Thế nào là thiết kế nâng cao nhận thức ở Nhật Bản?

“Mindful design” là thiết kế giúp con người có cái nhìn và cảm nhận khác về những vật thể/ngoại cảnh được xem là hiển nhiên, và thay đổi nhân sinh quan của xã hội.

Bài viết bởi Irene Au, đối tác thiết kế tại Khosla Ventures; trưởng bộ phận thiết kế tại Google, Yahoo, Udacity. Giáo viên dạy Yoga, tác giả, diễn giả.

Mindful design (tạm dịch là thiết kế nâng cao nhận thức, trong trường hợp này người dịch xin được giữ nguyên bản tiếng Anh).

Tại hội nghị Wisdom 2.0 diễn ra vào tháng 2 vừa rồi, tôi đã trình bày về chủ đề “Thiền và Thiết kế” cùng những định nghĩa của khái niệm “thiết kế nâng cao nhận thức”. Khoảng thời gian du lịch tại Nhật Bản, tôi đã rất vui sướng khi thấy Mindful design được áp dụng ở nhiều nơi công cộng, ngay từ những vật rất đỗi bình thường như chiếc nắp cống. Ở Mỹ, ta chẳng bao giờ để tâm đến chúng; thường thì chúng sẽ như thế này:

idesign mindfuldesignonhatban 01

Hình ảnh thường thấy của những chiếc nắp cống tại Mỹ.

Trái lại, những chiếc nắp cống tại Nhật Bản là cơ hội để người nghệ sĩ mang đến cảm giác vui tươi cho người đi đường.

idesign mindfuldesignonhatban 02

Chưa hết, bạn vẫn thường bắt gặp hình ảnh lan can vỉa hè nhưng lại khô khan, cứng nhắc như hàng song sắt đúng không?

idesign mindfuldesignonhatban 03

TokyoKyoto, những chiếc lan can trên vỉa hè hay dọc trên thân cầu cũng là nơi để nghệ sĩ thể hiện niềm hân hoan đến công chúng.

idesign mindfuldesignonhatban 04

Những chiếc lan can ở Nhật Bản.

Khi tập Yoga, chúng ta luôn cố gắng giữ chánh niệm bằng cách tập trung vào khoảnh khắc hiện tại và không nghĩ ngợi, phán xét điều gì. “Mindful design” là thiết kế giúp tăng nhận thức con người trước những vật thể/ngoại cảnh được xem là hiển nhiên, và thay đổi nhân sinh quan cùng cách con người tương tác với môi trường chung quanh.

Những chiếc nắp cống và lan can ở Nhật là bằng chứng cho việc ứng dụng mindful design vào hình hài các vật thể đời thường. Ngoài ra, còn nhiều ví dụ khác của mindful design ta có thể dễ dàng tìm thấy ở nơi công cộng. Ví dụ cứ thời điểm này hằng năm, hoa anh đào nở rộ khắp Nhật Bản; khi ấy, khu phố đi bộ cùng những tuyến đường chính sẽ ngập tràn sắc hoa.

aa7d1 img 20120407 070838

Cùng một khung cảnh nhưng khi so với đại lộ California, nơi đây không còn một gốc cây xanh sau khi hội đồng thành phố quyết định chặt bỏ chúng. Thật đáng buồn!

idesign mindfuldesignonhatban 06

Hình ảnh đại lộ California, Palo Alto trước và sau khi cây bị chặt bỏ.

Một ví dụ khác: Rất nhiều con kênh nhỏ ở Mỹ bao quanh bởi cơ sở hạ tầng bằng bê tông, vận hành với chi phí bảo dưỡng nghèo nàn và chỉ tập trung vào việc đảm bảo đủ lượng nước cần cung cấp.

idesign mindfuldesignonhatban 07

La Ballona Creek, thành phố Culver, CA.

Trong khi đó, những con kênh ở Kyoto luôn là khu dành cho người đi bộ tuyệt đẹp:

bef14 img 4248

Phần đường đi bộ dọc những con sông ở Kyoto.

Mindful design không chỉ xoay quanh vấn đề về thẩm mỹ. Những nhà nghiên cứu UX ủng hộ việc quan tâm và hiểu rõ mọi nhu cầu tiềm ẩn chưa được đáp ứng của người dùng. Xác định những nhu cầu ấy và tạo ra trải nghiệm hợp lý cũng được xem là mindful design. Hãy cùng quan sát quầy bán vé tại các ga tàu điện ngầm ở Tokyo.

3a3a7 img 4188

Quầy bán vé ở ga tàu điện ngầm tại Nhật Bản.

Thanh màu xanh nhỏ bằng nhựa kia được đặt trước mỗi quầy bán vé và máy bán hàng tự động. Trông không đẹp lắm nhưng nó là chỗ để khách hàng đặt ô hoặc gậy của mình khi mua vé. Không chắc đây có phải là yêu cầu của người dân Nhật hay không, nhưng khi đã nghĩ đến và thực hiện công năng tinh tế này, hẳn đó là người có nhận thức cao về nhu cầu tiềm ẩn; và quan trọng hơn, họ đã được hỗ trợ để thi công chi tiết tưởng như nhỏ nhặt này.

Do đó, mindful design không chỉ cần thiết cho nhà thiết kế, mà còn cho tất cả những ai muốn hỗ trợ quá trình tạo ra trải nghiệm người dùng (ví dụ như nhà tài trợ, CEO hoặc quản lý).

Bạn sẽ áp dụng mindful design vào những sản phẩm tiếp theo chứ? Bạn dự định sẽ thực hiện chúng như thế nào? Hãy chia sẻ cùng iDesign nhé!

Tác giả: Irene Au
Người dịch: Đáo

Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá Kiến thức mindful design nhật bản street art user experience ux ux design

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
Dự án ảnh hợp tác Tưởng tượng về một thế giới nơi các nghệ sĩ đường phố có quyền tự do
Dự án ảnh hợp tác Tưởng tượng về một thế giới nơi các nghệ sĩ đường phố có quyền tự do
Các nghệ sĩ sẽ tạo ra điều gì nếu tất cả các bề mặt của thế giới đều có thể trở thành một bức vẽ? Joseph Ford, người khởi xướng…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…