30 cách biến hóa với họa tiết hình học trong thiết kế đồ họa

Liệu bạn đã biết vận dụng hết các cách thức với họa tiết hình học (geometric pattern) ?
Bạn có thể sử dụng nó để đem tới sự sinh động, thổi hồn vào thiết kế của mình hoặc tạo ra tính thanh lịch nhẹ nhàng và cá tính cho tác phẩm. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:

01. Cân bằng

Các họa tiết hình học là một cách rất tốt để thu hút sự chú ý, nhưng nếu bạn đang tính sử dụng và kết hợp rất nhiều các hình khối lại với nhau, hãy nhớ cân bằng lại với các yếu tố không quá phức tạp. Dưới đây là một ví dụ được sử dụng bởi Studio Plat. Rất nhiều họa tiết nổi bật, sắc nét và sống động ở mặt trước tờ rơi này nhưng mặt sau đã được đơn giản hóa. Bài học rút ra là, nếu sử dụng nhiều họa tiết nổi bật kết hợp, đừng quên bổ túc bằng các khoảng trắng và các yếu tố thiết kế đơn giản hơn để người xem không bị choán ngộp và thiết kế của bạn vẫn giữ tính rõ ràng.

02. Họa tiết và kĩ thuật cắt góc theo khuôn đi đôi cùng nhau

Cắt góc theo khuôn (die cut) là kĩ thuật mà nếu sử dụng tốt sẽ đem lại sự thay đổi lớn cho thiết kế của bạn, và khi đi cùng các họa tiết đẹp, nó sẽ là một sự kết hợp đầy hiệu quả. Hãy nhìn vào sản phẩm nhận diện thương hiệu của Naomi Farrar cho cửa hàng văn phòng phẩm ‘Ink’. Naomi đã khéo léo dùng logo được cắt góc như một cửa sổ khiến những chi tiết hình học đầy màu sắc len lỏi qua. Cũng như ví dụ ở điều 1, thiết kế này còn cho thấy giá trị của việc cân bằng những mảng hình học đầy màu sắc cùng các mảng trắng được đơn giản hóa.

03. Hãy để họa tiết bổ sung cho các yếu tố thiết kế của bạn

Điều cần nhớ khi sử dụng các họa tiết hình hình học là bạn đang dùng chúng để bổ sung cho thiết kế của mình. Có thể xem qua một sản phẩm từ Smitten Studio khi họ bổ trợ cho thiết kế thiệp màu nâu đơn giản với họa tiết hình cung mang tông màu đất. Thử nghiệm các họa tiết với nhiều hình dáng, màu sắc và sắp xếp khác nhau cho đến khi bạn thật sự cảm thấy chúng phù hợp với thiết kế của mình.

04. Hòa trộn chi tiết với ảnh

Bạn muốn thêm một vài chi tiết hình học bắt mắt và sắc xảo cho hình của bạn ?? Hãy tham khảo ví dụ dưới đây bởi Foreign Policy. Bằng cách chồng các hình và ảnh nhiều cách khác nhau, đặt lên trên đó tông màu hoài cổ, những thiết kế của bạn từ đơn điệu sẽ trở nên cá tính, mới lạ hơn. Đừng ngại thay đổi cách áp dụng màu sắc và hình học so với thông thường, bởi vì kết quả cuối vẫn là tạo nên một dấu ấn cho thiết kế của chính bạn.

05. Cân chỉnh tỉ lệ

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi dùng họa tiết vào thiết kế đó là bạn có thể cân chỉnh tỉ lệ của chúng. Phóng to tỉ lệ để tạo các khối màu lớn và hình thù rõ ràng, hoặc thu nhỏ lại để biến chúng thành chi tiết và kết cấu cho thiết kế. Hãy thử xem qua cách Anna Trympaili đã dùng cho thương hiệu trang sức “Art of π”. Ở một vài thiết kế trong hình, Anna phóng to họa tiết, biến chúng thành các khối màu đơn giản, trong khi các thiết kế khac được thu nhỏ lại, tạo nên các họa tiết hình học chi tiết hơn. Hãy để mỗi thành phẩm có thiết kế riêng của chúng bằng cách điều chỉnh tỉ lệ của các họa tiết hình học một chút.

06. Kết hợp giữa họa tiết mạnh mẽ và màu sắc sống động

Có một nguyên tắc chung đó là không nên dùng quá ba màu trong một thiết kế và bạn không nên chia cắt các họa tiết, nhưng chúng ta đều biết các nguyên tắc (nhất là các nguyên tắc thiết kế) cũng được tạo ra để phá bỏ. Ví dụ dưới đây của Urtd đã kết đôi giữa rất nhiều họa tiết đen cứng cáp và một loạt điểm màu ( nhiều hơn là ba ) lại với nhau. Cuối cùng ta có một sản phẩm vô cùng bắt mắt.

07. Pha trộn và kết hợp các yếu tố thiết kế

Pha trộn và kết hợp các hình dáng, họa tiết, màu sắc có thể tạo nên bố cục hiệu quả.
G Design Studio trong bản thiết kế cho trường cao đẳng thiết kế Hy Lạp Vakalo đã tạo ra sự đa dạng trong bố cục của các hình, họa tiết và màu, từ đó khiến cho tác phẩm trở nên đầy hứa hẹn. Như G Design Studio có chú thích, “Chúng tôi sử dụng các họa tiết nổi bật liên quan đến hai ngành đặc trưng của trường Vakalo: thiết kế đồ họa và thiết kế nội thất. Những họa tiết này được truyền cảm hứng từ các khóa học thiết kế căn bản, là nền cho bố cục và các phương pháp tổng hợp khác.

Vậy nên hãy hòa trộn các yếu tố xung quanh, xem thứ gì có thể đi cùng nhau, thứ gì khi kết hợp gây tranh chấp, và thử xem những sự biến đổi tuyệt vời nào bạn có thể nghĩ ra.

08. Kết hợp chữ và hình học

Hãy đem các mẫu hình học và họa tiết vào chữ để tạo nên hiệu quả thú vị. Ví dụ dưới đây là của Lili Li cho ‘Aeroplay’ – nhãn hiệu DIY để tạo ra các con diều xinh xắn. Lily sử dụng các mẫu hình học để làm logo cho Aeroplay, và sau đó tiếp tục sử dụng logo như các họa tiết trên các bao bì của hãng. Các phần chữ được chia ra đều nhau đầy linh hoạt, cho thấy một bộ thiết kế đơn giản nhưng kĩ thuật rất hiệu quả, thích hợp để các bạn thiết kế có thể tham khảo.

09. Đơn sắc hóa mọi thứ

Ví dụ vừa rồi đầy màu sắc sinh động, nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta lược hết những màu sắc đó và trở về phong cách đơn giản ? Ví dụ tiếp theo của Kilo Studio cho quán cà phê Flock, các nhà thiết kế có nhấn mạnh, “Ý tưởng “kết nối mọi thứ lại với nhau” được sử dụng để nhận diện thương hiệu khi mà các họa tiết khác biệt thể hiện các phần sản phẩm khác nhau của quán; chúng được tập hợp lại bằng sự kết hợp tưởng như không hề có giới hạn.”  Các họa tiết khác nhau được kết hợp chung để tạo nên một tác phẩm thiết kế chi tiết, phức tạp nhưng không gây nên cảm giác quá lấn át khó chịu. Vậy nên, nếu bạn có tính sử dụng nhiều họa tiết, hãy cân nhắc tới việc dùng bảng màu cơ bản nhất có thể, và để họa tiết thay bạn nói lên ý nghĩa sản phẩm.

10. Tạo họa tiết từ chữ

Nguồn cảm hứng để tạo họa tiết có ở khắp mọi nơi, trong đó có cả chữ. Hãy nhìn qua cách Atelier Ivorin ở trang Rational International dùng kiểu chữ M dưới đây và biến nó thành họa tiết bằng một cách đơn giản là lặp đi lặp lại. Khi đi cùng với ba màu đặc trưng, họa tiết M này biến thành một phần thiết kế chắc chắn và hiện đại đủ thu hút người xem. Thử tạo họa tiết từ chữ và hãy tìm cách biến đổi nó thành một thứ mởi mẻ và đầy sáng tạo.

11. Đi theo bất đối xứng

Nhiều người khi nghĩ tới họa tiết thường chỉ mường tượng tới một hay hai mẫu lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong khi đó ở rất nhiều trường hợp, giảm thiểu đi các họa tiết tuyến tính vẫn có thể mang lại hiệu quả. Thiết kế dưới đây của Olivia King đã sử dụng các hình dạng bất đối xứng để tạo thành họa tiết thay vì cách sắp xếp thông thường để tạo nên họa tiết. Kiểu mẫu này không chỉ mang tính hiệu quả mà còn trông vô cùng linh hoạt trên nhiều bề mặt khác nhau. Hãy thử bỏ qua các lưới trong thiết kế bạn hay dùng và tự sáng tạo một họa tiết độc đáo và cá tính theo một cách thủ công xem!

12. Khi nghi ngờ, hãy in dập nổi mọi thứ !

Không chắc liệu bạn có muốn dùng một họa tiết quá rườm rà ? Hoặc có lẽ bạn chỉ muốn tạo nên nét mạnh mẽ cho họa tiết đã có sẵn ? Hãy thử kĩ thuật in dập nổi (letterpress) ! Những danh thiếp của Laurie DeMartino Design Co dưới đây đã sử dụng những họa tiết khác nhau như các phần quan trọng cho mỗi tấm, mỗi cái lại được in dập nổi để tạo cảm giác tinh xảo và các cạnh đa chiều. Hãy lưu ý: một số danh thiếp chưa hề được lên màu và dùng kĩ thuật dập nổi để đẩy các họa tiết nổi bật lên, đây là một cách tinh tế để sử dụng họa tiết nếu bạn muốn có cái nhìn cổ điển và khéo léo hơn.

13. Chia hình ảnh thành các khung hình học

Bạn có đang làm một dự án liên quan tới hình ảnh và muốn xoáy vào cái họa tiết hình học ? Thử xem xét bỏ qua cái khung ảnh vuông thông thường, thay vào đó hãy thử một thứ gì đó cân đối, sắc nét và góc cạnh hơn, như ví dụ dưới đây của Melissa Zambrana. Bằng cách cắt hình ảnh ở các điểm khác nhau và lát chúng lại một cách góc cạnh và hình học hơn, bạn có thể thổi luồng không khí mới và xoay các bức hình một cách độc đáo hơn.

14. Hãy thử khảm các họa tiết (tesssellation)

Một cách vận dụng khác đó là lắp các hình khối với nhau để tạo đường dẫn đưa mắt hướng từ từ xuống trang giấy, như hệt cách Aidan Stonehouse sử dụng dưới đây. Bằng việc kết hợp các mẫu hình học với hình ảnh và chữ có sự căn chỉnh cho từng yếu tố, bạn có thể tạo nên một hiệu ứng ấn tượng.

15. Nghịch với điểm ảnh (pixels)

Bạn đang nhìn vào vô số chúng ngay bây giờ, các điểm ảnh. Điểm ảnh là một công nghệ mà chính nó là các họa tiết hình học và là một nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thiết kế. Hãy ghé mắt sang thiết kế của Joe Kral, người đã lấy cảm hứng từ biểu tượng chuột trên vi tính để tạo nên các hiệu ứng xếp lớp ấn tượng cũng như căn chỉnh các yếu tố một cách thích hợp. Nếu bạn có làm việc với điểm ảnh, hãy dùng lưới và căn chỉnh để chúng trông ngay ngắn và gọn gàng hơn.

16. Thử nghiệm các họa tiết khung dây (wire frame)

Bạn đang tìm kiếm một họa tiết đỡ gây rối mắt hơn hoặc có thể kết hợp tốt với hình ảnh và các yếu tố khác ? Hãy cân nhắc các họa tiết khung dây. Hãy nhìn vào một ví dụ của Eight Hour Day sử dụng các đường nét mỏng và các vùng có tính trong suốt (transparent) để kiến tạo nên một họa tiết có thể được đặt ở phía trên hình ảnh nhưng không hề chắn ảnh hoàn toàn, trong khi vẫn quảng bá hình ảnh với họa tiết một cách tinh tế và hiệu quả.

17.  Ảo ảnh

Khi sử dụng đúng cách,  bạn có thể tạo các họa tiết hình học để tạo nên ảo ảnh của sự chuyển động. Hãy thử xem qua một poster được tạo làm rõ tiêu đề “Festival Sóng” 2012 (Wave Festival). Các khối hình mạnh mẽ được điều chỉnh để tạo ra các con sóng họa tiết cho thiết kế trong khi tiêu đề các ban nhạc, tên họa sĩ được ẩn đi giữa các đường sóng để không gây đối chọi với thiết kế. Đừng ngại dùng các đường cong và hiệu ứng ảo ảnh với các họa tiết hình học.

18. Liên kết họa tiết

Bạn có thể cân nhắc việc liên kết các yếu tố họa tiết để tạo nên một thiết kế bao quát hơn. Ví dụ như thiết kế quảng cáo của Patrick Fry cho The Globe Theatre đã liên kết các họa tiết để tạo ra một set sản phẩm vừa như tách biệt vừa gắn kết một cách tuyệt vời. Bằng cách sử dụng các hình tròn đơn giản hoặc các nửa hình tròn ở các trang, Fry tạo ra một thiết kế khiến người xem không khỏi muốn được gắn chúng lại với nhau. Các họa tiết đơn giản nhưng ấn tượng được offset với các không gian trắng cho phép màu sắc của họa tiết được tôn lên hoàn toàn.

19. Chồng ghép họa tiết

Một cách tốt để tạo ra chiều sâu và sự chuyển động độc đáo cho họa tiết hình học của bạn là chồng các yếu tố lại với nhau. Ở poster của Elise Muchir và Frankling Desclouds từ studio Pháp Des Signes, ta có thể thấy poster này trở nên sống động và tươi mới bởi cách chồng ghép các yếu tố hình học lên trên và bên dưới các chữ. Hãy thử đem vài yếu tố hình học chồng lên trên thiết kế của bạn để tạo ra một hiệu ứng sinh động hơn.

20. Cắt dán họa tiết

Không thể quyết định cho một họa tiết duy nhất ? Vậy thì sao không dùng tất thảy những thứ bạn có ? Hãy xem qua một bộ thiết kế thương hiệu cá nhân của nhóm thiết kế của Úc – Hofstede Design. Logo và các ứng dụng của họ là sự hợp nhất giữa nhiều loại họa tiết và các kí hiệu hình học khác nhau, tạo ra một kết cấu được chắp vá tinh nghịch và sắc nét. ( Thực tế, có tổng cộng bảy loại họa tiết khác nhau (mà họ tự gọi là “pixels”) để thể hiện sự linh hoạt và biểu hiện thị giác.) Vì thế, nếu bạn có tới một set họa tiết mà bạn thích, hãy thử kết chúng lại với nhau và xem hiệu quả tuyệt vời nào bạn có thể tìm ra.

21. Tạo các họa tiết với một mục đích riêng

Nguồn cảm hứng cho họa tiết thiết kế có ở khắp nơi, bạn có thể brainstorm các ý tưởng từ những dự án xung quanh và xem các hình khối nào bạn có thể nghĩ tới. Federica Belfonte khi làm việc cho Bee Visual đã xoáy vào các hình lục giác được biết đến điển hình như những tổ ong và tạo ra các họa tiết tuyệt đẹp mà vô cùng đơn giản. Chỉ với một họa tiết như thế được thêm vào cũng đủ làm nổi bật lên ý nghĩa tên thương hiệu và tạo ra sự rực rỡ, đầy màu sắc vui tươi. Hãy nghĩ thử về tính khả thi của việc biến đổi những yếu tố liên quan tới thương hiệu thành họa tiết xem sao !

22. Sự đa dạng

Người ta bảo đa dạng là một gia vị của cuộc sống, vậy thì sao không thử thêm nó vào họa tiết của bạn ? Những danh thiếp dưới đây của Factory North với chỉ ba họa tiết hình học đơn giản và khác nhau được sử dụng cũng để tạo nên sự đa dạng, tươi mới và đẹp đẽ cho những tấm danh thiếp, không chỉ khi đứng một mình mà còn ấn tượng hơn khi đi cùng nhau. Nếu bạn đang rơi vào tình thế khó nghĩ, hãy thử sử dụng một nửa phần của tấm danh thiếp cho họa tiết thiết kế cũng là một cách cân bằng với chữ. Vì thế, đừng quên tạo các họa tiết bạn yêu thích rồi trải nó ra giữa những danh thiếp để thêm một chút độc đáo và sự muôn màu muôn vẻ cho thiết kế.

23. Dùng các khoảng âm (negative space)

Một phương trình toán nhỏ để bạn ghi nhớ: các hình khối mạnh mẽ + các bức ảnh nổi bật = một thiết kế tối ưu. Hòa trộn các hình ảnh với những họa tiết hình học và hình khối thu hút sẽ đẩy cao tính tương phản và khiến nó trở nên sắc cạnh, bí ẩn hơn. Một chuỗi thiết kế của Josip Kelava cho một cuộc thi nhiếp ảnh là minh chứng cho điều này. “Với các khoảng âm và sự tương phản, các thiết kế được tạo ra để kêu gọi sự tham gia của người xem vào việc so sánh các phần khác nhau cũng như tạo nên tính đa dạng cho tổng thể của thiết kế”, Josip cho biết,“Sự tương phản của hai màu sắc này là cảm hứng để tôi tạo ra các thiết kế thị giác hình học, đưa vào cảm giác chuyển động hơn là một thứ gì đó cứng nhắc.”

24. Kết hợp giữa họa tiết đen và màu trơn

Hòa trộn các màu trơn và các họa tiết trắng-đen sắc xảo có thể giúp bạn tạo ra sự tương phản hiệu quả. Anagrama với thiết kế dưới đây đã kết hợp màu hồng và màu xanh mint pastel với họa tiết mê cung dày và sắc nét, được truyền cảm hứng bởi nghệ thuật của người Maya, tạo ra một hiệu ứng đáng nhớ và bắt mắt.

25. Làm tăng giá trị của bức ảnh với các hình khối

Ảnh và họa tiết không cần phải là các yếu tố tách biệt, thực tế, cân nhắc việc tạo hình khối cho các họa tiết hình học xung quanh ảnh để tạo nên một mạng lưới hình ảnh nhiều chủng loại. Những tác phẩm dưới đây của Caroline Grohs cho The Motion Theatre sử dụng hình ảnh các vũ công được bẫy vào các hình khối càng làm tăng tính chuyển động cho mỗi hình.

26. Nghịch với các ảo ảnh thị giác

Một điều tuyệt vời khác bạn sẽ biết khi càng tìm hiểu sâu về các họa tiết hình học đó là khả năng tạo ra các ảo ảnh thị giác. Xem thử poster của Themes Illustration sử dụng các hình khối được kết nối với nhau để tạo ra ảo ảnh của đầu lâu dưới đây. Nếu cần thử một điều gì đó mang tính trải nghiệm mới và một chút góc cạnh, hãy thử các ảo ảnh thị giác với hình khối.

27. Lấp đầy các họa tiết

Họa tiết có thể là một công cụ rất hữu dụng, và chúng còn là một yếu tố đầy tính thẩm mỹ. Hãy xem thử giao diện website của Built by Buffalo, các hính lục giác được đổ đầy bằng hình ảnh, chữ, hình đồ họa như các liên kết chính của trang chủ. Một sự đổi mới độc đáo và đáng nhớ trên các nút nhấn liên kết thông thường, thiết kế này cho phép Built by Buffalo bày ra bảng màu sắc và cá tính một cách nhanh gọn. Bạn có thể cân nhắc dùng các họa tiết hình học để trình bày nội dung như một phương pháp đơn giản, hiệu quả, khiến các thông tin trở nên thú vị hơn.

28. Dùng các lưới thiết kế  (grid)

Các họa tiết hình học vô cùng linh hoạt, ví dụ như trong bộ thương hiệu dưới đây của Kristine Gulheim và Daniel Brox Nordmo.

Kristine viết, “Như thời trang luôn cải tiến và thay đổi, chúng tôi chọn phương pháp này nhưng nguồn cảm hứng chủ yếu của mình. Những dấu chấm trên logo được dùng như phần nền để liên kết các đường thẳng lại với nhau, gợi ra sự đa dạng cho logo này.” Ngoài ra, họ còn kết hợp các thiết kế có thể tạo ra từ các chấm thành một họa tiết lớn cho chính thương hiệu của họ. Vậy nên, hãy thể bắt đầu với grid, biến hóa logo bạn từ đó để tạo ra một thiết kế mang tính ứng dụng và linh hoạt hơn.

29. Một chút texture

Bạn có thể cân nhắc dùng texture để làm các họa tiết trở nên mềm mại hơn. Danh thiếp dưới đây được thiết kế bởi Scott Hill được sử dụng các hình đa cạnh đã được chia nhỏ ra và một kiểu chữ mạ vàng ở phía trên cùng tạo nên một thiết kế vừa có chút dấu ấn cá nhân, lại vừa rất thời trang. Khi kết hợp cùng đồ họa khung dây thanh lịch ở mặt sau, danh thiếp càng trở nên đậm cá tính hơn mà không cần phải quá màu mè.

30. Giấy kim loại (metallic foil)

Các giấy kim loại có thể tô đậm thêm nét tinh tế và thanh lịch cho các họa tiết của bạn. Hãy xem qua các bìa sách được thiết kế lại cho tác gia nổi tiếng F.Scott Fitzgerald của Coralie Bickford Smith dưới đây. Các họa tiết hình học, được truyền cảm hứng bởi trào lưu nghệ thuật Art Deco, trông như thật sự tỏa sáng trên những bìa sách. Được in offset kĩ lưỡng, sử dụng các chữ có chân (serif) và một bảng màu ngọc, những quyển sách dùng các họa tiết hình học một cách chuẩn xác và đậm chất cổ điển.

Lược dịch từ Canva

Cùng tác giả

#Tag

design die cut hình học hoạ tiết hoạ tiết hình học idesign Kiến thức kỹ thuật cắt góc theo khuôn màu sắc mỹ thuật thiết kế thiết kế việt nam thiết kế đồ hoạ

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Xinê Xem Fest 2023 và lễ trao giải Golden Door Awards tiếp tục là chuỗi sự kiện đáng lưu tâm trong lĩnh vực điện ảnh, được tổ chức thành công…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…