẩy; cho đến những người mẫu thời trang đượm buồn; hay chàng trai nhà kế bên. Nhưng tất cả những phiên bản nam tính này có thực sự phổ biến hay không?

Khi nam giới đang ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, họ sẽ muốn trở thành ai? Dưới đây là bài phỏng vấn năm chàng trai và cô gái với phông nền văn hoá khác nhau để cùng nghe họ chia sẻ về quan điểm đối với sự nam tính. Tất cả những câu trả lời khiến bạn mở rộng định nghĩa về cụm từ này – và tự hỏi rằng việc định nghĩa còn có nghĩa lý gì không?

Liu Hao – Người mẫu

Sự nam tính, theo tôi nghĩa là hành vi và lời nói định nghĩa nên một người đàn ông. Mọi người thường nhầm lẫn cào bằng khái niệm “vẻ nam tính” (masculinity) với “sự mạnh mẽ” (manliness) hoặc với “vẻ nam nhi” (macho-ness). Khi còn nhỏ, tôi không thể nào hoà hợp vào tiêu chuẩn thông thường của xã hội, và tôi bị chỉ trích, thậm chí là bắt nạt. Nhưng khi lớn lên, tôi được hưởng lợi trong học tập và công việc nhờ việc không trở nên “nam tính” theo lối thông thường.

Chuẩn mực nam tính của tôi: Có lẽ chẳng có cá nhân cụ thể nào hoàn toàn khớp tiêu chuẩn hết.

Duy Nguyen – Nhiếp ảnh gia

Ngày nay bạn thường nghe những cụm từ như “đàn ông lên” hoặc “tỏ ra đàn ông nào”, có thể được dịch nôm na là “đừng yếu đuối thế”. Một cụm khác bạn sẽ được nghe thường xuyên là “đàn ông đích thực”, kể về những tiêu chuẩn thông thường mà một người đàn ông phải có. Không phải tất cả mọi đàn ông đều thực à? Tôi nghĩ có thể bạn cần phải trở nên mạnh mẽ về thể lực và trí tuệ mọi lúc mọi nơi để được xem là đàn ông đúng nghĩa.

Chuẩn mực nam tính của tôi: Tôi không nghĩ nhiều về điều này, nhưng nếu cần thì đó là một người thầy giáo hồi năm tôi học cấp hai. Tôi nhớ những lần nói chuyện với thầy và thầy luôn khuyến khích và động việc tôi trở thành một con người tuyệt vời hơn. Thầy luôn nói chuyện theo cách khiến tôi cảm thấy mình to lớn và quan trọng. Vài giáo viên giỏi trong việc khiến bạn cảm thấy nhỏ bé, nhưng thầy không phải là họ.

Zhang Ao – Stylist

Đối với tôi, từ “nam tính” chẳng có nghĩa gì cả. Nó không ảnh hưởng đến tôi, vì tôi chỉ làm thứ mình thích mà thôi. Ngày nay, có những đặc điểm liên quan đến nam giới, như hành xử và nói chuyện một cách “đàn ông” hơn, hoặc không mặc váy và những bộ đồ bó sát.

Chuẩn mực nam tính của tôi: Stephen Fung, trong bộ phim đồng giới Bishonen. Anh ấy rất gợi cảm và xinh đẹp.

Luo Qianxi – Nghệ sĩ minh hoạ

Tôi nghĩ định nghĩa về sự nam tính đang dần bị xoá nhoà ranh giới. Tôi để ý thấy rằng người Trung Quốc đang sử dụng từ tiếng Anh “man” để mô tả vẻ ngoài của một người, và từ đó dần chuyển nghĩa từ tích cực sang trung dung rồi. Mọi người có nhiều mặc định về đàn ông: “con trai không khóc”, “đàn ông không quy phục”, “đàn ông trả tiền”, và nhiều nhiều thứ nữa. Nhưng trở nên mạnh mẽ và đấu tranh vì bản thân là những điều mà mọi người đều phải làm, kể cả nam lẫn nữ. Đàn ông và phụ nữ không khác gì cây cỏ và động vật cả. Hoặc nói cách khác, sự yếu đuối và nhạy cảm là những tính cách cá nhân. Xác định giới không rõ ràng chút nào.

Chuẩn mực nam tính của tôi: Tôi có nhắc đến một show truyền hình của Nhật Bản mang tên Sparks. Đó là câu chuyện về một người theo đuổi giấc mơ của anh ta và thất bại. Nam chính rất tốt bụng, cẩn thận, và dũng cảm, và sự mạnh mẽ này ẩn sâu dưới vẻ nhút nhát của anh ấy. Điều này rất chân thật.

Guo Zhenhao – Nhà thiết kế thời trang

Những người đàn ông khác nhau thì có khao khát khác nhau. Tôi không theo quy chuẩn truyền thống về nam tính lắm, nhưng những áp lực truyền thống vẫn ảnh hưởng lên tôi trong quá trình trở thành một người đàn ông, dẫn đến việc khiến tôi phải từ bỏ vài thứ mình yêu thích. Trong xã hội hiện đại, một người đàn ông có thể bị gắn chặt với rất nhiều kỳ vọng cố định. Họ bị kỳ vọng phải trả tiền cho bữa tối, da rám nắng, có râu, dũng cảm, và có giọng trầm.

Chuẩn mực nam tính của tôi: Có một vài. Những người đàn ông “nam tính” nhất trong mắt tôi là người thể hiện sự nam tính qua tính cách của họ, ví dụ, Eddie Redmaye, người không ngại thể hiện sự nhạy cảm của mình đến mọi người. Một người nữa là Fan Qihui; ban ngày ông là giáo sư, và buổi tối ông là một drag diva (thuật ngữ gọi những người – thường là nam giới, có phong cách ăn mặc nữ tính, kèm theo đó là lối trang điểm dày, đậm). Tôi thật sự rất cảm phục những người đàn ông không ngại nổi loạn.

Nguồn: Neocha

Cùng tác giả

#Tag

góc nhìn masculinity nam tính personal growth Quan điểm đàn ông

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Từ “ô cửa” nhìn ra thế giới: Liệu thế giới có đang ngắm nhìn bạn? (phần 4)
Từ “ô cửa” nhìn ra thế giới: Liệu thế giới có đang ngắm nhìn bạn? (phần 4)
Khi ngắm nhìn thế giới thông qua ô cửa, có giây phút nào bạn tự hỏi: phải chăng chính mình cũng đang được quan sát bởi thế giới hay một…
Từ ‘ô cửa’ nhìn ra thế giới: Những suy tưởng nội tâm khi ngắm nhìn thế giới qua ô cửa của một ai khác (phần 3)
Từ ‘ô cửa’ nhìn ra thế giới: Những suy tưởng nội tâm khi ngắm nhìn thế giới qua ô cửa của một ai khác (phần 3)
Thế giới của bạn như thế nào? Hãy cho tôi biết được không? Chúng ta không chỉ muốn ngắm nhìn thế giới chân thực qua mắt nhìn của chính mình,…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…