Week 13: Thấu hiểu UX: Một cuộc phỏng vấn với Andy Budd

Bài viết tuần này là một cuộc phỏng vấn với Andy Budd, nhà đồng sáng lập và Giám đốc quản lý của Clearleft. Ông còn có chức danh Giám đốc Ux dựa trên những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này.

Andy là người sáng lập ra dConstruction và hội thảo UX London, ông cũng luôn thể hiện sự hứng thú với cách mà thiết kế ảnh hưởng tới hành vi người dùng.

52weeksofux: Bạn đã sáng lập ra Clearleft cách đây năm năm với Jeremy Keith và Richard Rutter, là một công ty có ảnh hưởng và chuyên vềUX tại Anh. Ông đã thấy UX thay đổi thế nào trong suốt 5 năm qua?

Andy: Khi chúng tôi mới mở công ty, không nhiều người ở Anh biết rằng UX là gì và phần lớn công việc của chúng tôi là giải thích cho họ hiểu UX nghĩa là gì, tại sao nó khác biệt với Usability Testing (kiểm tra tính khả dụng) hoặc là thiết kế web truyền thống.

Có rất nhiều sự hiểu sai và thậm chí nhiều người còng không biết thiết kế web là sao.

Trong 2 năm sau chúng tôi bắt đầu thấy khách hàng hiểu hơn về UX và giá trị của việc chúng tôi đang làm, đó thực sự làthú vị.

Sau đó, dựa trên sự nhận thức rõ ràngvề UX tại Anh càng ngày càng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ chuyên về UX. Những người có nhu cầu thiết kế web, bây giờ đã hiểu và cần tới dịch vụ UX.

Mặt khác, tôi đọc một số bài viết cho rằng “UX Designer” là một trong những vị trí nổi bật của năm 2009. Rất nhiều công ty bán dịch vụ UX.

Những công ty không biết gì về UX, thì sau 2 năm họ cũng nói rằng có thể cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về UX. Họ có lẽ đã tổ chức một phòng thí nghiệm về Usability mà họ ít sử dụng hoặc họ có 20 nhân viên nhưng chỉ có một người làm về UX.

Lúc này chúng tôi phải giải thích với khách hàng về một công ty cung cấp dịch vụ UX “thật sự” – và nó khác rất nhiều với những công ty liên tục nói về UX, nhưng kinh nghiệm không có. UX là một từ rất thông dụng lúc này.

52weeksofux:Một từ thông dụng,? Nó có phải là một từ viết tắt dành riêng cho nghề này? Hay một chức danh quan trọng trong lĩnh vực này?

Andy: Có những đặc điểm riêng giữa các công việc, đặc biệt dành cho những người đang làm trong ngành này. Jesse James Garrett chỉ trích những người tự cho mình là Information Architects (IA) tại IA Summit năm ngoái, cho rằng họ nên mô tả bản thân như là một “Người thiết kế User Experience”.

Tôi là người nghĩ rằng nó không công bằng và thiển cận. Có nhiều người trong ngành này hoàn toàn là Information Architect, họ làm việc với dữ liệu và không làm việc chút nào với sự tương tác.

Họ không tạo ra trải nghiệm người dùng, họ là người IA. Có những chuyên gia về tính khả dụng (Usability Expert) những người dành cả ngày để kiểm tra tính khả dụng. Tôi nghĩ có một chút linh hoạt ở đây: dựa trên chức danh công việc, công việc hàng ngày của bạn và những nguyên tắc bạn đang làm.

Ví dụ, tôi là một người thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), nhưng đôi khi tôi làm việc như một IA (tổ chức thông tin), đôi khi tôi lại kiểm tra tính khả dụng, lúc khác tôi lại làm thiết kế giao diện.

Theo chiều rộng thì có rất nhiều công việc mà một người UX có thể làm. Khi bạn nhìn vào một hệ thống lớn, hay một dự án thật sự lớn, nó sẽ đòi hỏi bạn làm nhiều hơn với chức danh của mình.

Trong phạm vi ngành này, tôi không nghĩ thảo luận là hữu ích. Mọi người muốn dành thời gian để xác định điều gì họ làm và khiến nó rõ ràng như cách bạn giải thích cho tôi và tôi hiểu điều bạn nói, và sau đó sẽ không thành vấn đề nếu tôi tự cho mình là UX designer phải không?

Xét trên một số khía cạnh, tôi nghĩ thuật ngữ Người thiết kế UX là người khoe khoang. Tôi đang thiết kế trải nghiệm theo không cùng một cách như cách mà các nghệ sĩ ở Disney tạo ra trải nghiệm. Tôi là người thiết kế web, tôi yêu công việc mà tôi có thể chứng tỏ khả năng và kinh nghiệm để tạo ra một trải nghiệm tốt cho ai đó.

Tôi không nghĩ rằng chúng hoàn toàn chỉ làm một việc. Tôi không chắc rằng web có khả năng cung cấp trải nghiệm theo một cách. Những người “khoe khoang” nên nhìn vào những người thiết kế Flash, họ tạo ra những trải nghiệm tuyệt đẹp, tường thuật một câu chuyện dựa trên công cụ riêng biệt.

Tôi đôi khi mô tả bản thân như là một người Thiết kế Sản phẩm, một người thiết kế sản phẩm trên mạng. Tôi không cần thiết phải thường xuyên tạo ra một trải nghiệm cho một sản phẩm mà tôi làm.

Thực tế, tôi thường thiên về việc tham gia tạo ra một sản phẩm hoặc tạo hình bộ khung của sản phẩm cùng với khách hàng. Tôi nghĩ đúng là nó tương tự với việc thiết kế sản phẩm, chúng tôi chỉ làm nó trên môi trường kỹ thuật số, trên web. Và tôi nghĩ rằng điều đó gần gũi hơn với việc chúng ta nói chúng ta là UX Designer.

Tôi không thực sự nghĩ chúng ta là… hoàn toàn như vậy…

52weeksofux: Một số người lập luận rằng UX thực sự chỉ là sự kết nối giữa các yếu tố khác với nhau. Liệu một số nguyên tắc hành động cơ bản có giúp lĩnh vực UX rõ ràng hơn.

Andy: Các hướng dẫn có thể hiệu quả 95% thời gian, nhưng chúng không hiệu quả hoàn toàn. Chúng ta gáncho chúng một từ là “chẩn đoán”.

Chẩn đoán khả năng sử dụng, chẩn đoán trải nghiệm người dùng – chúng chỉ là những hướng dẫn (guideline). Có rất nhiều rủi ro khiến một hướng dẫn trở thành quy tắc – mà mọi người chả hiểu tại sao. Nó là sự nguy hiểm với những người mới bắt tay vào nghề này.

Không có gì tuyệt đối trên web. Thực tế là như những ngành khoa học, như hoá học hay vật lý – vào thời điểm khởi đầu chúng ta sử dụng những mô hình đơn giản và như những gì chúng ta biết và hiểu khi lĩnh vực phát triển, có những mô hình trở nên lỗi thời.

Như cách chúng ta hiểu về nhiều khía cạnh mà chúng ta phát triển mới hơn, các mô hình phức tạp hơn.Các mô hình trở nên đặc biệt khó cho chúng ta mô tả một cách khoa học và thông qua biểu đồ.

Và trở lại với lý do tại sao có một cuộc thảo luận lớn và tranh luận xung quanh việc “chúng ta là IA, hay chúng ta là UX”.

Mức độ hiểu biết của các vấn đề vẫn rất phức tạp và chúng ta đã tiếp thu điều này nhiều đến nỗi nó quá khó để trả lời những câu hỏi một cách đơn giản.

Điều này là lý do bạn nên tới với các chuyên gia. Vấn đề chuyên môn không tới từ việc đọc bài viết “Làm sao để làm UX với 10 bước đơn giản.” Nó phải đến từ 10 năm kinh nghiệm, hàng ngàn giờ làm việc sai và điều chỉnh và điều chỉnh cho đến khi nó thực sự tốt.

Tìm kiếm sự “mượt mà” (Flow)

Trong cuốn Flow, Mihaly Csikszentmihalyi đã mô tả một trạng thái của trải nghiệm tối đa, nơi mọi người tham gia nhiều vào các hoạt động bỏ qua những gì còn lại xung quanh. Ông mô tả trạng thái là:

“Những trạng thái tinh thần hoạt động mà con người hoàn toàn chìm đắm trong việc anh ta hay cô ta đang làm, và bởi cảm giác tập trung đầy năng lượng, tham gia hoàn toàn và tạo ra thành công của quá trình.”

Những nghiên cứu đi vào “sự mượt mà”là rất thú vị vì nhiều lý do. Đầu tiên tác giả quan sát những người thành công, không phải các trường hợp khó khăn.

Chiến lược phổ biến trong tâm lý học cho tới thời điểm đó là nghiên cứu dựa trên những người gặp vấn đề về việc tìm kiếm gì, làm gì và không nên làm gì.

Csikszentmihalyi tiếp cận ngược lại: ông nghiên cứu những người được đánh giá có nhiều khả năng và tìm ra cách họ làm nó và hy vọng họ có thể giúp chúng ta tái tạo nó.

Lý do thứ 2 khiến nghiên cứu củaCsikszentmihalyi vô cùng hấp dẫn với nó thực sự áp dụng cho tất cả mọi người, không chỉ là Einsteins của thế giới.

Có rất nhiều người tìm kiếm “sự mượt mà” trong cuộc sống của họ, chúng ta không biết nhiều lắm. Điều gì tạo ra những người thành công, và nó khác gì với người thường. Nói cách khác con đường thành công không phải là siêu nhiên mà nó chỉ khó nắm bắt hơn.

Như một phần mềm và một phần cứng dễ sử dụng, chúng ta có thể tập trung nhiều hơn và các hoạt động mà chúng ta đang làm và ít hơn sự tiếp xúc với công nghệ càng tốt. Apple iPad thật sự là một cuộc cách mạng bởi vì nó không cần bàn phím, không cần con chuột, nó chỉ cần chạm, đó là một ví dụ gần gũi nhất.

Bằng việc loại đi những thiết bị khiến người dùng cảm thấy khó khăn, người dùng cảm thấy gần gũi với công nghệ hơn bao giờ hết. Họ không cần các cửa sổ, chuột, plugging.. con người chỉ đơn thuần là hoàn toàn tập trung sử dụng.

Một bài viết sớm nhất về thiết bị này được Steven Fry viết trên Time Magazine.

“Tôi đã sẵn sàng cho một cảm giác mềm mại, một màn hình sáng và “hội tụ” các trải nghiệm của tất cả như đã được hứa. Tôi không hề chuẩn bị, tuy nhiên bằng cách nào đó giữa tôi và nó hình thành ngay lập tức một mối quan hệ.”

Khi thiết kế chạm tới một ngưỡng đơn giản và thay đổi mối quan hệ với nó. Nó không dễ để tìm ra, nó xảy ra không như cách ta thường thấy.

Thiết kế chúng ta đang thấy sẽ mờ dần đi, kinh nghiệm sử dụng bắt đầu tăng dần và những hành động chúng ta tương tác trở thành chủ yếu. Nó phải đạt tới ngưỡng như vậy, và nếu chúng ta thực sự may mắn chúng đã bước tới gần hơn tới mục tiêu cuối cùng; Mục tiêu tìm kiếm sự mượt mà.

Theo 52weeksofux

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức user experience ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…