Thiết kế đồ họa thế kỷ 20: Khởi nguyên của thiết kế đồ họa (P.1)

1. Áp phích và thời kỳ đầu phát triển

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, các thử nghiệm trong việc sử dụng hình dạng thuần túy bắt đầu vào những năm 1890 và tiếp tục phát triển sau đó. Với xuất thân từ Scotland, nhóm Glasgow nhận được một sự tiếp đón nồng nhiệt ở British Isles (Anh). Tuy vậy các nhà thiết kế ở Áo và Đức lại lấy cảm hứng từ hình học kỷ hà, những cấu trúc cơ bản được giản lược. Chính vì vậy đã gây nên sự mâu thuẫn và xung đột giữa hai trường phái khi Glasgow theo phong cách Art Nouveau và các họa sĩ Đức lại thích sự tối giản mà hiệu quả. Năm 1897, một nhóm họa sĩ trẻ do họa sĩ Gustav Klimt dẫn đầu đã phá hủy phòng trưng bày Künstlerhaus tại Áo và thành lập phòng triển lãm Vienna Secession. Những nghệ sĩ và kiến ​​trúc sư này đã từ chối những học thuật truyền thống và tìm kiếm phương thức biểu đạt mới mẻ hơn. Các thành viên đã nâng tầm thiết kế đồ họa theo hướng thẩm mỹ chưa từng có trước đây trong các áp phích, dàn trang, tranh minh họa của họ cho tạp chí Secession, Ver Sacrum.

Áp phích của Koloman Moser trong triển lãm Secession lần thứ 13 (năm 1902) được phối hợp với ba dạng hình học cùng chữ trang trí tạo thành mô-đun. Tác phẩm bao gồm các đường ngang, dọc và hình tròn nhằm xác định các mặt phẳng màu đỏ, xanh và trắng. Moser và kiến trúc sư Josef Hoffmann đều đồng sản xuất trong việc thiết tập Wiener Werkstätte (Hội thảo Vienna), nơi sản xuất nội thất và thiết kế các vật mẫu.

Áp phích cho triển lãm Vienna Secession lần thứ 13 được thiết kế bởi Koloman Moser (1902) Sưu tầm bởi Philip B. Meggs

Một trường đào tạo thiết kế áp phích tại Đức có tên là Plakatstil (Phong cách áp phích) cũng tiếp nối sứ mệnh khám phá hình dạng thuần túy. Ngôi trường được khởi xướng bởi Lucian Bernhard với áp phích đầu tiên được ra đời năm 1905, phong cách đặc trưng thường thấy ở Plakatsil chính là việc thể hiện các dấu hiệu và hình dạng bằng một ngôn ngữ hình ảnh đơn giản. Các nhà thiết kế đã tối giản hình ảnh sản phẩm thành các hình dạng cơ bản, hình tượng trưng được đặt trên một màu nền phẳng, và tên sản phẩm được thiết kế nét chữ đậm. Với phong cách đơn giản mà hiệu quả này, Plakatsil đã thu hút được rất nhiều học viên, bao gồm Hans Rudi Erdt, Julius Gipkens và Julius Klinger.

Áp phích Plakatstil được nhà thiết kế Lucian Bernhard vẽ cho bao diêm Priester (1905) Sưu tầm bởi Philip B. Meggs

Song song với sự phát triển này, một nghệ sĩ khác là Peter Behrens tại Đức đóng vai trò quan trọng trong sự thăng hoa của thiết kế đồ họa. Behrens đã giúp phát triển một triết lý của Neue Sachlichkeit (triết lý tính khách quan mới) trong thiết kế, triết lý có điểm nhấn mạnh vào công nghệ, quy trình sản xuất, chức năng, và cho rằng phong cách thiết kế được định hình dựa vào mục đích. Đến năm 1907, Emil Rathenau – người đứng đầu AEG (Allgemeine Elektricitäts-Gesellschaft, một công ty sản xuất điện lớn), đã bổ nhiệm Behrens làm cố vấn nghệ thuật cho tất cả các hoạt động của AEG. Bởi nhà công nghiệp Rathenau có tầm nhìn xa trông rộng này tin rằng: Ngành công nghiệp cần có tính trật tự thị giác (visual order) và sự nhất quán mà điều đó chỉ có được từ việc thiết kế.

Ngành công nghiệp cần có tính trật tự thị giác (visual order) và sự nhất quán mà điều đó chỉ có được từ việc thiết kế.

Logo AEG (Allgemeine Elektricitäts-Gesellschaft, thiết kế bởi Peter Behrens (1907) Sưu tầm bởi Philip B. Meggs

Trong những năm gắn bó với AEG, Behrens đã phát triển những thứ có thể được xem là sự khởi đầu của “hệ thống nhận dạng trực quan”. Ông luôn sử dụng cùng một biểu tượng, kiểu chữ La Mã và lưới hình học để tạo danh mục sản phẩm, tạp chí, áp phích, đồ họa kiến trúc và các ấn phẩm khác. Tác phẩm của Behrens mang lại rất nhiều giá trị, không chỉ đối với AEG mà đó còn là công cụ thiết kế đồ họa trong nửa sau của thế kỷ 20: ông tạo ra bộ nhận diện công ty thông qua chương trình sử dụng thương hiệu, kiểu chữ, định dạng và màu sắc trong một cách kiểm soát có tính nhất quán.

Ngoài mục đích mang lại nét thẩm mỹ, thương mại và mục đích trong kinh doanh, thiết kế đồ họa còn đóng một vai trò chính trị quan trọng trong đầu thế kỷ 20, đó là điều mà chúng ta dễ dàng thấy được thông qua các tấm áp phích và mẫu tuyên truyền đồ họa được ra đời trong Thế chiến I. Lúc này đây, in màu đã nâng lên một tầm cao mới, và chính phủ sử dụng những tấm áp phích đồ họa để gây quỹ hỗ trợ cho chiến tranh, khuyến khích năng suất tại mỗi gia đình, thể hiện hình ảnh tiêu cực của kẻ thù, khuyến khích tranh thủ lực lượng vũ trang và nâng cao tinh thần của mọi công dân.

Plakatsil là nơi được sử dụng nhiều áp phích Axis, trong khi phe đồng minh chủ yếu sử dụng các họa sĩ thông thạo đến từ tạp chí, nhằm để tường thuật có tính thực tế trong các áp phích tuyên truyền của chính họ. Sự tương phản giữa hai hình thức này có thể được nhìn thấy trong một so sánh, đó là áp phích của nhà thiết kế người Đức Gipkens cho một cuộc triển lãm máy bay đồng minh bị bắt và tấm áp phích tuyển dụng quân đội của họa sĩ minh họa James Montgomery Flagg (tất cả đều được xuất hiện lần đầu năm 1917).

Áp phích tuyển dụng với “Uncle Sam” nổi tiếng đến tận bây giờ về độ hiệu quả tính kêu gọi. Áp phích được thiết kế bởi James Montgomery Flagg (1917)

Gipkens thể hiện chủ đề của mình thông qua các dấu hiệu và biểu tượng được tối giản trên nền màu phẳng, và luôn giữ sự thống nhất trong các yếu tố hình ảnh. Ngược lại, Flagg sử dụng chữ in đậm và chân dung tả thực của một người đàn ông (Uncle Sam) được xem là nước Mỹ được nhân cách hóa, nhằm tăng tính hiệu quả cho tin tuyển dụng. Sự khác biệt giữa hai áp phích này cũng biểu thị độ tương phản lớn giữa hai phong cách thiết kế đồ họa của hai lục địa vào thời điểm đó.

(còn tiếp…)

Ảnh bìa: Lucian Berhard
Tác giả: Philip B. Meggs
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Britannica

Cùng tác giả

#Tag

lịch sử nghệ thuật lịch sử thiết kế lịch sử đồ họa

iDesign Must-try

Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
Khi Arts & Crafts của Anh gặp gỡ tranh in khắc gỗ ukiyo-e của Nhật Bản
Khi Arts & Crafts của Anh gặp gỡ tranh in khắc gỗ ukiyo-e của Nhật Bản
Những cú bắt tay giữa hai họa sĩ thuộc hai nền văn hóa khác nhau luôn đem lại những tác phẩm thú vị. Cùng tìm hiểu xem Frank Brangwyn và…
5 nghệ sĩ đặt nền móng cho phong trào Psychedelic
5 nghệ sĩ đặt nền móng cho phong trào Psychedelic
Psychedelic art đã bắt đầu như thế nào và ảnh hưởng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris vẫn được coi là cha đẻ của Arts & Crafts, trào lưu thiết kế quan trọng đầu tiên của thời kỳ Hiện đại. Bên cạnh di sản sản…