Chủ nghĩa vị lai ở Ý: Nguồn cảm hứng cho thiết kế đồ họa

Khi bắt đầu thiết kế một concept trừu tượng, trường phái nghệ thuật tuyệt vời bạn có thể tham khảo và tìm cảm hứng là chủ nghĩa vị lai ở Ý.

Bài viết bởi Illona Poluan, tốt nghiệp đại học Southern California, nhà sưu tầm đồ cổ.

Kết hợp thiết kế đồ họa và nghệ thuật Hiện đại không phải là điều dễ dàng. Thiết kế đồ họa như một công cụ marketing để thu hút người xem, trong khi nghệ thuật Hiện đại lại thử thách người xem phải vắt óc suy nghĩ về thông điệp ẩn chứa.

(Thông tin thêm: Nghệ thuật hiện đại thường dùng để nói đến những tác phẩm thực hiện trong hai giai đoạn 1860s và 1970s. Tác phẩm nghệ thuật thực hiện trong những giai đoạn này đều tìm đến cách biểu hiện mới nhằm thoát khỏi truyền thống. Thử nghiệm những chất liệu tạo hình và đưa nghệ thuật ra khỏi sự miêu tả thông thường hướng tới tư duy trừu tượng. Biểu đạt tự do, mang tính cách mạng của tư tưởng từ bên trong người nghệ sỹ, cách biểu hiện với tầm nhìn như vậy đã đánh dấu sự ảnh hưởng vĩ đại của Nghệ-thuật-hiện-đại – người dịch).

Tuy nhiên, nếu bạn đã từng nhận một brief thiết kế về những concept trừu tượng như “sự trẻ trung, năng động, mạnh mẽ, chân thành” thì nghệ thuật Hiện đại chính là nguồn cảm hứng bạn có thể tìm đến, cụ thể là Chủ nghĩa vị lai ở Ý.

Chủ nghĩa vị lai, khởi xướng bởi Filippo Marinetti vào năm 1909, hướng đến việc từ bỏ quá khứ và tôn vinh những concept trừu tượng như tốc độ, máy móc, bạo lực, tuổi trẻ và công nghiệp. Thậm chí có thể xét đến những concept vô cùng trừu tượng khác như sự chuyển động, khoảng thời gian và tính đồng thời. Một brief thiết kế như vậy thì sẽ làm khó designer lắm đây.

Tuy nhiên, những nghệ sĩ của Chủ nghĩa vị lai đã làm được điều đó. Họ thể hiện chính xác những gì mình muốn bằng cách sử dụng màu sắc và kĩ thuật đổ bóng tương phản cùng các đường gạch giao nhau nhằm tạo ra sự chuyển động.

idesign chunghiavilaioynguoncoicamhungthietke 01

Tác phẩm Speeding car (1913) và Speeding car plus light (1913) bởi Balla.

Nhà thiết kế theo Chủ nghĩa vị lai Giacomo Balla đã sử dụng đường thẳng để tạo ra cảm giác di chuyển và thể hiện tốc độ, còn những vòng tròn to nhỏ là cảm hứng từ vòng quay bánh xe. Các yếu tố trong tác phẩm được đặt ở nhiều vị trí, góp phần khơi gợi cảm xúc linh hoạt từ người xem.

Khác với Balla, người đắm chìm trong trò chơi tốc độ và ánh sáng cùng những chiếc xe bốn bánh, Umberto Boccioni, thủ lĩnh phong trào chủ nghĩa vị lai, bày tỏ sự thích thú trong việc ghi lại những khoảnh khắc vô tận của cuộc sống.

Trong những tác phẩm của mình, Boccioni vẽ lại hình ảnh tượng trưng của vật thể thông qua những đường cong kì lạ. Mọi thứ được thể hiện thông qua sự tương phản và lấp đầy bởi những đường thẳng vô định.

idesign chunghiavilaioynguoncoicamhungthietke 02

Tác phẩm States of Mind, Those Who Stay (1911) và States of Mind, Those Who Go (1911) bởi Boccioni.

Nghệ thuật theo trường phái vị lai không chỉ thể hiện qua những bức tranh, những bức thư và trang bìa tạp chí của Fortunato Depero đã sử dụng con chữ để thể hiện chiều sâu và sự chuyển động.

Trang bìa dưới đây được thiết kế theo phương pháp phối cảnh, những yếu tố sẽ nhỏ dần từ phải sang trái. Và lá thư dù đang ở dạng 2D, nó vẫn không hề tĩnh lặng bởi chính những mũi tên xanh lá – yếu tố dẫn dắt mắt người đọc đến từng con chữ.

idesign chunghiavilaioynguoncoicamhungthietke 03

Trang bìa tạp chí kỉ niệm thế kỉ 20 (1929) và lá thư viết tay tùy hứng gửi đến Marinetti (1916) bởi Depero.

Trong suốt phong trào Chủ nghĩa vị lai, người nghệ sĩ đã đem lòng say mê và thích thú với những chủ đề hay và chiến tranh Thế giới thứ nhất là một trong số đó. Đây là một chủ đề tuyệt vời mà những người nghệ sĩ tin rằng nó chính là cơ hội để nước Ý có một hình hài mới.

Tác phẩm Guns in action của Gino Severini là sự kết hợp giữa con chữ, đường kẻ và minh họa để tái hiện khung cảnh chiến tranh. Tiếng “Bboumm” được đặt chính giữa để thu hút người xem – một âm thanh quen thuộc thời chiến. Những đường nét và con chữ khác thì sắp đặt tùy hứng để tạo nên bối cảnh hỗn loạn và phức tạp.

idesign chunghiavilaioynguoncoicamhungthietke 04

Tác phẩm Guns in action (1915) bởi Severini.

Phong trào chủ nghĩa vị lai tồn tại trong thời gian ngắn và kết thúc vào năm 1916. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó vẫn còn lan rộng. Dưới đây là những thiết kế poster ảnh hưởng bởi chủ nghĩa vị lai:

idesign chunghiavilaioynguoncoicamhungthietke 05

Art Deco trong 1933 World’s Fair và Vorticism ở Wyndham Lewis’ BLAST.

Trong thiết kế World’s Fair, chúng ta dễ dàng nhận ra những chi tiết công nghiệp như chiếc máy bay, thành phố và ánh đèn.

Ở tác phẩm BLAST của Wydnham Lewis và quyển truyện tranh dưới đây, ảnh hưởng của Chủ nghĩa vị lai được thể hiện rất rõ ràng. Bên cạnh những tương đồng giữa công nghệ của thế giới khoa học viễn tưởng và triết lý cuộc sống, chúng ta còn thấy được mỗi thiết kế đều thấm nhuần kĩ thuật của Chủ nghĩa trừu tượng này.

Bạn có thể đoán được những kĩ thuật đó là gì không?

idesign chunghiavilaioynguoncoicamhungthietke 06

Trang bìa của Transmetropolitan Vol 2 bởi Darick Robertson; The Chicagoan Magazine.

Tác giả: Illona Poluan
Người dịch: Đáo.
Nguồn: 99designs.

Cùng tác giả

#Tag

art movement chủ nghĩa vị lai Futurism Italia lịch sử thiết kế

iDesign Must-try

Nghệ sĩ Vị lai vĩ đại nhất: Umberto Boccioni (Phần 1)
Nghệ sĩ Vị lai vĩ đại nhất: Umberto Boccioni (Phần 1)
Ngày nay, dường như chủ nghĩa Vị lai (Futurism) là một khái niệm rất quen thuộc trong văn hoá đại chúng với nhiều sản phẩm tiêu dùng và giải trí,…
Chủ nghĩa Vị lai (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Chủ nghĩa Vị lai (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Trong phần thứ 3 cũng là phần cuối cùng của chuỗi bài về chủ nghĩa Vị lai, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của trào lưu xếp…
Chủ nghĩa Vị Lai (phần 2)
Chủ nghĩa Vị Lai (phần 2)
Trong phần thứ hai của chuỗi ba bài về trào lưu chủ nghĩa Vị lai, chúng ta tìm hiểu về các khái niệm và phương tiện của trào lưu, những…
Chủ nghĩa Vị lai (Phần 1)
Chủ nghĩa Vị lai (Phần 1)
Chủ nghĩa Vị lai (Futurism), thể hiện ngay trong tên gọi của nó – hoàn toàn hướng về thời đại hiện đại, ca tụng nó, say mê nó (“một chiếc…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
Bảng palette rực rỡ nắng vàng của họa sĩ minh họa Carlotta Notaro
Bảng palette rực rỡ nắng vàng của họa sĩ minh họa Carlotta Notaro
Nếu bạn đang có một ngày xám xịt hãy ngắm nhìn những bức minh họa đáng yêu của Carlotta Notaro ngay đi, vì nó rực rỡ nắng vàng, chói chang…