3 bài học về thiết kế mà tôi rút ra được khi du hí tại Nhật Bản

Thành công là sự tổng hợp của nhiều bước tiến tuy nhỏ nhưng liên tục. Không ngừng thúc đẩy, cải tiến và rèn luyện, bạn sẽ tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời.

Bài viết bởi Teo Yu Siang, nhà thiết kế hình ảnh ở Singapore. 

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 01


Trong chuyến du lịch tại Tokyo và Osaka vào tháng 12, tôi đã bắt gặp vài mẫu thiết kế như thể được định mệnh sắp đặt cho chính mình. Trải nghiệm về một thiết kế tốt có thể chỉ tốn vài giây ngắn ngủi, nhưng khoảnh khắc đó ẩn chứa nhiều bí mật tư duy to lớn mà ta có thể học hỏi.

“Mọi thứ trên đời đều được thiết kế. Một vài trong số đó được thiết kế kĩ lưỡng hơn.” – Brian Reed.

Dưới đây là 3 điều tôi cảm thấy thích thú nhất khi bắt gặp những thiết kế tại Nhật Bản và bài học rút ra từ chúng.

1. Thực hiện thanh toán bằng tiền mặt nhanh như phương thức không dùng tiền

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 02

Sự ra đời của Apple PayAndroid Pay mở ra kỉ nguyên thanh toán qua điện thoại, phương thức thanh toán bằng tiền mặt đã trở nên lỗi thời. Thật tình mà nói, phương thức thanh toán cũ khiến thu ngân tốn nhiều thời gian để đếm từng tờ tiền, mở sổ tiền mặt và thối tiền thừa. Trong khi đó, bằng cách thanh toán trực tuyến, bạn chỉ cần quẹt thẻ và thực hiện vài thao tác trên điện thoại, sẽ nhanh hơn rất nhiều, đúng không?

Và nếu bạn ở Nhật Bản thì quá trình thanh toán sẽ nhanh như vậy đó!

Bản thân tôi đã cảm thấy hơi sốc một tí khi chứng kiến quá trình thanh toán được thực hiện trong chớp mắt tại các siêu thị ở Nhật Bản. Cùng sự hỗ trợ của những chiếc máy tự động, thu ngân chỉ việc đưa tiền vào khe máy – và trước khi bạn kịp nói ra cụm từ “thanh toán không dùng tiền mặt”, tiền thừa đã trồi ra rồi.

Dưới đây là khoảnh khắc thần kì đó được thu lại:

Lưu ý: Trong đoạn video trên, người đăng tải đã chi trả rất nhiều tiền để mua hàng tạp hóa, vì vậy máy sẽ phải tốn thêm một tí thời gian để sắp xếp tiền thừa. Theo như những gì tôi đã trải nghiệm, quá trình này chỉ mất vài giây.

Máy tính tiền tự động màu nhiệm ở Nhật Bản không chỉ hoạt động rất nhanh mà còn giúp tránh khỏi những lỗi cơ bản của con người khi thanh toán. Rõ ràng đây là bằng chứng cho khả năng thiên bẩm về kĩ thuật của người Nhật. Ngành cơ khí tại Nhật cùng khái niệm kaizen (cải tiến liên tục) được biết đến với cái tên iterative designthiết kế lặp, được hàng triệu nhà thiết kế trên khắp thế giới sử dụng mỗi ngày.

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt giữa máy tính tiền tự động ở Nhật Bản và Singapore?

Câu trả lời chính là: Công sức bỏ ra cùng với mức độ tập trung khi thiết kế; là phần liên tục trong quá trình cải tiến liên tục và phần lặp trong thiết kế lặp. Đây cũng là cách đưa thiết kế “tương đối tốt” trở nên “tuyệt vời”.

Bài học rút ra

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 03

Thành công là sự tổng hợp của nhiều bước tiến tuy nhỏ nhưng liên tục. Không ngừng thúc đẩy, cải tiến và rèn luyện, bạn sẽ tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời.

2. Giải quyết vấn đề ùn ứ một cách tinh tế

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 04

Ở Singapore (và những quốc gia khác), nhà ga xe lửa thường xuyên đối mặt với vấn đề quá tải. Cùng với sự gia tăng dân số hằng năm, số lượng người dân cần di chuyển ngày càng nhiều, và Nhật Bản không là ngoại lệ.

Cổng bán vé là những điểm hay diễn ra sự ùn ứ, đặc biệt đối với hệ thống xe lửa sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ. Bạn có thể hiểu được lí do khi nhìn vào quá trình của một hành khách bất kì tại cổng bán vé:

  1. Quét thẻ;
  2. Kiểm tra giá trị dư trong tài khoản;
  3. Di chuyển qua cổng bán vé.

Bước thứ 2 là nguyên nhân gây ra sự ùn ứ vì hành khách thường đứng lại để kiểm tra tài khoản trước khi bước qua cánh cổng.

Ở Nhật bản, cổng bán vé được thiết kế khác đi một chút nhằm giải quyết vấn đề này.

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 05

Màn hình thể hiện giá trị dư trong thẻ được đặt ở cuối cổng, cách xa phần đọc thẻ. Nói cách khác, để kiểm tra giá trị dư trong thẻ, bạn sẽ phải đi ngang qua cánh cổng. Thật thông minh phải không nào.

Quá trình sẽ được chuyển đổi thành:

  1. Chạm thẻ vào phần đọc;
  2. Di chuyển qua cánh cổng;
  3. Kiểm tra giá trị dư trong thẻ.

Thay đổi này giúp quá trình trở nên nhanh hơn vì trong lúc bạn đi qua cánh cổng, bạn sẽ có thể nhìn  màn hình và đọc được số dư trong tài khoản. Vì vậy, thay vì phải dừng lại để đọc số ngay trước cánh cổng, bạn sẽ thấy số dư khi đi ngang qua nó. Thêm vào đó, khi ở cuối cánh cổng, bạn sẽ có xu hướng tiếp tục di chuyển – vì đó là nơi đặt thanh ngăn cách. Theo bản năng con người, bạn sẽ bước ra khỏi cánh cổng và ra ngoài nhà ga.

Chỉ bằng cách thay đổi vị trí của màn hình trong hệ thống cổng bán vé, nhà thiết kế Nhật Bản đã có thể đẩy nhanh quá trình và giải quyết nạn ùn ứ. Mọi người đều cảm thấy có động lực để bước ra khỏi cánh cổng mà không có nhu cầu dừng lại.

Bài học rút ra

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 06

Khi thiết kế, chúng ta cần phải chú ý đến từng chi tiết và luôn luôn cân nhắc đến hành vi người dùng. Một thay đổi nhỏ trong thiết kế cũng có thể tạo ra hiệu quả bất ngờ.

3. Làm thế nào để giúp đỡ người khiếm thị di chuyển dễ dàng trong thành phố.

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 07

Khi ở Tokyo và Osaka, tôi nhận ra những tín hiệu chỉ dẫn cho người khiếm thị được tích hợp vào hầu như mọi ngóc ngách của thành phố.

Chữ nổi có ở khắp mọi nơi

Ở Nhật Bản, bạn có thể bắt gặp hệ thống chữ nổi ở những nơi không ngờ đến – và điều này cũng thể hiện cho sự tích hợp hệ thống hỗ trợ người khiếm thị ở những nơi khác trên thế giới.

Lấy một lon nước làm ví dụ. Đối với nhiều người, không ai rảnh rỗi để tìm ra điểm khác biệt giữa hai lon nước này:

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 08

Nhưng đối với người khiếm thị, cả hai đều cho cảm giác rất giống nhau. Làm sao để người khiếm thị có thể phân biệt được một lon thức uống có cồn và không cồn?

Tạ ơn trời, ở Nhật Bản, thức uống có cồn được làm dấu bởi những chi tiết nổi:

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 09

Thức uống có cồn có thể được đánh dấu bằng những chi tiết nổi. Nguồn tham khảo.

Tương tự đối với những chai dầu gội, chúng có những chi tiết nổi chạy dọc phần thân giúp phân biệt với dầu xả (ở hình ảnh đầu tiên bên dưới).

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 10idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 11idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 12

Những chi tiết nổi có thể được tìm thấy trên rất nhiều bề mặt ở Nhật Bản. Nguồn tham khảo 1, 2.

Chưa dừng lại ở đó: Những chi tiết nổi còn xuất hiện trên lan can cầu thang, biển báo vé xe lửa, nút bồn cầu, và những nơi khác nữa.

Những chỉ dẫn đường kẻ nổi trên mọi nẻo đường.

Trong 13 ngày dạo bước trên những con đường ở Tokyo và Osaka, tôi không khi nào bắt gặp bất cứ một con đường nào mà không có những chỉ dẫn đường kẻ nổi.

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 13

Những chỉ dẫn đường kẻ nổi ở mọi nẻo đường tại Nhật Bản. Nguồn tham khảo.

Những bề mặt chứa chỉ dẫn đường kẻ nổi này giúp người khiếm thị dễ xác định phương hướng trong thành phố. Chúng sẽ chỉ ra khi nào an toàn để họ tiếp tục bước đi (những đường thẳng song song với con đường) và khi nào là lúc cần phải đi chậm lại (chấm tròn). Dọc theo phần lề băng ngang đường hoặc ở trạm xe lửa sẽ xuất hiện những đường kẻ vuông góc báo hiệu nguy hiểm ở phía trước.

Thậm chí một số đường kẻ nổi trên đường đi bộ dẫn đến những cửa hàng trên đường (chúng đưa người khiếm thính đến quầy tính tiền). Những chỉ dẫn này cũng có thể được tìm thấy tại các nhà ga xe lửa. Trong khi những chỉ dẫn đường kẻ nổi có mặt ở nhiều quốc gia (ở Singapore nữa), mạng lưới đường kẻ nổi tại Nhật Bản là vô cùng rộng lớn.

Chỉ dẫn bằng âm thanh giúp hành khách dễ dàng di chuyển hơn

Trong lúc ngồi chờ chuyến xe lửa của mình ở Nhật, tôi có để ý một âm thanh đến từ cuối nhà ga. Âm thanh nghe như chim hót này là giả thôi, vì nó cứ lặp đi lặp lại hoài, và khiến tôi tự hỏi mục đích của âm thanh này là gì.

Hóa ra âm thanh này là một chỉ dẫn bằng âm thanh dành cho người khiếm thị để giúp họ tìm được đường ra khỏi nhà ga. Âm thanh được tạo ra từ những loại chim khác nhau để ám chỉ hướng đi của thang cuốn dẫn đến lối thoát (một loại dành cho hướng đi lên, loại khác dành cho hướng đi xuống, và loại thứ 3 dành cho cả hai hướng luôn). Họ cũng phát âm thanh tiếng nước chảy nhẹ nhàng (tôi không chú ý lắm) để ám chỉ vị trí nhà vệ sinh.

Hơn nữa, nhà ga cũng có âm thanh leng keng để thông báo giờ khởi hành và lúc đến nơi. Bên cạnh những loại âm thanh khác nhau cho từng chuyến tàu, nhà ga cũng trang bị âm thanh riêng biệt khi tàu đến nơi, khi cửa đóng và khởi hành. Điều này khiến cho những thông tin mà người lành lặn xem là hiển nhiên – chẳng hạn như kiểm tra màu sắc của chuyến tàu hoặc ngước lên để biết được tàu nào đang đến – trở nên dễ hiểu đối với người khiếm thị. Và điều đặc biệt? Những âm thanh ấy khiến cho con tàu như có cá tính riêng. Bạn cũng có thể bắt gặp những chỉ dẫn âm thanh ở nhiều nơi khác. Trong thang máy, một giọng nói vang lên thông báo cửa đang đóng và hướng đi. Ở khu vực qua đường, giọng nói sẽ vang lên khi đèn giao thông chuyển sang màu xanh kèm theo một tiếng beep.

Khi nhìn vào thiết kế của hệ thống đường công cộng và đường ray xe lửa tư nhân cùng hàng triệu sản phẩm gia dụng chứa những chi tiết chỉ dẫn nổi, Nhật Bản đã đưa khả năng di chuyển của người khiếm thị lên một tầm cao mới.

Bài học rút ra

idesign 3baihocthietkematoirutraduockhiduhitainhatban 14

Khả năng tiếp cận là yếu tố đặc biệt của thiết kế. Nếu một sản phẩm thiếu đi sự tiếp cận, nó đã được thiết kế để tránh cung cấp điều đó. Nếu Nhật Bản có thể thiết kế cơ sở hạ tầng sao cho việc di chuyển trở nên dễ dàng, bạn cũng có thể làm được điều tương tự với sản phẩm hoặc trang web của chính mình.

Mọi thứ đều được thiết kế

Mọi thứ xung quanh chúng ta đều được thiết kế: từ chiếc điện thoại ta sử dụng hằng ngày đến chỉ dẫn nổi trên đường đi. Thậm chí khu bảo tồn thiên nhiên cũng được thiết kế để trông như không có ai thiết kế ra nó vậy. Nhưng thường thì rất khó để phân tích môi trường đã được thiết kế thông qua mắt trần.

Vì vậy nếu bạn đã đọc đến đây rồi thì tôi muốn thử thách bạn: Khi  đi bộ bên ngoài, hãy để ý đến hàng ngàn chi tiết thiết kế xung quanh. Cái nào dùng được, cái nào cần phải cải thiện thêm? Bạn có thể phát hiện ra những thiết kế mà trước đây chưa từng chú ý vì chúng được che đậy quá tinh vi không? Hãy chia sẻ điều đó nhé!

Tác giả: Teo Yu Siang | Ảnh bìa: Ben Cheung
Người dịch: Đáo
Nguồn: ART+marketing.

Cùng tác giả

#Tag

ấn tượng bí quyết thiết kế Cà Phê - Trà Đá Japan Kiến thức nhật bản ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?