Tuyển Designer dưới 30 tuổi.

Gần đây chúng ta không gặp những câu tuyển dụng như vậy nữa. Nhưng nếu bạn qua tuổi 30 mà đi xin việc thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bài viết của tôi không định đề cập vào vấn đề tuyển dụng. Mà vấn đề "Designer u40 – u50 còn đất sống không?" Như một bạn đã hỏi trên iDesign.

Nghe câu "… còn đất sống không?" thật đau lòng. Với một người tự coi là yêu nghề và trung thành với tình yêu thiết kế nó giống như dùng dao cứa vào tay. Nó làm tôi thức tỉnh, thức tỉnh những câu hỏi về nghề nghiệp khi mình còn trẻ.

Đỉnh cao?

Quả thật, hồi đó tôi không thể trả lời được đâu sẽ là nấng thang cao nhất của nghề thiết kế. Tôi thấy các anh, các chú và cả các thầy những người trên 30, 35, tôi không thấy ai còn tiếp tục ngồi với tờ giấy, cây bút chì, phác thảo ra các ý tưởng để thiết kế, hay ngồi máy tính tìm hiểu những tính năng mới của một công cụ, tìm những bài hướng dẫn hay để tham khảo.

Công việc của họ là hướng dẫn cho những đứa designer còn thiếu kinh nghiệm như tôi, hoặc đau đầu với mớ giấy tờ, sổ sách và các mối quan hệ để tìm kiếm khách hàng. Nếu có dùng tới bút thì họ có thể vẽ… như là họa sĩ vậy.

Thật ngưỡng mộ khi một nhà thiết kế còn trẻ có thể mở công ty của riêng mình. Họ cho rằng đã có thể vươn tới một đỉnh cao của nghệ nghiệp – Quản lý những người khác.

Tất cả đều tốt thôi, họ có một công ty, một số hoặc rất nhiều nhân viên và tất nhiên có thu nhập tốt. Điều "quan trọng" họ gieo vào lòng những "chú" design non nớt như tôi một ước mơ vươn tới … chức giám đốc.

Thực tế

Trong tất cả những từ tiếng anh mà tôi đọc được về nghê thiết kế, hầu như họ thích dùng một câu nói chung về lĩnh vực thiết kế là "Design industry – Ngành công nghiệp thiết kế".

Người thiết kế là Designer, và họ làm trong ngành công nghiệp thiết kế. Nếu vậy mỗi người thiết kế có thể coi là một người thợ trong một lĩnh vực công nghiệp bất kỳ, như thợ điện, nước, thợ sửa xe, hoặc cũng có thể là một nhà nghiên cứu,..

Như vậy trong một Ngành công nghiệp, những người thợ muốn nâng cao tay nghề đều phải trải qua kinh nghiệm, nghiên cứu, mày mò, học hỏi, thực hành, tất cả đều cần thời gian,… có lẽ nó cũng giống như người lái máy bay, cần có thật nhiều giờ bay. Còn bạn là người thiết kế, đã có bao nhiêu giờ ngồi trên ghế để suy nghĩ về thiết kế?

Các khả năng khi bạn đi làm nghề thiết kế:

– Kiếm một công việc yêu thích.

– Giỏi thì có khách hàng, rồi mở công ty, rồi quản lý, hoặc làm thầy, rồi cứ vậy đến già.

– Khá thì cứ đi làm vậy (cũng có thể đi dạy) đến khi nào người ta đuổi thì thôi, miễn là cuối tháng có tiền nuôi vợ con. Tiếc là thời gian tỉ lệ nghịch với trình độ.

– Kém… Thôi bỏ.

Thực ra số những người KHÁ là những người hoá ra rất yêu nghề, vì họ luôn chuyên tâm học hỏi, nhưng lại khó mà có cơ hội phát triển, khi mà những công ty tuyển dụng cứ thấy trên 30 là …"chúng tôi sẽ lưu hồ sơ của anh đến khi thích hợp". Cho nên họ cũng chẳng còn động lực.

Ti tỉ thứ lý do để trả lời cho việc "không có đất sống" khi đã già. Nào là động lực làm việc không có, khó bảo, ngại khó, ngại khổ, không tự làm mới mình (cái này quan trọng nhất)…

Tất cả lý do trên chỉ ra: Những u40 – u50 designer nếu còn thiết kế toàn đồ bỏ đi (xin lỗi những ai vẫn còn thiết kế tới u50)

Có thể vài bạn sẽ gật gù, có khi còn kể ra mấy việc, cái ông lớn cứ giấu nghề không cho mình biết, hỏi cái gì cũng khó, làm cái gì cũng như sợ người ta học mất…Haiz, nhưng đó cũng có thể là tương lai của bất cứ ai đang đọc bài viết này.

Chúng ta sẽ chẳng thể có một Paul Rand khi đã là giáo sư giảng dạy vẫn có thể thiết kế một logo NeXT đầy đột phá cho Steve Jobs, hay Milton Glaser đến bây giờ vẫn hàng ngày tới studio của riêng mình để miệt mài thiết kế với tờ giấy và cây bút.

Paul Rand và Stefan Sagmeister

Hoặc Stefan Sagmeister dành giải grammy về thiết kế khi 34 tuổi. Rồi Oil AIcher, hayYusaku Kamekura những người có những thiết kế đình đám khi ở ngưỡng 35 – 40 tuổi.

"Gừng càng già càng cay" đúng với tất cả các ngành công nghiệp, và Thiết kế cũng không nằm trong ngoại lệ đó.

Thống kê trên thế giới thông qua trang studentscholarship cho thấy, độ tuổi nghề thiết kế trên thế giới từ 20-24 chỉ chiếm 11%, nhỉnh hơn số người thiết kế ở độ tuổi… trên 55 (8%). 81% là số lượng người làm nghề này trong độ tuổi 25-54.

Bất cập ở đây là xã hội Việt Nam thiếu sự công nhận với những người thợ lành nghề, tất cả dành quan tâm tới những những vị trí mặc áo vest và đi giày tây, bỏ lại những người yêu nghề tự hỏi ngày mai của mình sẽ ra sao?

Và cũng thật kỳ là khi Thiết kế là một công việc trong ngành công nghiệp (làm ra tiền) lại phải mang "trọng trách" giống như những người làm nghệ thuật (Thơ, Văn, Nhạc, Họa) là phải nghĩ về niềm yêu thích, sự hi sinh trước khi nghĩ tới TIỀN.

Kết luận

Thật là mờ mịt, nhìn lên chẳng bằng ai, nhìn xuống chẳng muốn ai nhìn mình. Dẫu sao trong bài viết này tôi không muốn vẽ ra một viễn cảnh xám xịt cho những bạn sẽ và đang làm thiết kế.

Nhưng bạn có thể nhìn ra được những khó khăn bạn sẽ vấp phải, những thử thách bạn sẽ vượt qua. Nếu bạn yêu nghề, dù bạn rất giỏi, bạn có cơ hội mở công ty, thì hãy cố gắng dành thời gian để thiết kế, để nghiên cứu, và cả truyền đạt những kiến thức đã biết.

Nếu bạn đang ở mức KHÁ thì hãy liên tục học hỏi, thực hành – tất cả tài năng, thiên tài đều do rèn luyện mà nên.

Nếu bạn chưa biết gì về thiết kế thì hãy hình dung bạn sẽ phải nỗ lực thế nào để trở thành một người thiết kế thực thụ, một người yêu nghề và thiết kế đến hơi thở cuối cùng.

Tất cả chúng ta, những người thiết kế, có lẽ cần thêm những tinh thần "tử vì đạo". Có thể tới 30 tuổi bạn sẽ nhìn quanh, nhìn lên, nhìn xuống và mông lung về cái đích cuối cùng của mình.

Đích cuối cùng của bạn tốt hơn nên là một Nhà thiết kế, sống và thiết kế cho tới lúc trí óc không thể làm việc được nữa.

Thống kê

Một vài thống kê nhỏ cho bạn quan tâm. Đây là các số liệu do trang Studentscholarship cung cấp, nó có thể không thực tế ở Việt Nam.

Số lượng người làm thiết kế và minh họa tập trung đông nhất ở Ontario và British Columbia, còn thấp nhất ở Saskatchewan và Newfoundland.

Kinh nghiệm cần thiết cho nghề kế là:

– Màu sắc

– Kỹ năng thiết kế

– Khả năng đổi mới

Bạn cần học gì?

1. Tốt nghiệp trung học và chứng minh được khả năng sáng tạo của mình.

2. Cần có một bằng cấp trong lĩnh vực thiết kế đồ họa (đại học/ cao đẳng / trung cấp…)

3. Bạn có thể phải học một khóa về thiết kế đa phương tiện

4. Khi có kinh nghiệm bạn có thể là người quản lý dự án, hoặc senior Designer.

Những môn bạn cần học để hỗ trợ công việc;

1. Tiếng Anh

2. Các khóa học về phần mềm

3. Khóa học về thiết kế

4. Học về nâng cao thẩm mỹ (art)

Bạn có thể kiếm việc từ đâu?

1. Công ty chuyên về thiết kế – 31%

2. Công ty về văn hóa, thông tin – 14%

3. Công ty bán lẻ – 14%

4. Công ty in ấn và các hoạt động hỗ trợ – 10%

5. Quảng cáo và các dịch vụ liên quan – 10%

6. Công ty IT và các dịch vụ liên quan 5%

7. Các ngành sản xuất khác – 4%

Triển vọng công việc;

1. Số lượng việc làm đang tăng trưởng đều (không nhanh, không chậm), tuy nhiên rất lạc quan khi nhiều công ty IT tại nước ngoài đang bắt đầu để ý tới thị trường Việt Nam, nên số lượng thiết kế web, game, application cần khá nhiều.

2. Tiền lương khoảng 4-8tr với sv mới ra trường (cái này là tôi tự đoán :D)

3. Tỉ lệ thất nghiệp là 3%.. còn ở VN thì chắc là 0%, vì tôi chưa quen ai làm thiết kế mà thất nghiệp cả :D.

Có 59% là Nam và 41% là nữ làm việc về Thiết kế và Minh họa.

Có tới 86% nhà thiết kế có công việc làm thêm ở ngoài

Có 35% các nhà thiết kế tự xoay sở với công việc của mình (freelancer) – Cao nhất so với các công việc khác.


Ba câu hỏi nhỏ để kiểm nghiệm tình yêu thiết kế của bạn.

Hãy ngay lập tức liệt kê ra:

– 3 phông chữ mà bạn thích?

– 3 tờ tạp chí thiết kế mà bạn hay đọc (online hoặc offline đều được)?

– Cuối cùng 3 họa sĩ/ nhà thiết kế đồ họa mà bạn yêu thích?

Bachi

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
"Sống theo cái mà mình cảm nhận là hạnh phúc, khi cảm nhận được thì mình sẽ tôn trọng nó."