Week 18: Sản phẩm khởi nghiệp

Nếu bạn muốn tìm kiếm những người áp dụng Ux sáng tạo, hãy theo dõi các sản phẩm khởi nghiệp.

Theo dõi các Startups – Sản phẩm khởi nghiệp

Startups là những công ty khởi nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh mới gây dựng từ những nhóm nhỏ và nhanh chóng chớp lấy các cơ hội mà họ thấy trên thị trường.

Rất nhiều kiểu sáng tạo mà tôi thấy thông qua các phản hồi, bài test thiết kế,chúng nhanh chóng lấy được sự hài lòng khách hàng và cam kết sử dụng những sản phẩm từ những công ty startupcó sự tập trung vào việc nó có thể làm gì tốt nhất.

Startup có khẳ năng thực hiện điều này vì các lý do:

Startup đi theo các quy trình “kỳ lạ”

Họ không có các quy trình có sẵn như các công ty lớn. Họ không có kiểu “chúng tôi thường làm theo cách đó”. Họ không phải thông qua các lớp quy trình. Họ đơn giản là tìm ra cách nào hiệu quả và bỏ đi cái mất thời gian. Nó chỉ thay đổi khi công ty có quy mô lớn hơn.

Startups là những người quan tâm tới dữ liệu

Các công ty khởi nghiệp có những nhà đầu tư thường ép họ vào các dữ liệu. Như một nhà khởi nghiệp từng nói với tôi “Có những số liệu/dự liệu cho sản phẩm, chúng tôi sẽ dễ dàng nói chuyện với các nhà đầu tư, bởi vì chúng nhanh chóng nói lên năng lực của chúng tôi và chỉ ra lĩnh vực nào chúng tôi đang tập chung.”

Startups sử dụng những công cụ mới

Những người khởi nghiệp thường cố gắng thử những thứ mởi mẻ. Họ sử dụng công cụ mới hơn và những kỹ thuật giống như các dịch vụ kiểm định, quan sát người dùng, và những kỹ thuật khác mà có khi chưa ai biết.

Startup khởi động cực kỳ nhanh

Những công ty khởi nghiệp làm việc đủ nhanh để tung ra (realease) code hoặc cố gắng nhanh nhất có thể. Điều này là lợi thế to lớn khi mà cả nhóm phải tạo ra một sản phẩm mới và có ngay sự đồng ý khi họ muốn làm gì đó.

Bạn có thể học nhanh hơn bằng cách tung ra thứ gì đó nhanh hơn và biết rằng bạn có thể đưa nó xuống cũng nhanh như vậy. Một bài học và bất kỳ học viên nào về UX sẽ nói với bạn đó là mỗi dự án sẽ khác nhau, đi theo những thách thức khác nhau. Không có quy trình nào giống nhau để thành công.

Đó là lý do tại sao các sản phẩm khởi nghiệp, luôn luôn tạo ra những thứ mới mẻ, hay thử những sản phẩm tương tự, rồi vấp ngã trước khi tới được một sản phẩm UX hoàn hảo.

Dĩ nhiên họ có nhiều vấn đề để hoàn thiện để thànhmột doanh nghiệp khoẻ mạnh, nhưng tập trung vào các sản phẩm khởi nghiệp có thể cho bạn những kiến thức mà bạn không tìm thấy bất cứ ở đâu.

Làm chủ

Một vài tuần trước đây, tôi đã nói về việc tạo ra một thứ đơn giản không hề đơn giản chút nào. Một trong những điều khó khăn nhất là vượt qua những cán dỗ bởi việc tạo thêm tính năng, thêm cài đặt, hoặc thêm điều khiển.

Những thứ này có vẻ tốt hơn cho người dùng, nhưng hoá ra nó tạo ra những tình trạng khó khăn, xao nhãng và khó hiểu.

Càng nhiều thứ thì người dùng càng phải thoả hiệp để đưa ra quyết định, và họ càng cảm thấy không được giúp đỡ và tự bản thân không thích thú đi tiếp. Đôi khi, dựa trên một giao diện phức tạp, khiến những bước cần đi không rõ ràng, thậm chí là quay ngược lại bước cũ.

Tất cả việc tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời là Làm Chủ. Với người dùng, làm chủ là biết và hiểu dõ tình trạng và có thể đưa ra quyết định “đúng”. Với người thiết kế, làm chủ là việc xác định giao diện nào để người dùng luôn luôn đi theo từng bước kế tiếp nhau.

Quy luật thiết kế của Hick là một nguyên tắc thiết kế cơ bản cho các trạng thái này:

“Thời gian đưa ra một quyết định tăng lên khi các lựa chọn thay thế tăng lên.”

Diễn giải là: Càng nhiều lựa chọn = càng thêm phân vân. Ít lựa chọn = dễ làm chủ/ kiểm soát. Ít nhất trong đầu những người dùng.

Những người thiết kế có ảnh hưởng đáng kể lên trải nghiệm người dùng bằng việc tập trung vào việc giải quyết các nhiệm vụ phổ biến trong các sản phẩm của họ khi phải tính toán loại bỏ vài phương án để có phương án duy nhất, sáng sủa nhất.

Một trong những ví dụ tốt nhất là Apple. Apple đã thống nhất sản xuất các sản phẩm với những thiết kế tối giản, những nhiệm vụ có trọng tâm và thống nhất. iPod, iPhone và iPad là những ví dụ mẫu mực của việc này và kết quả là sự ràng buộc chặt chẽ của thiết kế cho các thiết bị cầm tay.

Điều đặc biệt trên các thiết bị đó là người dùng thường xuyên chỉ được thấy vài phương án trong một vài thời điểm tính toán trước. Và các phương án thường liên quan chặt chẽ tới việc đưa ra một lựa chọn cho phép người dùng tiến các bước tiếp theo để hoàn thành nhiệm vụ/mục tiêu của họ.

Biết được điều gì phải làm kế tiếp hay thậm chí là biết cách thoát ra bất cứ thời điểm nào khiến người dùng cảm thấy vô cùng tự tin.

Thậm chí nếu ở đó có quá nhiều tính năng và các cài đặt phía sau, thì chỉ nên cung cấp cho họ vừa đủ trong mỗi bước trong “chuyến đi” của họ sẽ giúp người dùng có cảm giác có thể làm chủ, kiểm soát việc đang làm và vì thế trở thành những người dùng yêu thích.

Quy luật Hick không áp dụng cho mọi thứ, chỉ đơn giản loại bỏ những lựa chọn không có nghĩa bạn đang làm những gì dễ dàng cho người dùng. Vấn đề là bạn có lưu tâm về việc giúp người dùng làm chủ hay sự phức tạp của giao diện.

Theo 52weeksofux

Cùng tác giả

#Tag